Đánh giá chung về tồn tại, hạn chế của hoạt độngtrợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 62)

tại Thanh Hóa

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc tỉnh Thanh Hóa: Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động

của trung tâm đến nay đã được kiện tồn mơt cách đầy đủ, tồn diện theo hướng chun mơn hóa, chun nghiệp hóa, đảm bảo phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của hoạt động trợ giúp pháp lý. Về mạng lưới các chi nhánh của

Trung tâm thì hiện nay đã có 08 chi nhánh đặt tại 08 huyện miền núi và nơi có nhiều đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý sinh sống, trên tổng số 27 huyện thị xã trong tồn tỉnh. Tuy nhiên, Thanh Hóa là nơi có diện tích rộng, dân cư đơng, địa lý phân bố thành ba miền rõ rệt miền núi, trung du và ven biển, số lượng đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đặc biệt là người nghèo tương đối lớn và phân bố trải rộng trên các vùng. Hiện tại, có 08 chi nhánh của trung tâm, mỗi chi nhánh chịu trách nhiệm phụ trách từ 02-03 huyện. Mà các huyện của Thanh Hóa địa bàn cũng khá rộng dẫn đến thực tế có nhiều khó khăn cho các trợ giúp viên di chuyển để nhanh chóng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý và khó khăn cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý tiếp cận dịch vụ khi có yêu cầu. Bởi việc đi lại khó khăn và bất tiện. Về biên chế, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Các Chi nhánh hiện chỉ có từ 01 đến 03 biên chế trong đó mỗi chi nhánh gồm 01 – 03 trợ giúp viên pháp lý và có 03 chi nhánh có thêm 01 viên chức, các Phịng nghiệp vụ cũng chưa có đủ cán bộ để đảm bảo thực hiện các lĩnh vực pháp luật một cách chuyên biệt.

Thứ hai, về đội ngũ ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý của tỉnh Thanh Hố mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực và khơng ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng trong công tác trợ giúp pháp lý của địa phương, tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ, viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của tỉnh Thanh Hoá hiện nay nổi lên một số khó khăn và hạn chế như:

Thanh Hóa là địa phương có địa bàn rộng, có nhiều các huyện miền núi và đặc biệt đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý là lớn so với số lượng đối tượng ở các tỉnh khác nên mặc dù số lượng trợ giúp viên pháp lý tại Thanh Hóa so với các tỉnh khác là đông nhưng so với địa bàn rộng của tỉnh Thanh Hóa thì vẫn cịn rất mỏng so với u cầu về trợ giúp pháp lý của người

nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây có thể nói là khó khăn rất lớn đặt ra cho Trung tâm, thậm chí cịn khó khăn hơn nữa khi số viên chức, trợ giúp viên pháp lý này thường bị luân chuyển, biệt phái, điều động sang các đơn vị khác thuộc Sở Tư pháp.

Thực hiện chủ trương xã hội hố trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, Thanh Hóa đã triển khai cơng tác vận động, khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Đến nay, có 03 Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là Trung tâm tư vấn pháp luật của tỉnh Hội Luật gia Thanh Hóa và Hội Phụ nữ tỉnh. Đối với việc tham gia trợ giúp pháp lý của luật sư tại Thanh Hóa, trong những năm từ 2011 trở về trước có một số ít luật sư chuyên thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý dưới hình thức là Cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, kinh phí hạn hẹp nên hoạt động trợ giúp pháp lý không thu hút được luật sư tham gia và hiện tại chưa có tổ chức hành nghề luật sư nào đăng ký tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý.Thực tế có đăng ký hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng lực lượng cán bộ trong các Trung tâm tư vấn pháp luật nói trên cũng rất hạn chế tham gia, phần lớn cán bộ cao tuổi, một số đã nghỉ hưu nên khơng có điều kiện cập nhật kiến thức pháp luật mới, việc đi lại khó khăn.

Lực lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý tuy với số lượng đông nhưng hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý chưa cao, trong đó có nguyên nhân đặc thù là họ tham gia kiêm nhiệm (Cộng tác viên ở các xã).Trung tâmTrợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hố đến nay có trên 57 cộng tác viên nhưng số lượng cộng tác viên là luật sư, tư vấn viên lại q ít nên việc xã hội hóa cơng tác trợ giúp pháp lý gặp rất nhiều khó khăn và trước mắt chưa thể chia sẻ gì gánh nặng số lượng vụ việc rất lớn với các trợ giúp viên pháp lý. Trong những năm gần đây, cụ thể là năm 2018; việc tham gia vụ việc trợ giúp pháp lý của

