Tình hình nhân khẩu, lao động, diện tích quế của hộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 80 - 83)

năm 2018

STT Nội dung ĐVT Số lƣợng Số khẩu DT quế

1 LĐ chủ hộ từ 16 - 45 Người 37 210 86.4

2 LĐ chủ hộ từ trên 45 Người 53 318 131,7

Cộng 90 528 218.1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Lao động chủ hộ là những người ít tuổi thường trong hộ có số lao động khơng nhiều do vậy diện tích quế cũng ít hơn so với các hộ có nhiều lao động.

3.3.1.3. Vốn

Vốn cũng có vai trị hết sức quan trọng trong sản xuất quế; thực tế cho thấy những hộ nào có tiềm lực về vốn, được tiếp cận và vay vốn của các tổ chức tín dụng thì trồng được diện tích quế nhiều hơn; có điều kiện chăm sóc, thu hoạch đúng tiêu chuẩn định mức, đảm bảo cho rừng quế phát triển tốt; hộ nào khơng có điều kiện về vốn thì rừng quế phát triển chậm, việc chăm sóc khơng đúng, thời gian, đảm bảo kỹ thuật. Nhiều hộ cịn diện tích đất có thể trồng quế nhưng do khơng có vốn để đầu tư sản xuất nên phải chuyển sang trồng cây trồng khác.

3.3.1.4. Hồn cảnh kinh tế hộ gia đình

Đây là yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của cây quế; hiện nay ở địa phương nhiều hộ do kinh tế gia đình khó khăn, cần tiền để chi phí cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, khi cây quế được 9-10 năm tuổi là các hộ bắt đầu khai thác chọn hoặc khai thác trắng theo khu vực hoặc thậm chí có hộ cịn bán non cả đồi quế; thời điểm này cây quế chưa đến tuổi cho sản phẩm tốt nhất, do vậy bị tư thương ép giá, bán với giá trị thấp do vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.

3.3.1.5. Khoa học kỹ thuật

Hầu hết các hộ dân trồng quế đều nắm vững kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch quế; các hộ dân cũng được tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật; nhưng qua kết quả đánh giá thì các khóa học tập huấn có ảnh hưởng nhưng khơng nhiều đến kinh tế của các hộ, lí do tơi xin được đưa ra ở đây là do nghề trồng quê đã gắn liền với người dân từ lâu đời, họ có nhiều kinh nghiệm trong trồng quế cũng như chăm sóc và thu hoạch quế. Nhưng với tinh thần luôn muốn học hỏi, qua phỏng vấn thấy rằng 100% số hộ được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc quế và họ vẫn muốn mở lớp tập huấn về trồng quế để từ đó họ có

thể tìm được những cách chăm sóc, thu hoạch hiệu quả hơn hay đó cũng là nơi để họ có thể chia sẻ các kinh nghiệm về quế cho nhau.

3.3.2. Các yếu tố đầu ra

3.3.2.1. Giá tiêu thụ sản phẩm

Giá cả các sản phẩm quế có tính quyết định đến diện tích, quy mơ rừng quế. Thực tế ở địa phương vào đầu những năm 1990, khi đó các sản phẩm của cây quế có giá trị rất cao, mang lại thu nhập lớn cho hộ trồng quế thì người dân ở các xã trong huyện đổ xô đi mua giống quế từ Yên Bái về trồng, sau 4 đến 5 năm sau giá các sản phẩm quế xuống thấp thì người dân bắt đầu phá bỏ diện tích cây quế đã trồng để chuyển sang trồng một số cây lâm nghiệp khác có giá trị kinh tế cáo hơn như: Keo, bạch đàn… một số diện tích quế bị bỏ hoang khơng được chăm sóc khi sâu bệnh (nhiều như ở xã Trung Sơn, Thượng Long).

Đến thời điểm năm 2008 đến nay giá các sản phẩm quế dần hồi phục và tăng dần thì các hộ dân lại chuyển sang trồng quế. Hiện nay diện tích quế đang tăng dần từng năm và số xã đưa cây quế vào trồng cũng tăng lên trong huyện; cây quế hiện nay đã mang lại thu nhập và hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng quế.

3.3.2.2. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm

Do việc trồng quế mới khôi phục lại trong huyện khoảng 10 năm trở lại đây nên các sản phẩm của quế về sản lượng và chất lượng chưa được lớn và tốt. Hiện nay các cơ sở tiêu thụ sản phẩm quế chỉ là nhỏ lẻ, mua gom; một số cơ sở chế biến nhỏ và sơ chế là chính, do vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm quế cho huyện là it, giá cả thu mua thấp gây thiệt hại kinh tcho người trồng quế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)