Về ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Luật Trợ giúp pháp lý 2006 quy định tại Điều 10, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành Luật Trợ giúp pháp lý tại Điều 2, Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành Luật Trợ giúp pháp lý tại Điều 1 đã quy định cụ thể người được TGPL là nhóm công dân được hưởng ưu đãi của nhà nước do có cơng lao to lớn đóng góp cho đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc và nhóm yếu thế bị rào cản về kinh tế, ngôn ngữ hoặc thể chất, tinh thần trong việc tự bào chữa, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có vướng mắc về mặt pháp lý hoặc tranh chấp pháp luật. Các nhóm người được TGPL bao gồm: người nghèo, người có cơng với cách mạng bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có cơng ni dưỡng liệt sĩ; Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa; Người khuyết tật theo Luật người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; Người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà khơng có nơi nương tựa; Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người; Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 ngày 09/4/2016 quy định: “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”20. Trên cơ sở quy định trên và rà soát các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia thì các đối tượng được TGPL bao gồm các đối tượng được quy định trong các Điều ước quốc tế sau đây:

- Mọi trẻ em khi có nhu cầu đều được hưởng trợ giúp pháp lý theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này ngày 20/02/1990. Công ước đã xác định trẻ em được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí tại các quốc gia thành viên. Điểm d Điều 37 quy định: “Những trẻ em bị tước quyền tự do có quyền địi hỏi được nhanh chóng hưởng sự trợ giúp pháp lývà những sự giúp đỡ thích hợp khác…”. Điểm b Điều 40 quy định: “Những trẻ em bị coi là hay bị tố cáo là đã vi phạm pháp luật hình sự, ít nhất cũng có được những điều bảo đảm sau đây…Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về những điều bị buộc tội và nếu thấy thích hợp, thơng báo qua cha mẹ hay người giám hộ pháp lý, được trợ giúp pháp lý hoặc những giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày sự bảo vệ của mình”.

- Cơng dân Việt Nam được trợ giúp pháp lý trong các vụ án hình sự theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị21. Việt Nam gia nhập Cơng ước này năm 1982. Điểm b khoản 3 Điều 14 Công ước quy định: “Trong phán quyết và bất kỳ sự buộc tội hình sự nào chống lại mình, mọi người đều có đầy đủ các bảo đảm sau đây một cách bình đẳng…d) Được có mặt khi xét xử và tự bào chữa, nếu khơng có người bào chữa thì

được thơng báo và quyền này và được trợ giúp pháp lý miễn phí trong trường hợp vì u cầu của cơng lý và họ khơng có điều kiện th luật sư”.

- Công dân của các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam (Ca-dắc-xtan năm 2011; Cam-pu-chia năm 2013; An-giê-ri năm 2010; In-đơ-nê-xi-a năm 2013; Cộng hịa Pháp năm 1999; Trung Quốc năm 1998; Lào năm 1998; Bê-la-rút năm 2000; U-crai-na năm 2000. Mông Cổ năm 2000; Ba Lan năm 1993; Tiệp Khắc 1980; Hung-ga-ri năm 1985; Cu Ba năm 1984; Liên bang Nga năm 1999 (với Liên bang Xô Viết năm 1981); Bun-ga-ri năm 1986). Theo tinh thần các các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết thì cơng dân của nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam khi sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì có quyền được trợ giúp pháp lý như cơng dân Việt Nam nếu thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định. Công dân Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ của nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam sẽ được trợ giúp pháp lý như cơng dân nước đó.

Ngồi ra, việc trợ giúp pháp lý còn được thực hiện cho các đối tượng theo các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý trong phạm vi thời gian và địa bàn do chương trình, dự án đó quy định. Hiện nay, Quỹ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, do Tổ chức di cư quốc tế IOM tài trợ, đang hỗ trợ kinh phí cho các vụ việc trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trong toàn quốc. Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và tư pháp chống bạo lực trong gia đình ở Việt Nam” do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) hỗ trợ triển khai một số hoạt động tăng cường năng lực cho cán bộ trợ giúp pháp lý trong việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của bạo lực gia đình.

Như vậy, người được trợ giúp pháp lý không chỉ bao gồm những người được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý mà còn những đối tượng được trợ giúp pháp lý theo các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)