Chủ thể thực hiện bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

nghèo

Luật Luật sư năm 2006 (sửa, đổi bổ sung năm 2012)[14];đã quy định thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) là chức năng và trách nhiệm của luật sư đối với xã hội; đội ngũ luật sư phải có nghĩa vụ thực hiện TGPL miễn phí cho các đối tượng được TGPL theo quy định của pháp luật và khi thực hiện TGPL miễn phí, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao. Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị một lần nữa nhấn mạnh và đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ luật sư như là một điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm tốt nhất quyền tiếp cận công lý và TGPL của người dân. Vậy nên, để thực hiện tốt chức năng, vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng yếu thế cần được giúp đỡ về mặt pháp lý bắt buộc mỗi luật sư phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, xem việc thực hiện TGPL là lương tâm và trách nhiệm của mình.

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 cũng như Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đều quy định TGPL là trách nhiệm của Nhà nước, luật không điều chỉnh đối với các hoạt động TGPL theo nghĩa vụ của luật sư, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý tự nguyện của các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, luật quy định về tổ chức chuyên thực hiện TGPL do Nhà nước thành lập và hoạt động được bảo đảm từ nguồn ngân sách (Trung tâm TGPL nhà nước) và các tổ chức tham gia thực hiện TGPL, bao gồm: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp (được nhận thù lao từ ngân sách nhà nước); Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn

pháp luật đăng ký tham gia TGPL với Sở Tư pháp (hoạt động bằng nguồn lực của mình). Cịn cá nhân luật sư, nếu muốn tham gia TGPL thì thơng qua hợp đồng với Trung tâm TGPL nhà nước theo pháp luật về dân sự thông qua cơ chế tuyển chọn, khi thực hiện TGPL được nhận thù lao vụ việc từ Trung tâm TGPL nhà nước.

Khơng chỉ có Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định, các bộ luật, luật về tố tụng được ban hành năm 2015 đều ghi nhận với những điều khoản cụ thể về TGPL, bảo đảm TGPL cho các đối tượng để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tịa án. Cụ thể:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Trách nhiệm của Nhà nước (Khoản 3 Điều 9)[15]: Theo quy định của Khoản

3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định như sau: "Nhà nước có trách nhiệm

bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án".

Như vậy, việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý đã được Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản, được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán (Điều 48)[15]: mặc dù các biện

pháp thông tin, truyền thông về trợ giúp pháp lý đã được thực hiện tích cực trong thời gian qua, nhưng do nhận thức và hiểu biết của người dân còn hạn chế, nhất là người nghèo là những người có hồn cảnh đặc biệt hoặc có trình độ dân trí thấp, khơng biết chữ nên họ chưa hiểu, chưa nhận thức được về quyền trợ giúp pháp lý của mình hoặc khơng biết nơi liên hệ hoặc chưa được giải thích hoặc được giải thích nhưng chưa đầy đủ, thấu đáo về quyền được trợ giúp pháp lý và chưa sử dụng quyền được trợ giúp pháp lý của mình. Vì vậy, nhằm bảo đảm cho đương sự biết quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý,

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định Thẩm phán có trách nhiệm: “giải

thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý” (khoản 6 Điều

46)[15].

Theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015:

Luật Tố tụng hành chính 2015 đã kế thừa quy định về tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 61), đồng thời, ghi nhận Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý (Điều 19), trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý của Thẩm phán (Điều 38).

Trách nhiệm của nhà nước: Khoản 3 Điều 19 Luật tố tụng hành chính

quy định về bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau: "Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được

trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tịa án"[16]. Như vậy, việc bảo

đảm quyền được trợ giúp pháp lý được Luật Tố tụng hành chính ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán (Điều 38): Tương tự như trong tố

tụng dân sự, nhằm bảo đảm cho đương sự biết quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Luật Tố tụng hành chính 2015 đã quy định Thẩm phán có trách nhiệm: “giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được

yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý”[16]. Vai trò của Thẩm phán được nhấn mạnh trong việc bảo đảm quyền

trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần đảm bảo quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tiếp cận công lý.

Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Trong lĩnh vực hình sự, bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự được TGPL theo Luật Trợ giúp pháp lý thơng qua việc giải thích, hướng dẫn, thơng báo, chỉ định Trung tâm TGPL nhà nước cử người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Biện pháp bảo đảm quyền được TGPL của người được TGPL còn được quy định, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng… thì vi phạm nghiêm trọng tố tụng, có thể sẽ bị hủy án hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc hỗn phiên tịa.

Trách nhiệm của nhà tạm giữ, trại tạm giam bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam:

Theo quy định Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người được trợ giúp pháp lý có quyền “Tự mình hoặc thơng qua người thân thích, cơ quan, người

có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý”[11]. Theo quy định Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm

giam, Nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó có việc chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố. Như vậy, nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam có u cầu trợ giúp pháp lý thì nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm chuyển yêu cầu đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia TGPL).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)