2.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Dân số 87.800 người, diện tích đất lâm nghiệp là 30.732,4 ha, diện tích rừng 26.609,3 ha trong đó rừng tự nhiên 11.093,6 ha, diện tích rừng trồng là 15.515,7 ha. Huyện Yên Lập có 16 xã và 1 thị trấn.
Trên địa bàn huyện có 01 tuyến quốc lộ 70B với chiều dài 67km chạy qua (được nâng cấp từ đường tỉnh lên quốc lộ từ năm 2013), chỉ có 04 tuyến đường tỉnh lộ là các tuyến đường 313, 321B, 313D và 321C. Toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn Yên Lập có chiều dài là 107,1 km, cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi, còn lại là đường tương đương cấp VI hoặc chưa vào cấp, chất lượng kém đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa.
Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm tỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thông chưa đồng bộ nên huyện Yên Lập có nhiều khó khăn, bất lợi so với các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. [14]
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Yên Lập ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý: - Phía Đơng giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nơng (Phú Thọ), - Phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái)
- Phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ)
- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Cách nút giao IC10 (Sai Nga) của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai 20 km.
2.1.2.2. Địa hình
Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc, phân bố khơng đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa hình huyện n Lập có thể chia thành 3 tiểu vùng chính như sau:
- Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): địa hình núi thấp, đồi
cao, gồm các xã Minh Hồ, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh, phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng.
- Tiểu vùng 2: các xã vùng trung huyện (vùng giữa): Gồm các xã Xuân
Viên, Xuân Thuỷ, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thượng Long và thị trấn Yên Lập. Đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đơng và phía tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong q trình phong hố có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.
- Tiểu vùng 3: các xã vùng thượng huyện (vùng cao): Gồm các xã Mỹ
Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 25o, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Do vậy, tiểu vùng này phù hợp phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây cơng nghiệp.
2.1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn, sơng ngịi
- Khí hậu: Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,50C, cao nhất 390C và thấp nhất 4 - 50
C. Đặc trưng về mùa đơng thì lạnh, khơ và ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 86%.
- Thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngịi, hồ chứa nước trong địa bàn huyện lên xuống thất
thường, đột ngột phụ thuộc vào các cơn mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng năm là +25,45 m, mực nước lũ lịch sử từng đạt đến +56,62 m. Hằng năm thường xảy ra lũ ống gây lụt cục bộ, có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
- Sơng ngịi: Trên địa bàn huyện khơng có sơng chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngòi (Ngòi lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tâm (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn rồi đổ ra Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê).
Nhìn chung, chế độ khí hậu, thuỷ văn trên địa bàn huyện tương đối khắc nghiệt, gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp và cho đời sống của người dân trong huyện.
2.1.2.4. Đất đai
Tình hình đất đai theo cơng dụng kinh tế của huyện Yên Lập được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: ha
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng, giảm
2018/2017
Tổng diện tích đất tự nhiên 43.824,65 43.824,65 43.824,65
I. Đất nông nghiệp 39.224,05 39.209,45 39.195,68 - 13,77
1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.140,35 11.137,76 11.124,31
2. Đất lâm nghiệp 27.071,4 27.057,83 27.056,09 2.1. Đất rừng sản xuất 18.080,69 18.067,11 18.065,37 2.2. Đất rừng phòng hộ 8.660,71 8.660,72 8.660,72 2.3. Đất rừng đặc dụng 330,0 330,0 330,0 3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.009,21 1.006,77 1.007,19 4. Đất nông nghiệp khác 3,09 7,09 8,09
II. Đất phi nông nghiệp 4.398,44 4.414,3 4.427,60 + 13,3
1. Đất ở 788,55 800,67 814,0
2. Đất phi nông nghiệp khác 3.609,89 3.613,63 3.613,6
III. Đất chƣa sử dụng 202,16 200,9 201,37 +0,47
Tổng diện tích đất nơng nghiệp những năm gần đây có xu hướng giảm dần do sự phát triển của một số khu công nghiệp, nhu cầu đất ở của nhân dân, một số nhỏ diện tích ở thế cao nên khơng có nước để sản xuất do vậy phải chuyển mục đích sử dụng.
