Tình hình phát triển cây quế trên thế giới

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 32 - 35)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển cây quế trên thế giới

Cây quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thống nước, có độ dốc 10-20o, cây ưa mát với nhiệt độ trung bình 20-25o

C. Do vậy trên thế giới chỉ có một số nước mới có điều kiện thuận lợi để cho cây quế phát triển như Việt Nam, Trung quốc, Indonesia, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga. Song ở những nơi này cây quế cũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định, do vậy cây quế từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản của một số vùng nhiệt đới.

- Thị trường xuất khẩu quế trên thế giới:

Sản phẩm quế được ưa chuộng và buôn bán trên thị trường thế giới từ rất xa xưa. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm quế ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm. Quế được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu.

- Nhu cầu về sản phẩm quế:

Thị trường của sản phẩm quế hiện nay bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Á và một phần Châu Phi. Nước tiêu thụ sản phẩm quế nhiều nhất là Mỹ, mỗi năm có nhu cầu 20-22 nghìn tấn, nhưng chỉ mua được 12-15 nghìn tấn, Nhật Bản có nhu cầu khoảng 8 nghìn tấn mỗi năm, nhưng chỉ mua được dưới 1 nghìn tấn. Mehico có nhu cầu hơn 3 nghìn tấn mỗi năm, Đức là 1-2 nghìn tấn mỗi năm, Cộng hòa liên bang Nga, Balan, Bungari cũng có nhu cầu lớn nhưng khả năng nhập khẩu cũng cịn rất ít. Chẳng hạn như Nga, có nhu cầu trên ngàn tấn nhưng chỉ nhập khẩu được một lượng nhỏ chỉ vài trăm tấn trên

năm; đó chưa kể các nước sản xuất quế nhưng ưu tiên xuất khẩu chỉ tiêu dùng trong nước phần nhỏ.

Như vậy, nhu cầu về sản phẩm quế là rất lớn, tuy nhiên số lượng thực tế các nước mua được là không đáng kể so với nhu cầu ấy. Khơng một nước nào có thể thu nhập được khối lượng lớn bằng đúng với nhu cầu thực tế của mình. Chênh lệch giữa số lượng nhu cầu mặt hàng quế với số lượng thực nhập thường cao gấp 3-4 lần (Thái Lan, Mehico, Pháp) cá biệt có những nước số chênh lệch này lên đến 15-20 lần (Nga, Ấn Độ). [5]

Nhu cầu sản phẩm quế nói chung là rất lớn và ngày càng tăng lên. Ngày nay, trên thế giới đang hướng vào con đường bào chế thuốc chữa bệnh bằng nguyên liệu dược thảo nhiều hơn là hóa dược. Sản phẩm quế cũng như các sản phẩm dược liệu khác vì vậy có nhu cầu lớn và tăng nhanh trên thị trường. Nhu cầu lớn nhưng khả năng sản xuất lại hạn chế. Chính sự mất cân đối giữa cung và cầu đã tạo cho sản phẩm quế một giá trị đặc biệt. Giá trị của sản phẩm quế nhiều khi còn vượt xa giá trị thực tế sản xuất ra nó.

Cho nên sản xuất xuất quế đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, nhất là những nước có điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi như nước ta. Tuy nhiên, khả năng sản xuất quế bị hạn chế rất nhiều do thời gian sản xuất dài là đặc trưng cơ bản của ngành hàng sản xuất quế. Một chu kỳ sản xuất quế trung bình mất 10-15 năm, thậm chí cịn lâu hơn, tùy theo điều kiện sản xuất. Đặc điểm này đã hạn chế rất nhiều khả năng sản xuất, kể cả việc mở rộng quy mơ cũng như kích thích người sản xuất. Thời gian sản xuất dài nên ngành sản xuất quế không thể sản xuất ngay một số lượng sản phẩm lớn, đáp ứng nhu cầu tăng lên thường xuyên và nhiều khi có tính chất đột biến trên một số thị trường.

Trong những năm gần đây lượng sản phẩm quế trên thế giới khơng ngừng gia tăng về số lượng xuất khẩu, bình quân mỗi năm là trên 30 nghìn tấn. Những nước tiêu dùng quế nhiều lại chính là những nước khơng thể tự sản xuất được quế vì thiếu điều kiện tự nhiên và mơi trường. Do đó, điều kiện này chính là yếu tố quyết định, là lợi thế cho những nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm quế chính trên thế giới.

Cây quế sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, những nơi đó quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở một số vùng. Cung cấp sản phẩm quế trên thị trường thế giời chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Xrilanca. Trong đó nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất là Indonesia chiếm khoảng 42% tổng số khối lượng sản phẩm quế trên thế giới, tiếp đó là Trung Quốc 40%, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% một phân rất nhỏ mặc dù nước ta có phong phú về chủng loại, chất lượng tốt. Nguyên nhân của việc khối lượng sản phẩm quế nước ta chiếm một phần nhỏ trong khối lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới là do diện tích trồng quế nước ta cịn nhỏ, chưa tập trung. Bên cạnh đó, một phần do trình độ sản xuất, khai thác cịn của nước ta còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người nông dân. [5]

Như vậy, so với các sản phẩm xuất khẩu khác trong ngành nông lâm nghiệp (chè, hạt điều, cà phê) thì quế là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu tương đối khiêm tốn mặc dù giá trị xuất khẩu khá cao. Tình hình cung cấp sản phẩm quế so với nhu cầu sản phẩm này có một khoảng chênh lệch khá cao, trong khi đó nhu cầu sử dụng thì khơng ngừng tăng lên. Có thể nói hiện tại và trong thời gian tới sản phẩm này là một mặt hàng lâm sản quý hiếm trên thị trường thế giới. [5]

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)