Doanh thu sản xuất 1ha quế trong 15 năm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 73)

Số TT Năm Đơn vị tính Số lƣợng Giá cả (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Năm thứ 1 0 2 Năm thứ 2 0 3 Năm thứ 3 0 4 Năm thứ 4 0 5 Năm thứ 5 12.000.000 Cành lá Tấn 10 1.200.000 12.000.000 6 Năm thứ 6 0 7 Năm thứ 7 0 8 Năm thứ 8 0 9 Năm thứ 9 0 10 Năm thứ 10 155.230.000 1. Vỏ Tấn 8,3 14.500.000 120.350.000 2. Thân gỗ Khối 16,6 800.000 13.280.000 3. Cành lá Tấn 18 1.200.000 21.600.000 11 Năm thứ 11 0 12 Năm thứ 12 0 13 Năm thứ 13 72.480.000 1. Vỏ Tấn 3,2 16.000.000 51.200.000 2. Thân gỗ Khối 7 1.600.000 11.200.000 3. Cành lá Tấn 8,4 1.200.000 10.080.000 14 Năm thứ 14 0 15 Năm thứ 15 1.648.800.000 1. Vỏ Tấn 71,5 18.000.000 1.287.000.000 2. Thân gỗ Khối 142 1.500.000 213.000.000 3. Cành lá Tấn 124 1.200.000 148.800.000 Tổng cộng 1.888.510.000

Năm thứ 5 cây quế bắt đầu cho thu hoạch lần tỉa đầu tiên. Do các hộ trồng với mật độ cao vì vậy việc thu tỉa lần này rất quan trọng và bắt buộc đối với sản xuất quế, vì nếu khơng thu tỉa sẽ dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa của thực vật, cây nhỏ sẽ không lớn hoặc chết ảnh hưởng rất lớn đến mật độ và diện tích trồng theo kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng đến rừng quế sau này.

Lần tỉa thứ nhất cách một cây sẽ chặt tỉa một cây, loại bỏ những cây cịi, yếu, có sâu bệnh. Sản phẩm thu tỉa lần một này do cây cịn nhỏ vì vậy số lượng các sản phẩm thu được chỉ được tính là cành lá và giá trị khơng cao, bình qn chung số lượng cành lá thu được ở lần thu tỉa thứ nhất là 10 tấn với doanh thu khoảng 12 triệu đồng.

Lần thu tỉa thứ hai, lần thu hoạch này thường được thực hiện vào năm cây 10 tuổi; các loại sản phẩm của cây quế đều có thể thu được như vỏ, cành, lá, thân, tuy vậy sản phẩm thu được giá trị vẫn còn thấp do cây quế chưa phát triển tốt nhất, vỏ còn mỏng, hàm lượng tinh dầu thấp; thân cây quế sau khi bóc vỏ có thể bán gỗ.

Ở lần tỉa thứ hai, tùy vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình có thể thu hoạch trắng cả rừng quế hoặc tiếp tục chăm sóc cây quế để khai thác về sau. Thực tế ở địa phương hàng năm các hộ đều thu tỉa cả cây to và cành lá để bán, phần gốc đẻ chồi rồi tiếp tục phát triển. Lần tỉa thứ hai là khi cây 10 tuổi, đến thời điểm này cây có thể bóc vỏ nhưng vỏ quế ở thời kỳ này vẫn chưa dày, ít tinh dầu nên giá chưa cao chỉ khoảng 14.500 nghìn đồng/kg. Gỗ kích thước cũng chưa lớn và giá cũng chưa cao.

Tuy nhiên hiện nay ở địa phương, các hộ trồng quế đã bắt đầu khai thác với số lượng lớn ở thời kỳ này, một mặt để thu sản phẩm quế, một mặt để sau khi thu hoạch chồi quế phát triển được tốt nhất thành cây quế. Năm thứ 13 thì các hộ dân cũng thu tỉa một lượng nhỏ để có kinh phí phục vụ chi tiêu gia đình.

Lần thu thứ tư là khi cây quế 15 tuổi, đến thời điểm này hầu hết các hộ dân khai thác trắng để trồng lại chu kỳ mới. Thời gian khai thác quế thường là tháng 4; 5 hoặc tháng 9; tháng 10, vì đây là thời gian mà cây quế dóc vỏ, vỏ

dầy và hàm lượng tinh dầu cao; đây là giai đoạn cây quế cho các sản phẩm có số lượng và chất lượng cao nhất.

Lần thu thứ tư là lần cây quế cho nhiều sản phẩm nhất; mang lại nhiều doanh thu lớn nhất, vì thời kỳ này cây quế đã trưởng thành: to về thân, vỏ quế dày và nhiều tinh dầu, thân cây quế tán cũng rộng hơn nên lượng cành lá cũng nhiều hơn.

Sau ba lần thu tỉa và khai thác vào năm thứ 15 hộ sản xuất quế có tổng doanh thu là: 1.888.510.000 đồng.

Như vậy với thời gian trồng quế là 15 năm ta có được tổng doanh thu là 1.888.510.000 đồng với chỉ phí bỏ ra là 235.875.000 đồng, lợi nhuận thu được là 1.652.635.000 đồng.

Qua tính tốn có thể thấy rằng quế là một loại cây cơng nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng phát triển.

3.2.3. Hiệu quả sản xuất quế

Hiệu quả kinh tế của sản xuất quế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR), lợi nhuận rịng (NPV)... của chu kỳ kinh doanh. Qua tính tốn ta có các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của rừng quế chu kỳ 15 năm:

- Doanh thu: 1.888.510.000 đồng - Chi phí: 235.875.000 đồng

- Giá trị hiện tại thuần (NPV): 616.290.734 đồng - Doanh thu hiện tại thuần (BPV): 746.515.568 đồng - Chi phí hiện tại thuần (CPV): 130.224.834 đồng - Chỉ tiêu lợi ích/chi phí (BCR): 5,7325

- Tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ (IRR): 30,83%

Việc xác định chi phí đầu tư cho 1ha quế là chi phí trồng, chăm sóc rừng quế; căn cứ vào định mức kỹ thuật và thực tế của địa phương thì chi phí

cho 1 ha trồng quế bao gồm: chi phí cây giống, cơng trồng và cơng chăm sóc, thu hoạch rừng quế.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí cho trồng, khai thác 1 ha quế hết 235.875.000 đồng.

Tổng doanh thu từ các sản phẩm của quế là 1.888.510.000 đồng

Tính theo phương pháp động có liên quan đến giá trị của tiền tệ theo thời gian thì lợi nhuận rịng hiện tại (NPV) thu được là 616.290.734 đồng/ha, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 5,7325 đồng lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận bình quân là 30,83%.

Hiệu quả kinh tế vùng trồng quế chu kỳ 15 năm: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh quế: Lợi nhuận ròng NPV là 616.290.734 đồng; hiệu suất đầu tư BCR là 5,7325 đồng; tỷ xuất thu hồi vốn nội tại IRR là 30,83%.

ĐVT: đồng TT Năm r (%) 1/(1+r)^t Ct Bt Bt - Ct CPV BPV NPV 0 2003 7,2 1,0000 33.400.000 0 -33.400.000 33.400.000 0 -33.400.000 1 2004 7,2 0,9328 12.000.000 0 -12.000.000 11.194.030 0 -11.194.030 2 2005 7,2 0,8702 10.000.000 0 -10.000.000 8.701.827 0 -8.701.827 3 2006 7,2 0,8117 8.000.000 0 -8.000.000 6.493.901 0 -6.493.901 4 2007 7,2 0,7572 6.000.000 12.000.000 6.000.000 4.543.307 9.086.615 4.543.307 5 2008 7,2 0,7064 0 0 0 0 0 0 6 2009 7,2 0,6589 0 0 0 0 0 0 7 2010 7,2 0,6147 0 0 0 0 0 0 8 2011 7,2 0,5734 0 0 0 0 0 0 9 2012 7,2 0,5349 16.262.500 155.230.000 138.967.500 8.698.297 83.027.620 74.329.323 10 2013 7,2 0,4989 0 0 0 0 0 0 11 2014 7,2 0,4654 0 0 0 0 0 0 12 2015 7,2 0,4342 7.837.500 72.480.000 64.642.500 3.402.829 31.468.842 28.066.013 13 2016 7,2 0,4050 0 0 0 0 0 0 14 2017 7,2 0,3778 142.375.000 1.648.800.000 1.506.425.000 53.790.644 622.932.491 569.141.848 15 2018 7,2 0,3524 0 0 0 0 0 0 Tổng 130.224.834 746.515.568 616.290.734

Theo số liệu thu thập của các hộ trồng quế thì lãi xuất hàng năm đều có sự khác nhau, trong khoảng thời gian chu kỳ 15 năm lãi suất giao động từ 6,4 đến 7,8%/năm do vậy khi tính tốn các chỉ tiêu ta lấy giá trị lãi suất trung bình là 7,2%. Từ lãi suất r và tổng chi phí, doanh thu của hộ trồng quế trong 15 năm ta tính được các chỉ tiêu CPV, BPV, NPV và IRR.

