Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 25 - 27)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Thực chất của HQKT là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực. Đó là hai mặt của vấn đề đánh gia hiệu quả. Nói cách khác, bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, hai mặt này có mối liên hệ mật thiết gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm nguồn tài nguyên. HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất lâm nghiệp. Trong quá trình sản xuất lâm nghiệp, việc xác định yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ có một vấn đề sau:

* Đối với các yếu tố đầu vào

- Các tư liệu tham gia nhiều lần vào q trình sản xuất khơng đồng đều trong nhiều năm, có các loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa nên việc khấu hao và phân bố chi phí để tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.

- Sự biến đổi giá cả thị trường gây trở ngại cho việc xác định chi phí bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí khấu hao tài sản cố định.

- Một số yếu tố đầu vào quan trọng cần phải hoạch toán nhưng thực tế khơng thể tính tốn được cụ thể: Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thơng tin giáo dục, tuyên truyền khuyến cáo…

- Các yếu tố tự nhiên kể cả thuận lợi khó khăn cũng có tác động quan trọng tới q trình sản xuất. Tuy nhiên, tác động của các nhân tố này vẫn chưa có phương pháp xác định chuẩn xác.

* Đối với các yếu tố đầu ra

Kết quả đạt được về mặt vật chất có thể lượng hố được để so sánh, nhưng cũng có yếu tố khơng thể lượng hố được như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, tái sản xuất kỹ thuật của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh… Như vậy HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội. Việc nghiên cứu HQKT không những để đánh giá mà cịn là cơ sở để tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất với trình độ cao hơn. Có nghĩa là so sánh giữa hai kỳ chất lượng kết quả, chi phí (mỗi loại cây con/một vụ/diện tích…) nhưng vẫn chưa đầy đủ bởi vì trong thực tiễn kết quả sản xuất đạt được ln là hiệu quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung mà ở mức chi phí có sẵn khác nhau thì HQKT của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau.

Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp chính là sự so sánh giữa:

+ Tồn bộ yếu tố đầu vào và toàn bộ yếu tố đầu ra.

+ Phần tăng thêm tuyệt đối (hoặc tương đối) của yếu tố đầu ra. HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và các phương thức quản lý. Nó được thể hiện bằng các hệ thống chỉ tiêu thống kê, nhằm các mục tiêu cụ thể của chính sách phù hợp với yêu cầu xã hội. HQKT là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động kinh tế. Một phương án, một giải pháp HQKT cao là phải đạt tương quan tương đối tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Việc xác định HQKT phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ giữa hai đại lượng trên và thấy được tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hố chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn nhất định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)