Luật sư cộng tác viên và các cộng tác viên trợ giúp pháp lý khác theo thống kê của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa là 0 vụ việc. Qua đó có thể thấy được thực tế hoạt động của các Luật sư cộng tác và cộng tác viên trợ giúp pháp lý khác trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng, đặc biệt là người nghèo. Điều này cho thấy, hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn chủ yếu được thực hiện bởi trợ giúp viên pháp lý; mục tiêu xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn cịn rất khó khăn. Hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư và cộng tác viên trợ giúp pháp lý còn chưa phát triển do nhiều nguyên nhân như: vấn đề kinh tế và đạo đức nghề nghiệp trong Luật luật sư quy định mỗi luật sư phải thực hiện số giờ trợ giúp pháp lý trong một năm, ngồi ra cũng khuyến khích luật sư có thể làm thêm, theo đó trợ giúp pháp lý chủ yếu là trên cơ sở tự nguyện, nếu so sánh thù lao của vụ việc trợ giúp pháp lý với việc bảo vệ quyền lợi, bào chữa theo tố tụng trả phí của Lt Lt sư thì luật sư giỏi tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí là rất khó vì luật sư tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí là thể hiện sự tự nguyện của họ, trong khi đó thu nhập thực tế của các luật sư khi thực hiện các dịch vụ pháp lý có thù lao cao hơn rất nhiều.

Về việc đào tạo nâng cao kỹ năng và năng lực cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý: Mặc dù hàng năm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

tỉnh Thanh Hóa đều tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn nghiệp vụ giữa các trợ giúp viên pháp lý nhưng hoạt động này vẫn còn nhiều điểm hạn chế dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa cao. Những điểm hạn chế như về thời gian tập huấn còn ngắn, chưa đủ thời gian để những người thực hiện trợ giúp pháp lý học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, giải quyết tình huống vướng mắc cụ thể. Các tình huống trao đổi đưa ra chủ yếu là từ những vụ việc thực tế mà trợ giúp viên của trung tâm thực hiện và đưa vào nên tài liệu tập hợp chưa có bài bản và chưa phong phú. Ngồi ra, cịn có rất nhiều vấn đề

chưa được quan tâm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện như: kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc thù là người khuyết tật, người nghèo là người dân tộc thiểu số, người chưa thành niên, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc bị buôn bán, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, người mới ra tù tái hịa nhập với xã hội .... Chưa có điều kiện để phân loại người thực hiện trợ giúp pháp lý theo từng trình độ, vùng miền để có nội dung, chương trình đào tạo phù hợp.

Thứ ba, về tính độc lập trong hoạt động trợ giúp pháp lý: trợ giúp

pháp lý là một hoạt động miễn phí nhằm giúp đỡ những đối tượng yếu thế như người nghèo về những vấn đề liên quan đến pháp luật,hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bởi: Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trợ giúp viên pháp lý, tuy nhiên tại tỉnh Thanh Hóa thì hoạt động này chủ yếu do trợ giúp viên pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2017 thực hiện. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu là do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện, mà Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở tư pháp, là cơ quan của nhà nước. Ngoài ra, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 08 chi nhánh đặt tại địa bàn các huyện và trụ sở các chi nhánh hầu như đều đặt tại Ủy ban nhân dân huyện. Điều này dẫn đến vấn đề, đó là khi quyền lợi của đối tượng được trợ giúp pháp lý (người nghèo) bị ảnh hưởng do hành vi hay hoạt động của một cơ quan nhà nước cụ thể thì đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý lại vào chính cơ quan nhà nước để yêu cầu thực hiện việc khiếu nại hay khởi kiện đối với hành vi của cơ quan nhà nước, hoặc người được trợ giúp pháp lý lại muốn khởi kiện hành chính về hành vi hành chính của cơ quan quản lý trực tiếp của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; điều này khiến tâm lý chung của người dân là e ngại và lo ngại về tính minh bạch cũng như khả năng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thơng qua việc u cầu thực hiện trợ giúp pháp lý.

Các Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở tư pháp của Tỉnh. Theo đó, trợ giúp viên pháp lý chịu sự quản lý của Sở tư pháp và cơ quan cấp trên dẫn đến việc thường xuyên bị luân chuyển, biệt phái, điều động sang đơn vị khác. Việc này dẫn đến, có thể Trợ giúp viên pháp lý bị điều động, biệt phái sang cơ quan khác lại là người trực tiếp thực hiện các hoạt động theo chỉ đạo của cơ quan dẫn đến trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, trong đó có thể có người nghèo (đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý). Việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi tìm đến Trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà lại gặp phải người đã trực tiếp có hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ví dụ trường hợp trợ giúp viên pháp lý bị biệt phái sang cơ quan thực hiện dự án giải phóng mặt bằng đất nhằm phục vụ lợi ích cơng. Tuy nhiên sau quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, người dân (trong đó có người nghèo là đối tượng được trợ giúp pháp lý) được biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, họ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý yêu cầu được tư vấn hoặc làm đơn khiếu nại, khởi kiện đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên thì được biết Trợ giúp viên pháp lý của trung tâm cũng từng là một trong những người trong cơ quan trực tiếp có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Điều này sẽ làm đối tượng được trợ giúp pháp lý có tâm lý e ngại và khơng n tâm khi đặt niềm tin ở hoạt động trợ giúp pháp lý.

Thứ tƣ, về công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về trợ giúp

pháp lý và nâng cao nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý: Hiện nay, việc tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật đến người dân ngày một thuận tiện và đơn giản thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa, đài, tivi, … ngồi ra có thể phát tờ rơi, những buổi tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật trực tiếp tại địa phương. Tuy nhiên người dân, đặc biệt là

những đối tượng được trợ giúp pháp lý, trong đó có người nghèo, họ là những người thiếu hụt về các dịch vụ xã hội và mục tiêu của họ hàng ngày là chú ý đến vấn đề cơm áo gạo tiền. Dẫn đến việc họ thường không quan tâm hay để ý đến các quy định pháp luật. Do vậy, mặc dù đã có những cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý rất thiết thực đến người dân nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Hiện nay, đối tượng được trợ giúp pháp lý (trong đó có người nghèo) tìm đến trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý vẫn cịn rất ít. Các vụ việc trợ giúp pháp lý từ trung tâm trợ giúp pháp lý vẫn chủ yếu được chuyển sang từ các cơ quan tiến hành tố tụng như: Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án. Do vậy, để người nghèo biết đến và hiểu rõ về quyền được trợ giúp pháp lý của họ như hiểu biết của họ về hoạt động nghề nghiệp của Luật sư thì cần có những cách thức phù hợp hơn nữa để đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến gần với dân hơn.

Thứ năm, về nhu cầu trợ giúp pháp lý và vụ việc đƣợc trợ giúp pháp lý: Thực tế thống kê tại các cơ quan tiến hành tố tụng như: Công an,

Viện kiểm sát, Tòa án, đặc biệt là các cơ quan tố tụng nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì các vụ việc có đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý chiếm đại đa số. Tuy nhiên, số vụ việc được thụ lý để thực hiện trợ giúp pháp lý so với số vụ việc có đối tượng được trợ giúp pháp lý nhưng khơng được trợ giúp pháp lý lại có sự chênh lệch khơng nhỏ. Ngồi những nguyên nhân như đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý (người nghèo) không yêu cầu, đối tượng không được biết về quyền lợi của mình thì cịn có ngun nhân do áp chỉ tiêu vụ việc trợ giúp pháp lý đối với trợ giúp viên. Theo Công văn 104/BTP-TGPL ngày 10/01/2018 của Bộ Tư pháp, trong năm 2018 Trợ giúp viên pháp lý phải đảm bảo tham gia tố tụng ít nhất 04 vụ việc mới đạt chỉ tiêu, qua đó làm căn cứ đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua khen thưởng năm 2018.

Chỉ tiêu vụ việc của Trợ giúp viên pháp lý STT Nội dung Đạt chỉ tiêu (vụ) Đạt chỉ tiêu khá (vụ) Đạt chỉ tiêu tốt (vụ) 1 Trợ giúp viên pháp lý được

bổ nhiệm dưới 03 năm 4-8 9-12 ≥ 13

2

Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm từ đủ 03 năm đến dưới 05 năm

8-11 12-17 ≥ 18

3

Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm từ đủ 05 năm trở lên

11-17 18-23 ≥ 24

Việc đặt ra chỉ tiêu vụ việc trợ giúp pháp lý giúp cho trợ giúp viên pháp lý cân đối được số vụ việc mình phải thực hiện và là con số mốc giúp đánh giá phân loại trợ giúp viên được dễ dàng hơn. Đặt chỉ tiêu vụ việc trợ giúp pháp lý còn giúp đẩy mạnh hoạt động nghề nghiệp của trợ giúp viên, tránh tình trạng ỉ lại, khơng chủ động tìm kiếm vụ việc trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên việc đặt ra chỉ tiêu vụ việc trợ giúp pháp lý có lẽ chỉ phù hợp đối với những khu vực chưa đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý, đối tượng được trợ giúp pháp lý nhiều mà số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ít. Cịn đối với thực tế tại Thanh Hóa, khu vực có số lượng đối tượng được trợ giúp pháp lý (người nghèo) khá lớn thì lại xuất hiện những tồn tại hạn chế nhất định. Cụ thể, việc áp chỉ tiêu vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ làm cho trợ giúp viên khi đã hồn thành chỉ tiêu thực hiện vụ việc của mình sẽ khơng tiếp tục nhận vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý nữa. Mặc dù nhu cầu của đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý cịn rất nhiều, dẫn đến tình trạng bỏ sót vụ việc trợ giúp pháp lý; khơng bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)