Đánh giá chung kết quả đạt được của hoạt độngTrợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 53)

tại Thanh Hóa:

Tổ chức Trợ giúp pháp lý nhà nước là nơi cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của luật trợ giúp pháp lý. Hệ thống trợ giúp pháp lý tại Việt nam được thành lập theo quyết định số 734/TTg Ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống bao gồm Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp và 63 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tại các tỉnh, thành trên cả nước. Hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa chính thức được hình thành và đi vào hoạt động theo Quyết định số 452/QĐ-UB ngày 23/3/1999 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách thuộc Sở Tư pháp Thanh Hố gọi tắt là Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá. Thời điểm trung tâm mới thành lập, hiểu biết của người dân về quyền được trợ giúp pháp lý của họ còn nhiều hạn chế. Người dân mới chỉ biết đến luật sư, chức năng của nghề luật sư còn về trợ giúp pháp lý thì như là một thuật ngữ mới, ít người biết đến. Ngồi ra, người dân cịn cho rằng, trợ giúp pháp lý là miễn phí nên không yên tâm, họ lo lắng nếu khơng được thanh tốn tiền cơng thì họ chỉ được tư vấn qua cho xong việc. Vì những thực tế trên, phải tăng cường thực hiện công tác truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý để mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ và chính quyền các cấp nhận diện và biết về ý nghĩa, vai trò của TGPL; huy động các nguồn lực trong xã hội để góp sức triển khai các hoạt động TGPL đi vào thực tiễn.

Hàng năm, Trung tâm tổ chức các đợt TGPL lưu động về tận các thôn bản, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất của Thanh Hóa; làm việc, sinh hoạt với người dân không kể ngày, hoặc đêm để tiếp xúc, để trao đổi, để tư vấn cho nhiều người dân, để tham mưu cho nhiều cơ quan, chính quyền cơ sở về các vấn đề pháp luật, để đưa pháp luật về với cơ sở.... và để đưa TGPL đi cùng với người dân trong cuộc sống.

Năm 2006, Luật TGPL ra đời đã tạo ra dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của hoạt động TGPL trên tồn quốc. Ở Thanh Hóa, TGPL cũng bắt đầu phát triển. Giai đoạn tiếp theo từ khi có Luật TGPL 2006 đến năm 2015, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được một lực lượng cộng tác viên đông đảo lên đến trên 200 người bao gồm phần lớn các đồng chí làm tư pháp ở cấp huyện, tư pháp ở cấp xã, các cán bộ có bằng Luật công tác tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, hội Luật gia và các luật sư thuộc Đồn Luật sư Thanh Hóa.

Đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Thanh Hóa được bố trí trụ sở riêng và 08 Chi nhánh đặt tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm 100% có trình độ chun mơn từ đại học trở lên, trong đó có 26 Trợ giúp viên pháp lý, chiếm hơn 70% biên chế là những người được đào tạo nghiệp vụ cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia tố tụng và thực hiện TGPL một cách độc lập. Còn lại là các viên chức và chuyên viên của Trung tâm tuy chưa được tham gia chính thức vào các hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng đã được đào tạo qua khóa đào tạo luật sư, có chuyên môn tốt trong các lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

Hoạt động trợ giúp pháp lý cũng góp phần khơng nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân nói chung và các đối tượng được trợ giúp

pháp lý nói riêng; góp phần ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội, hạn chế, giảm thiểu các tranh chấp, mâu thuẫn ngay từ cấp cơ sở.

Tính đến tháng 6/2017 Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện được 24.486 vụ việc cho 24.502 đối tượng; trong đó có trong đó: 8.449 đối tượng là người nghèo, điều này cho thấy, số lượng người nghèo là đối tượng được trợ giúp ở tỉnh Thanh Hóa khá lớn, chiếm khoảng 1/3 trong tổng số đối tượng được trợ giúp pháp lý. Thêm vào đó, trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL với số lượng lớn người tham dự và giải quyết các tình huống pháp luật. Trong số đó có các tình huống pháp luật là vụ việc thực tế và đã kéo dài nhiều năm với sự tham gia giải quyết của nhiều cơ quan, ban ngành.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê về các vụ việc được trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa có thể thấy, trước đây, giai đoạn từ năm 1999 đến 2013 hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo chủ yếu thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật nhưng hiện nay, từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực hoạt động này đã dần đẩy mạnh sang hình thức tham gia tố tụng. Điều này có thể thấy hoạt động trợ giúp pháp lý đã ngày càng đẩy mạnh nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của đối tượng được trợ giúp pháp lý, ngày càng chứng tỏ sự phân biệt rạch ròi giữa hoạt động trợ giúp pháp lý và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)