Cách thức đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 33)

Quyền được trợ giúp pháp lý được bảo đảm tại nước ta thông qua việc ghi nhận đầy đủ quyền này trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố, xã hội được tơn trọng và bảo đảm”[2]. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Bộ luật

TTHS), Chương IV về người tham gia tố tụng có những quy định về bảo đảm quyền được TGPL của công dân. Chẳng hạn, Khoản 2, Điều 72 của Bộ luật TTHS quy định quyền được có người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý khi đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý; điều luật còn nhấn mạnh rằng cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Đặc biệt, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có quy định về việc các cơ quan tố tụng cần phải bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho những đối tượng cụ thể, như người bị khởi tố, xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự, người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất.

Với sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Luật Luật sư năm 2006, quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý được nêu trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên một lần nữa đã được nội luật hoá và được đảm bảo tương đối đầy đủ trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Cụ thể, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định trách nhiệm thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý: Khoản 3 Điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: “Trong thời hạn 12 giờ kể từ

thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý theo

quy định của pháp luật về tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương”[11]. Đồng thời, Khoản 1 Điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý năm

2017 cũng đã quy định tư cách tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

Trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật: Điều 41 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng. Đây là một trong những quy định mới của Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Theo đó, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phịng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý trong hệ thống các cơ quan trực thuộc. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)