ngƣời nghèo
Trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả là một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý của người nghèo và các đối tượng được TGPL; là cơ hội để người nghèo có thể thực hành các quyền của mình và là điều kiện quan trọng để người dân có niềm tin vào Đảng và nhà nước. Trong
thời gian tới, để tăng cường hiệu quả hoạt động TGPL nhằm bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người nghèo thì Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về TGPL và các quy định pháp luật có liên quan. Thiết kế những cơ chế TGPL cần phù hợp với khn khổ pháp luật, văn hóa và kinh tế của quốc gia. Có thể học hỏi, rút kinh nghiệm quốc tế các bài học phù hợp về cách thức xây dựng cơ chế TGPL như:
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý được nâng cao trên cơ sở
những bài học kinh nghiệm từ kết quả hoạt động thực tiễn cũng như kinh nghiệm, mơ hình tiến bộ của các nước trên thế giới. Trên thế giới hoạt động trợ giúp pháp lý đã tồn tại và phát triển từ rất lâu với nhiều kinh nghiệm quý đã được tiếp thu, chọn lọc. Tại Việt Nam, hệ thống trợ giúp pháp lý đã được hình thành đi vào hoạt động đến nay đã hơn 20 năm, quá trình hoạt động đã liên tục có những đợt tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, những điều chỉnh, bổ sung thể chế chính sách liên tục được đưa ra. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật tiếp tục có những định hướng phát triển dựa trên các đặc điểm đặc thù của từng địa phương, địa phương cần phải chọn lựa, đề xuất tổ chức xây dựng, triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý đã được trải nghiệm từ thực tiễn, tiếp tục có các biện pháp đổi mới phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân trên địa bàn. Theo đó có thể xem xét áp dụng mơ hình cung cấp dịch vụ TGPL hỗn hợp, kết hợp giữa dịch vụ chủ chốt do Luật sư chuyên trách thực hiện, nhất là những vụ án hình sự. Xã hội hóa hoạt động Trợ giúp pháp lý bằng cách huy động hoạt động trợ giúp pháp lý từ các chủ thể khác như Luật sư, cộng tác viên nhằm thực hiện hoạt động TGPL một cách hiệu quả và đảm bảo được nhu cầu TGPL của người nghèo. Cần thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý bằng các biện pháp như: Có các quy định về vinh danh, khen thưởng cho các tổ chức hành nghề luật sư, tổ
chức tư vấn pháp luật, luật sư có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động TGPL (trong thực hiện vụ việc TGPL, trong hỗ trợ kinh phí, truyền thơng... cho hoạt động TGPL). Có cơ chế ưu tiên, ưu đãi về cơ sở vật chất, kinh phí cho các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia TGPL nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp; tiếp tục nghiên cứu các quy định để đơn giản hóa các thủ tục tham gia, thanh tốn thù lao và chi phí thực hiện vụ việc TGPL để thu hút được ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện TGPL. Tăng cường cơ chế phối hợp với các cơ quan chủ quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật để quản lý hoạt động TGPL của các luật sư, tổ chức tham gia TGPL. Có các biện pháp để tranh thủ hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí cho việc nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt trong việc tăng cường năng lực cho người thực hiện TGPL, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL cho người dân…. Tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động truyền thơng về xã hội hóa TGPL để nhiều tổ chức, cá nhân biết đến ý nghĩa nhân văn của hoạt động TGPL và tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ hoạt động này.