Đất lâm nghiệp cũng giảm dần do thu hồi một số diện tích đất rừng của các cơng ty lâm nghiệp giao cho các hộ dân sử dụng.
Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác tăng lên do chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho phát triển sản xuất.
Đất phi nông nghiệp tăng lên do chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang là chính để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong những năm qua các ngành các cấp trong huyện đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; nhiều ngành kinh tế đã phát triển tích cực, đóng góp lớn vào tổng giá trị kinh tế của huyện.
Bảng 2.2. Giá trị kinh tế và cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2018 theo giá thực tế giai đoạn 2016 - 2018 theo giá thực tế
TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) I GTTT trên địa bàn Tỷ.đ 1.136,2 1.192,4 1.337,8 108,51 1 Ngành NLN, TS Tỷ.đ 588,4 606,5 629,5 103,43 2 Ngành CN, XD Tỷ.đ 155,4 178,6 212,3 116,88 3 Ngành TM, DV Tỷ.đ 392,4 407,3 496,0 112,43 II Cơ cấu ngành % 1 Ngành NLN, TS % 51,78 50,86 47,05 2 Ngành CN, XD % 13,67 14,97 15,86 3 Ngành TM, DV % 34,53 34,15 37,07
Qua số liệu ở bảng ta thấy tổng giá trị tăng thêm năm 2018 tăng lên so với năm 2016, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản, tăng giá trị ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm.
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, song những năm qua huyện Yên Lập vẫn duy trì và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định so với cả nước.
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội * Dân số
Tính đến 31/12/2018, tổng dân số trên địa bàn huyện là 90.475 người với mật độ 206 người/km2
, trong đó nam là 45.074 người và nữ là 45.401 người; 7.707 người thành thị và 82.768 người ở nông thôn.
Trong địa bàn huyện có 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 70%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 17%, còn lại là các dân tộc khác.
* Lao động và việc làm
Nguồn lao động năm 2018 của huyện có 49.347 người, chiếm 54,54 % tổng dân số tồn huyện trong đó lao động đã qua đào tạo 10.587 người chiếm 21,45 %. Nguồn lao động có chất lượng khơng đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm; áp dụng khoa học cơng nghệ cịn hạn chế. Một bộ phận lao động trình độ văn hố thấp, khó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống. Đời sống của nhân dân trong huyện cịn rất nhiều khó khăn.
Bảng 2.3. Dân số và phân bổ lao động theo ngành của huyện Yên Lập giai đoạn 2016-2018 Yên Lập giai đoạn 2016-2018
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ PTBQ (%) I Tổng dân số Ngƣời 84.903 87.800 90.475 103,23 1 Nam Người 42.422 43.585 45.074 103,08 2 Nữ Người 42.481 44.215 45.401 103,38 II Tổng số hộ dân Hộ 23.542 24.381 24.620 102,26 1 Hộ NLN, TS Hộ 18.896 18.602 18.640 99,32 2 Hộ CN, XD Hộ 1.530 2.645 2.811 135,55 3 Hộ TM, DV Hộ 3.116 3.134 3.169 100,85
III Số LĐ theo ngành kinh tế LĐ 45.870 48.154 49.347 103,72
1 Hộ NLN, TS LĐ 35.174 36.920 36.485 101,85
2 Hộ CN, XD LĐ 5.109 5.364 7.012 117,15
3 Hộ TM, DV LĐ 5.587 5.870 5.850 102,33
IV Số lao động đã qua đào tạo LĐ 7.685 10.169 10.587 117,37
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Lập, 2016-2018) 2.1.3.3. Hệ thống Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống thủy lợi: Tồn huyện có 192 cơng trình thủy lợi. Trong đó:
Xí nghiệp Thủy nơng quản lý, vận hành 22 cơng trình thuộc 14 xã; HTXDV quản lý vận hành 170 cơng trình thủy lợi. Các cơng trình thủy lợi đã được tu sửa, nâng cấp, nạo vét đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Hệ thống giao thông: Đường liên xã được nhựa, bê tơng hóa là 41,42%; đường liên thơn được bê tơng hóa là 20,19%; đường ngõ xóm được bê tơng hóa là 13,11%; đường trục ra đồng được bê tơng hóa là 9,89%.