Qua kết quả phân tích, đánh giá ở trên chúng ta có thể thấy rằng người dân trồng quế trên địa bàn huyện Yên Lập là có lãi cao, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, cải thiện đời sống nhân dân. Do vậy cần nhân rộng mơ hình trồng quế này trên địa bàn nghiên cứu và các vùng xung quanh có điều kiện phù hợp với trồng cây quế.

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của cây quế trên địa bàn huyện Yên Lập

Hiệu quả kinh tế các hộ nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau: không chỉ của những yếu tố đầu vào đầu ra mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác như Cơ chế chính sách, phong tục tập quán, kinh tế xã hội…

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất quế có ý nghĩa rất quan trọng trong chi phí đầu tư sản xuất của hộ. Thơng qua xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sẽ giúp các hộ biết được yếu tố đầu vào nào đã sử dụng có hiệu quả, yếu tố nào sử dụng chưa hợp lý để có kế hoạch điều chỉnh chi phí đầu tư sao cho tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất quế. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng chính.

3.3.1. Các yếu tố đầu vào

3.3.1.1. Đất đai

Đối với các hộ nơng dân nói chung và hộ sản xuất quế nói riêng, đất đai là một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế hộ gia đình, do đặc điểm là

huyện miền núi nên hầu hết đất đai của các hộ là đất đồi rừng (đất lâm ghiệp), còn lại đất để sản xuất nơng nghiệp chỉ chiếm một diện tích nhỏ.

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các loại đất của hộ điều tra năm 2018

STT Chỉ tiêu ĐVT Diện tích 1 Đất ở ha 89,44 2 Đất SX nông nghiệp ha 72,39 3 Đất lâm nghiệp ha 664,61 - Đất trồng quế 342,06 - Đất trồng cây LN khác 322,55

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Đất trồng quế mà các hộ sử dụng hiện nay là đất đồi rừng của gia đình được nhà nước giao để sử dụng; trong diện tích đất lâm nghiệp thì diện tích dùng để trồng quế chỉ chiếm hơn 50%, ngồi ra người dân địa phương cịn trồng một số loại cây khác có thời gian thu hoạch ngắn hơn.

Bảng 3.12. Quy mô sử dụng đất lâm nghiệp của hộ năm 2018

STT Nội dung Số hộ Tổng DT đất lâm nghiệp Đất trồng quế Đất trồng cây LN khác 1 Số hộ có dưới 5 ha 20 75,8 35 40,8 2 Số hộ có từ 5 ha đến dưới 10 ha 52 362,47 185,92 176,55 3 Số hộ có từ 10 ha trở lên 18 226,34 121,14 105,2 Cộng 90 664,61 342,06 322,55

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Qua số liệu điều tra cho thấy những hộ dân nào có diện tích đất lâm nghiệp lớn thì thường có diện tích rừng quế lớn. Đa phần hộ dân sở hữu diện tích đất lớn là do họ là người địa phương, đã sinh sống lâu đời và gắn liền với

vùng đất đó hoặc do họ tích góp tiền và mua đất để trồng quế. Tuy diện tích đất lâm nghiệp bình quân của 1 hộ khơng nhỏ, nhưng diện tích trồng quế cịn manh mún, nhỏ lẻ do các hộ mới trồng lại quế, vừa trồng vừa nghe ngóng thị trường; một số hộ ít đất, diện tích rừng quế nhỏ là do phong tục tập quán khi con cái họ lấy vợ hay đi lấy chồng thì đều được chia cho 1 phần đất, một số hộ bán 1 phần diện tích rừng quế khi chưa đến tuổi khai thác; điều này cũng là một lí do khiến cho diện tích rừng quế bị chia nhỏ.

Chất lượng đất trồng quế cũng không đồng đều giữa các xã và các vùng trong 1 xã, thực tế cho thấy cùng thời gian trồng và các điều kiện khác như nhau, nhưng có khu vực cây quế phát triển tốt hơn cả về khối lượng và chất lượng sản phẩm.

3.3.1.2. Lao động

Lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất quế của hộ; hộ nào có nhiều lao động đang trong độ tuổi thì chi phí th mướn lao động cho trồng, chăm sóc và thu hoạch thấp hơn các hộ khác, mặt khác các hộ này chủ động được thời gian chăm sóc, thu hoạch quế. Tiết kiệm được chi phí sản xuất quế.

Bảng 3.13. Tình hình nhân khẩu, lao động, diện tích quế của hộ năm 2018 năm 2018

STT Nội dung ĐVT Số lƣợng Số khẩu DT quế

1 LĐ chủ hộ từ 16 - 45 Người 37 210 86.4

2 LĐ chủ hộ từ trên 45 Người 53 318 131,7

Cộng 90 528 218.1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Lao động chủ hộ là những người ít tuổi thường trong hộ có số lao động khơng nhiều do vậy diện tích quế cũng ít hơn so với các hộ có nhiều lao động.

3.3.1.3. Vốn

Vốn cũng có vai trị hết sức quan trọng trong sản xuất quế; thực tế cho thấy những hộ nào có tiềm lực về vốn, được tiếp cận và vay vốn của các tổ chức tín dụng thì trồng được diện tích quế nhiều hơn; có điều kiện chăm sóc, thu hoạch đúng tiêu chuẩn định mức, đảm bảo cho rừng quế phát triển tốt; hộ nào khơng có điều kiện về vốn thì rừng quế phát triển chậm, việc chăm sóc khơng đúng, thời gian, đảm bảo kỹ thuật. Nhiều hộ cịn diện tích đất có thể trồng quế nhưng do khơng có vốn để đầu tư sản xuất nên phải chuyển sang trồng cây trồng khác.

3.3.1.4. Hồn cảnh kinh tế hộ gia đình

Đây là yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của cây quế; hiện nay ở địa phương nhiều hộ do kinh tế gia đình khó khăn, cần tiền để chi phí cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, khi cây quế được 9-10 năm tuổi là các hộ bắt đầu khai thác chọn hoặc khai thác trắng theo khu vực hoặc thậm chí có hộ cịn bán non cả đồi quế; thời điểm này cây quế chưa đến tuổi cho sản phẩm tốt nhất, do vậy bị tư thương ép giá, bán với giá trị thấp do vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.

3.3.1.5. Khoa học kỹ thuật

Hầu hết các hộ dân trồng quế đều nắm vững kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch quế; các hộ dân cũng được tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật; nhưng qua kết quả đánh giá thì các khóa học tập huấn có ảnh hưởng nhưng khơng nhiều đến kinh tế của các hộ, lí do tơi xin được đưa ra ở đây là do nghề trồng quê đã gắn liền với người dân từ lâu đời, họ có nhiều kinh nghiệm trong trồng quế cũng như chăm sóc và thu hoạch quế. Nhưng với tinh thần luôn muốn học hỏi, qua phỏng vấn thấy rằng 100% số hộ được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc quế và họ vẫn muốn mở lớp tập huấn về trồng quế để từ đó họ có

thể tìm được những cách chăm sóc, thu hoạch hiệu quả hơn hay đó cũng là nơi để họ có thể chia sẻ các kinh nghiệm về quế cho nhau.

3.3.2. Các yếu tố đầu ra

3.3.2.1. Giá tiêu thụ sản phẩm

Giá cả các sản phẩm quế có tính quyết định đến diện tích, quy mơ rừng quế. Thực tế ở địa phương vào đầu những năm 1990, khi đó các sản phẩm của cây quế có giá trị rất cao, mang lại thu nhập lớn cho hộ trồng quế thì người dân ở các xã trong huyện đổ xô đi mua giống quế từ Yên Bái về trồng, sau 4 đến 5 năm sau giá các sản phẩm quế xuống thấp thì người dân bắt đầu phá bỏ diện tích cây quế đã trồng để chuyển sang trồng một số cây lâm nghiệp khác có giá trị kinh tế cáo hơn như: Keo, bạch đàn… một số diện tích quế bị bỏ hoang khơng được chăm sóc khi sâu bệnh (nhiều như ở xã Trung Sơn, Thượng Long).

Đến thời điểm năm 2008 đến nay giá các sản phẩm quế dần hồi phục và tăng dần thì các hộ dân lại chuyển sang trồng quế. Hiện nay diện tích quế đang tăng dần từng năm và số xã đưa cây quế vào trồng cũng tăng lên trong huyện; cây quế hiện nay đã mang lại thu nhập và hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng quế.

3.3.2.2. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm

Do việc trồng quế mới khôi phục lại trong huyện khoảng 10 năm trở lại đây nên các sản phẩm của quế về sản lượng và chất lượng chưa được lớn và tốt. Hiện nay các cơ sở tiêu thụ sản phẩm quế chỉ là nhỏ lẻ, mua gom; một số cơ sở chế biến nhỏ và sơ chế là chính, do vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm quế cho huyện là it, giá cả thu mua thấp gây thiệt hại kinh tcho người trồng quế

Bảng 3.14. Các cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm quế năm 2018

STT Nội dung Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

1 Cơ sở thu mua 5 7 8

2 Cơ sở chế biến 3 4 5

Cộng 8 11 13

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Từ năm 2016 đến nay số cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm cây quế có

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)