Thứ hai, tổ chức việc thẩm định, đánh giá chất lượng TGPL theo quy
định tại Thơng tư số 12/2018/TT-BTP, có thể phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội nghề nghiệp có chức năng quản lý các tổ chức và người thực hiện TGPL khác để cùng tham gia việc đánh giá chất lượng, đặc biệt, chú ý đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Thực hiện việc đánh giá chất lượng vụ việc và giám sát việc đánh giá chất lượng vụ việc theo đúng quy định, qua đó nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng vụ việc TGPL, năng lực làm việc, thái độ làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý để có những giải pháp bảo đảm chất lượng vụ việc.Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động TGPL; khen
thưởng, xử lý vi phạm trong hoạt động TGPL. Tăng cường sự kết nối giữa Trung ương - địa phương; cơ quan quản lý nhà nước - tổ chức thực hiện TGPL, chú trọng đến sự tham gia và chất lượng dịch vụ do các tổ chức tham gia TGPL cung cấp. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường kiểm tra hoạt động TGPL của Bộ Tư pháp (Cục TGPL) và Sở tư pháp đối với các tổ chức thực hiện TGPL thông qua công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất. Tăng cường vai trò chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về TGPL, nhất là trong triển khai, theo dõi việc thực hiện pháp luật về TGPL. Nhà nước quản lý tổ chức và hoạt động TGPL sát sao, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng TGPL đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện TGPL trong toàn quốc.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt
của các cơ quan, người tiến hành tố tụng về cơng tác TGPL, vị trí và vai trị của nó đối với người dân, nhất là người nghèo trong xã hội. Nâng cao vị thế của các cơ quan quản lý nhà nước về TGPL, đặc biệt là Sở Tư pháp tại địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa là một trong những tỉnh được đánh giá là có cơng tác phối hợp giữa trợ giúp pháp lý và các cơ quan tiến hành tố tụng khá tốt. Tuy nhiên, do mới được triển khai nên công tác phối hợp giữa các cơ quan ở giai đoạn đầu cịn nhiều khó khăn. Do vậy, cần có cơ chế chính sách phù hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để tăng số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; tiếp tục đưa ra các giải pháp, cách thức để các cơ quan phối hợp với nhau một cách tốt nhất nhằm bảo đảm được quyền được trợ giúp pháp lý của các đối tượng, đặc biệt là người nghèo. Đề xuất hồn thiện thể chế, chính sách, cơ chế quản lý và tổ chức cung ứng phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình dịch vụ cơng, trong đó tính đến đặc thù đối với những dịch vụ là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước cần quan tâm đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TGPL, đảm bảo chế độ
cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó chú ý đến yếu tố đặc biệt của hoạt động TGPL: TGPL là trách nhiệm của Nhà nước, đây là hoạt động hồn tồn khơng có thu, người được TGPL hồn tồn được miễn phí.
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu các cơ chế góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động TGPL về kinh phí, về chế độ, chính sách cho người thực hiện TGPL,...; tiếp tục nghiên cứu và đổi mới để tăng cường sự tham gia của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có chất lượng, uy tín vào hoạt động TGPL thơng qua nhiều hình thức đa dạng, phát huy tốt mọi nguồn lực của xã hội cho hoạt động TGPL. Qua đó, tăng sự cạnh tranh giữa tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia thực hiện TGPL.Có giải pháp để tăng cường số lượng vụ việc TGPL có chất lượng, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng, tránh tình trạng bỏ sót vụ việc TGPL mà người được TGPL có nhu cầu.
Thứ năm, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng của người thực hiện
TGPL thơng qua nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đa dạng, phong phú, đặc biệt chú trọng đến kỹ năng làm việc với nhóm người yếu thế trong xã hội như người khuyết tật, trẻ em, người nghèo… trong tiếp cận vụ việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Bởi họ là những người yếu thế trong xã hội, hiểu biết về pháp luật và các vấn đề xã hội còn nhiều hạn chế nên cần có các kỹ năng phù hợp để giúp họ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả. Đặc biệt là ở Thanh Hóa, khu vực có địa bản rộng và có nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nghèo, đồng thời là người dân tộc thiểu số. Điều này dẫn tới các Trợ giúp viên pháp lý hoặc những người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có những năng lực, kỹ năng năng đặc biệt để tiếp xúc với người dân. Cụ thể đó là những yêu cầu đặc thù về năng lực ngồi chun mơn như: kỹ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc, am hiểu về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân, … Địi hỏi sự khéo léo trong cơng tác tuyên truyền
quy định của pháp luật và thực hiện trợ giúp pháp lý. Thực hiện đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho các trợ giúp viên pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý: việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm chất lượng của người thực hiện trợ giúp pháp lý không chỉ đào tạo các kiến thức chuyên môn mà cần chú trọng đến kỹ năng trong giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. Việc thực hiện bồi dưỡng này phải được thực hiện thường xuyên và đảm bảo chất lượng. Xác định năng lực là vấn đề mấu chốt bảo đảm chất lượng trợ giúp pháp lý, hàng năm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ chuyên viên pháp lý và cộng tác viên. Cần thực hiện phân loại người thực hiện trợ giúp pháp lý theo từng trình độ, vùng miền để có nội dung, chương trình đào tạo phù hợp... Đẩy mạnh kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý: Ngoài việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có thể xem xét mở những buổi trao đổi chuyên môn nghiệp vụ giữa các trợ giúp viên trong cùng cơ quan hoặc các giữa các trợ giúp viên pháp lý tại các trung tâm thuộc tỉnh khác. Nhằm giúp các trợ giúp viên có thể cùng nhau trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm thực tế. Ngồi ra, có thể mời thêm các Luật sư nổi tiếng nắm vững chuyên môn về cùng các Trợ giúp viên trao đổi, học hỏi… Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trợ giúp pháp lý giỏi về chuyên mơn, kỹ năng thành thạo, tận tụy, nhiệt tình với cơng việc, có phẩm chất đạo đức tốt là những yếu tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả cao. Để làm được điều này, Thanh Hóa cần phải lựa chọn cho được những người có năng lực, có kiến thức hiểu biết pháp luật, có phẩm chất
đạo đức và có tâm huyết với các hoạt động trợ giúp pháp lý để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý theo hướng chun mơn hố, chuyên nghiệp hóa. Sắp xếp việc làm ổn định, lâu dài tại Trung tâm, Chi nhánh. Dự liệu chính xác nguồn lực cán bộ, viên chức cho Trung tâm và Chi nhánh, bảo đảm Trung tâm có đủ số lượng Trợ giúp viên pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Có chính sách thu hút các cử nhân luật về làm việc tại Trung tâm và Chi nhánh tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý, chú trọng phát triển nguồn lực là con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn.
Thứ sáu, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể để triển khai hiệu quả Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết Luật TGPL, nhất là các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc phối hợp TGPL trong hoạt động TGPL. Tăng cường vai trò của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL ở trung ương và địa phương trong việc triển khai các quy định về phối hợp TGPL trong tố tụng; đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức và cơ chế phối hợp trong việc giải thích quyền TGPL, chuyển, gửi vụ việc TGPL của cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Thứ bảy, tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về TGPL
theo hướng đơn giản hóa: hiện nay, việc thực hiện cập nhập các vụ việc trợ giúp pháp lý đã được thực hiện nhanh chóng thuận tiện thơng qua việc các trợ giúp viên tự đăng nhập và đăng tải vụ việc trợ giúp pháp lý mình thực hiện lên trang quản lý của cục trợ giúp pháp lý. Điều này giúp cho việc quản lý vụ việc được dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên, việc yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân thì vẫn phải thực hiện theo cách thủ công bằng việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và gửi cho trung tâm trợ giúp pháp lý. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn, bất tiện trong việc người dân thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý. Theo đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
về TGPL theo hướng bảo đảm minh bạch, công khai và đơn giản hóa tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia TGPL và người dân tiếp cận dịch vụ TGPL, đặc biệt là ứng dụng điện tử trong việc cung ứng dịch vụ cơng trực tuyến, hướng đến Chính phủ điện tử.Trong bối cảnh đang xây dựng Chính phủ điện tử, chúng ta cũng cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thơng tin trong hoạt động TGPL nói chung và trong quản lý TGPL nói riêng, nhất là trong việc giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả TGPL.
Thứ tám, cần đảm bảo chế độ, hoặc các khoản chi trả cho Trợ giúp viên
pháp lý hoặc những người thực hiện trợ giúp pháp lý. Bởi Trợ giúp pháp lý là hoạt động cung cấp dịch vụ miễn phí cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý. Theo đó, người thực hiện TGPL khơng có nguồn thu giống như Luật sư làm các vụ việc thông thường theo hợp đồng. Về công sức bỏ ra khi làm một vụ việc TGPL của trợ giúp viên pháp lý tương đương với công sức bỏ ra của Luật sư khi nhận vụ việc. Mà nguồn thu nhập của TGPL được cấp từ ngân sách nhà nước. Theo chế độ hiện tại thì trợ giúp viên pháp lý được chi trả cho từng vụ việc sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc đó.Theo đó, để vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí nhưng chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn chất của những vụ việc có thu phí thì bên cạnh sự cố gắng của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, còn cần đến sự quan tâm về thể chế, chính sách, chế độ phù hợp từ Nhà nước. Ngoài ra việc đảm bảo chế độ cho người thực hiện TGPL sẽ phần nào thu hút được cộng tác viên TGPL tham gia; đẩy mạnh q trình xã hội hóa hoạt động TGPL. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều