Tăng cường truyền thông về hoạt độngtrợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 66)

Mặc dù đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 20 năm nhưng các thông tin về hoạt độngtrợ giúp pháp lý như: đối tượng thuộc diện được TGPL, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý, người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, hình thức thực hiện TGPL… chưa được nhiều người biết đến. Việc truyền thông về trợ giúp pháp lý mới chỉ dừng lại ở phản ánh sự kiện, giới thiệu các quan điểm, chủ trương, về quy định của pháp luật nhưng lại thiếu những bài viết, câu chuyện sâu sắc về cơng tác TGPL, về những vụ việc điển hình, đặc biệt thơng qua các hình thức kịch, tiểu phẩm hay hoặc trên những trang báo, trang thông tin điện tử lớn. Do đó, để khắc phục những hạn chế này, công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cần được đầu tư, quan tâm thỏa đáng bằng những phương thức phù hợp có hiệu quả. Nội dung của hoạt động truyền thông cần phải được xác định đúng, gần gũi, dễ đi vào vấn đề dân cần, dân quan tâm nhằm bảo đảm giới thiệu các thông tin liên quan về tổ chức và hoạt động TGPL về quyền được trợ giúp pháp lý đến với người dân và các cơ quan tổ chức có liên quan, tránh việc chồng lấn với các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

Đặc biệt trong bối cảnh Luật TGPL mới được ban hành, bên cạnh mục tiêu để người dân biết về quyền được TGPL của mình và tìm đến tổ chức TGPL khi có nhu cầu, truyền thơng trong TGPL cần hướng tới việc giới thiệu những điểm mới, tiến bộ của Luật TGPL năm 2017 so với Luật TGPL năm 2006. Đặc biệt là việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức về trách nhiệm của mình đối với hoạt động này như: các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện cho người được TGPL được hưởng quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)