Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 27 - 32)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp

1.1.4.1. Xác định kết quả kinh tế

* Xác định doanh thu:

Doanh thu trong sản xuất lâm nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ.

Công thức xác định: DT = P*Q

Trong đó: DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm P: Giá bán sản phẩm

Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ * Xác định chi phí sản xuất:

- Chi phí trong sản xuất lâm nghiệp là số tiền mà hộ sản xuất chi ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho q trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận; Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.

- Tổng chi phí (TC) trong sản xuất bao gồm tồn bộ số chi phí cần thiết để thực hiện q trình sản xuất. Tổng chi phí trong sản xuất được chia thành 2 loại: Chi phí cố định (tính cho 1 chu kỳ sản xuất) và chi phí biến đổi.

TC = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.

Đối với sản xuất lâm nghiệp, tổng chi phí sản xuất bao gồm tồn bộ những chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất như: cây giống, đất đai, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chi phí bảo quản…

TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động * Xác định lợi nhuận:

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (khơng kể chi phí lao động do chính gia đình đóng góp).

Cơng thức xác định: LN = DT - TC

1.1.4.2. Xác định hiệu quả kinh tế

Xác định hiệu quả kinh tế thực chất là so sánh các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra, bao gồm các nội dung:

Doanh thu trên lao động: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

* Doanh thu/Chi phí:

Doanh thu trên chi phí: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng thu nhập. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

* Lợi nhuận/Doanh thu:

Lợi nhuận trên doanh thu: Là chỉ tiêu đánh giá xem trong mỗi đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

* Lợi nhuận/Chi phí:

Lợi nhuận trên chi phí: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Do sản xuất lâm nghiệp có đặc điểm là cây dài ngày nên dịng tiền phát sinh diễn ra trong nhiều năm và có giá trị thay đổi. Do vậy, để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp chúng ta cần phải quy đổi giá trị dòng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại, sau đó mới tiến hành so sánh và đánh giá các chỉ tiêu, cụ thể:

- Chi phí sản xuất (Ct) được quy đổi thành chi phí hiện tại thuần (CPV). - Doanh thu (Bt) được quy đổi thành doanh thu hiện tại thuần (BPV).

- Lợi nhuận (LN) được quy đổi thành giá trị hiện tại thuần (NPV). NPV là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của của việc trồng quế. NPV cho biết quy mô về tổng lợi nhuận đạt được của cả chu kỳ kinh doanh quế. NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, nên việc trồng quế sẽ được chấp nhận khi NPV > 0 và NPV đạt giá trị cao nhất.

- Chỉ tiêu lợi ích/chi phí (BCR). BCR là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thu nhập trên chi phí, đó là tỷ lệ giữa giá trị đã chiết khấu của thu nhập và giá trị đã chiết khấu của chi phí xuất hiện hay phát sinh tại các thời điểm khác nhau của cả chu kỳ kinh doanh quế. BCR là hệ số sinh lãi thực tế. Nó phản ánh về mặt chất lượng đầu tư. Tức là nó cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được mấy đồng

thu nhập. Rừng quế nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

- Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR). IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản phải thu, phải chi của rừng quế về cùng mặt bằng thời gian hiện tại, lúc này tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tỷ suất mà tại đó NPV = 0. IRR cho biết tỷ lệ lãi mà dự án đạt được. Dự án được chấp nhận khi IRR ≥ r (r được giới hạn là lãi suất đi vay). Rừng quế nào có IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao.

1.1.5. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp giúp cho việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất từ đó nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, cơ bản cho việc phát triển lâm nghiệp đồng thời đề xuất một số giải pháp gây trồng bền vững cây lâm nghiệp tại địa phương.

Đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển của cây lâm nghiệp trong điều kiện sinh thái một số xã huyện Yên Lập, từ đó rút ra những kết luận khoa học góp phần vào việc định hướng phát triển rừng cho địa phương.

Nghiên cứu hiện trạng (diện tích, phân bố, năng suất, sản lượng, giống, kỹ thuật…) từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của việc trồng rừng tại huyện Yên Lập.

Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển ngành lâm nghiệp của địa phương theo hướng bền vững.

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp

1.1.6.1. Các yếu tố tự nhiên

Ánh sáng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của cây quế. Về chế độ ánh sáng có thể nhận định quế là lồi cây trung tính, giai đoạn đầu (từ 1 - 3 năm) cần che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp gay gắt mùa hè ở các vùng khí hậu nóng. Sau đó, cây có nhu cầu ánh sáng tăng dần, nên phải hạ độ tàn che kịp thời hoặc tỉa thưa đúng lúc mới đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường.

- Khí hậu:

Khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây quế. Các nhân tố đáng chú ý là: Lượng mưa, chế độ nhiệt, ẩm. Quế là một cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều. Vì vậy ở các vùng quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ 2000mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21 - 22độC, ẩm độ bình quân trên 80%.

- Đất đai:

Do q trình tiến hóa lâu dài của thực vật, mỗi lồi đều thích nghi với các điều kiện mơi trường xác định, trong đó có yếu tố đất đai. Quế có thể sinh trưởng tốt trên hầu hết các loại đất đồi núi, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước tốt, các loại đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, gnanit, riôlit.

- Độ dốc:

Quế là cây có thể phát triển tốt ở nơi có địa hình đồi núi thoai thoải, với độ dốc dưới 25độ vì với điều kiện đất đồi núi, độ dốc cao sẽ dẫn tới hiện tượng đất bị xói mịn, sạt lỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây quế.

Mỗi vùng miền có điều kiện tự nhiên khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng sản phẩm cây quế cũng khác nhau.

1.1.6.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội

- Chính sách:

Chính sách Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển, mở rộng quy mô và chất lượng của ngành trồng quế nói chung và các ngành khác nói chung. Chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển của cây quế và đời sống của người dân.

Có 2 nhóm chính sách tác động đến trồng quế: một là nhóm chính sách thơng qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế… có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế; hai là chính sách khơng thơng qua giá như chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nơng, cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế.

- Khoa học công nghệ:

Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất quế: Yếu tố này nghĩa là đổi mới cơng nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các chi phí, nguồn lực. Phát triển cơng nghệ địi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào tiết kiệm. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất quế phụ thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng cơng nghệ, từ đó sẽ thay đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.

- Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người sản xuất:

Sự tiếp thu kỹ thuật của người nông dân và năng suất của cây quế có mối quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác. Vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thể thấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.

- Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất:

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo cao hơn so với các ngành khác. Vì vậy, khi tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

lực. Mơi trường lành mạnh đó các thành phần có quyền ngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)