Hệ thống giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo với số lượng lớn, kết quả đó đã góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt nơng thơn huyện, tích cực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong giai đoạn hiện nay.
- Hệ thống điện phục vụ sản xuất: Tồn huyện 100% số xã có điện; 12
xã, thị trấn có hệ thống điện nơng thơn đạt chuẩn, chất lượng điện ở khu vực nông thôn được nâng cao đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuyên sâu ở 3 xã: Xã có diện tích cây quế lớn: Trung Sơn; xã có diện tích quế trung bình: Thượng Long; xã có diện tích quế nhỏ: Nga Hoàng. Đây là 3 xã mà cây quế đã được nhân dân trồng từ năm 1988, hiện nay có rừng quế trên 20 năm; người dân đã có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất cây quế. Diện tích trồng quế của xã Trung Sơn là nhiều nhất huyện (trên 1000 ha); chính quyền và nhân dân đều quan tâm đến phát triển cây quế; hầu hết các cơ sở tiêu thụ sản phẩm cây quế đều ở các địa phương này. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng quế, chất lượng sản phẩm cây quế cao. Do vậy chọn điểm nghiên cứu ở 3 xã này để đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả trồng quế quy mô hộ trên địa bàn của huyện.
Số mẫu điều tra: Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại; số mẫu được chọn để điều tra là 90 mẫu, trung bình 30 hộ/xã.
Đối tượng điều tra là: các cá nhân, hộ gia đình trồng quế trong các xã.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước như chi cục thống kê, Phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, phịng tài ngun và môi trường, UBND xã, thị trấn…, các báo cáo và các nghiên cứu có liên quan.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu phỏng vấn các cá nhân, hộ gia đình trồng quế trong 3 xã. Đề tài thực hiện phỏng vấn 90 hộ gia đình từ 3 xã trồng quế và có tuổi quế bình qn là 15 năm nhằm thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động phát triển sản xuất cây quế tại các hộ gia đình.
Những thơng tin cơ bản cần thu thập:
+ Thông tin chung về các hộ điều tra: Vùng, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, qui mô hộ, lao động hộ, kinh nghiệm, ...
+ Thơng tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ, trang thiết bị sản xuất trong gia đình.
+ Thơng tin về các hoạt động sản xuất và trồng quế.
+ Các thông tin về hoạt động phát triển cây quế của hộ gồm: Thơng tin về: diện tích đất rừng; diện tích trồng, chăm sóc; thu hoạch hàng năm… các chính sách hỗ trợ…
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý loại trừ những số liệu khơng đáng tin cậy. Sau đó, dùng cơng cụ phân tổ thống kê để phân loại, sắp xếp, tài liệu phục vụ cho việc phân tích bằng phần mềm Excel.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê mơ tả
Phương pháp phân tích thống kê mơ tả: Là phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích số liệu. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích, ước lượng về quy mô, cơ cấu, năng suất... trồng quế, tình hình biến động sản lượng, chi phí, doanh thu... trồng quế giữa các nhóm hộ, giữa các xã trong huyện Yên Lập.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này sử dụng số tương đối và tuyệt đối để đánh giá tình hình chung về hoạt động sản xuất cây quế tại huyện Yên Lập.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.
+ Số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ
tiêu kỳ cơ sở.
+ Số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc
để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
c. Phương pháp chuyên gia
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia và ý kiến của chuyên gia về đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quế. Ngoài ra phỏng vấn và xin ý kiến trực tiếp chuyên gia để luận văn có tính đa chiều.
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chung
- Chi phí đầu tư 1 ha/chu kỳ trồng quế. - Nguồn gốc giống.
- Diện tích trồng quế. - Mật độ trồng.
- Tuổi cây quế.
- Trữ, sản lượng rừng bình quân/chu kỳ. - Chất lượng quế.
- Giá bán - Doanh thu - Lao động
2.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- NPV (Net present Value): Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại rịng của thu nhập. NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong trồng quế càng
cao, nên việc trồng quế sẽ được chấp nhận khi NPV > 0 và đạt giá trị cao nhất. Cơng thức tính: