Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định về vấn đề kinh phí của cơng tác trợ giúp pháp lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm (Khoản 4 Điều 47 Luật trợ giúp pháp lý; điểm e, khoản 1 Điều 46 Luật trợ giúp pháp lý). Tuy nhiên, Luật trợ giúp pháp lý chưa có quy định về ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý. Kinh phí dành cho trợ giúp pháp lý hiện nay được cấp từ 02 nguồn: ngân sách địa phương và ngân sách trung ương. Việc đầu tư kinh phí cho trợ giúp pháp lý trong thực tế cịn rất thấp (tổng kinh phí năm 2013 cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý cả Trung ương và địa phương là 145.109.537.000 đồng chiếm 0,0048% GDP), trong đó kinh phí dành chi cho các vụ việc lại càng thấp hơn[25, tr 20].
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam[27], ngày08/12/2008, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam[28]. Theo đó, Quỹ được huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. Nội
dung hỗ trợ từ Quỹ không trùng lặp với nội dung chi từ nguồn ngân sách cấp hàng năm, từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn kinh phí dự án hợp tác và các nguồn khác cho cơng tác trợ giúp pháp lý. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành từ các nguồn: đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ngân sách nhà nước hỗ trợ và các nguồn hợp pháp khác.Trường hợp, phát sinh nhiệm vụ mới hoặc đột xuất mà nguồn của Quỹ không thể bảo đảm được, nhất thiết phải được ngân sách nhà nước hỗ trợ, thì Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính xem xét, bổ sung kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính của Quỹ được sử dụng để hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhu cầu làm việc của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý ở các tỉnh thuộc diện ngân sách trung ương phải hỗ trợ, các địa phương có khó khăn đột xuất. Bên cạnh đó cịn để sử dụng và hỗ trợ cho một số trường hợp đặc biệt, như: hỗ trợ cho các hoạt động trợ giúp pháp lý theo các nội dung do nhà tài trợ hoặc Dự án có cam kết riêng phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; hỗ trợ bồi thường trợ giúp pháp lý và các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thông tư số 174/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 thay thế Thông tư số 41/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ TGPL Việt Nam; Thơng tư liên tịch số 209/2012/TTLT- BTC-BTP ngày 30/11/2012 thay thế Thông tư liên tịch số 81/2008/TTLT- BTC-BTP ngày 25/9/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý , sử dụng và quyết tốn kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước.
Trong thời gian qua, ngân sách bố chí cho cơng tác trợ giúp pháp lý đã tăng dần đảm bảo việc đầu tư cho trang thiết bị cơ sở vật chất và hoạt động trợ giúp pháp lý. Trung bình ngân sách hàng năm dành cho trợ giúp pháp lý là gần 100 tỷ đồng [25, tr 20]. Có thể thấy rằng, việc ban hành kịp thời các
văn bản pháp lý liên quan đến đảm bảo kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý đã tạo cơ chế cho các Trung tâm trợ giúp pháp lýnhà nước trong việc sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao, đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho hoạt động và tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các Trung tâm. Trên cơ sở này, các Trung tâm xác định mục chi trong trong nguồn kinh phí được cấp, tạo cơ chế để các Trung tâm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả. Bên cạnh đó, điều này góp phần bảo đảm duy trì và tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý của các Trung tâm.
Hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động hồn tồn miễn phí, do đó để đảm bảo cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý hàng năm ngân sách nhà nước phải bố trí một nguồn kinh phí nhất định để duy trì bảo đảm cho hoạt động này. Trong thời gian qua, kinh phí này được nhà nước bảo đảm ổn định và tăng dần từng năm. Ngồi ra, thơng qua Quỹtrợ giúp pháp lý, ngân sách nhà nước đã chi hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và hỗ trợ trực tiếp cho một số hoạt động khác liên quan đến từng vụ việc trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó việc huy động các nguồn lực tài chính của xã hội đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý là hợp pháp, được pháp luật công nhận nhằm giảm tải bội chi ngân sách và tăng cường nâng cao chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nhu cầu kinh phí để chi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, chi thường xuyên của các Trung tâm có những đặc thù riêng, khó lập kế hoạch và đơi khi phức tạp, trong khi nguồn chi ngân sách cịn hạn chế thì việc huy động nguồn tài chính do các cơ quan tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động trợ giúp pháp lý là rất cần thiết. Bên cạnh đó, hoạt động trợ giúp pháp lý còn đươc sự ủng hộ về mặt chuyên môn của các cá nhân, tổ chức do đó người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với những dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí. Ngồi ra, việc thực hiện lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý với Chương trình mục tiêu quốc gia tạo điều kiện để công tác trợ giúp
pháp lý tranh thủ được nguồn kinh phí đáng kể từ Chương trình này để thực hiện một số hoạt động cụ thể mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy bên cạnh những hiệu quả đạt được, công tác này cịn có một số hạn chế như: Việc quy định một số nội dung chi và mức chi khơng cịn phù hợp với thực tiễn mặc dù đã được điều chỉnh; Qũy trợ giúp pháp lý Việt Nam khơng phát huy được vai trị là công cụ huy động các nguồn tài chính khác ngồi ngân sách nhà nước. Từ khi thành lập đến nay Qũy hoạt động hoàn toàn nhờ vào nguồn ngân sách nhà nước mà chưa huy động được bất kỳ nguồn tài chính nào khác. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định tạm dừng hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý[19, Điều 2].Thêm vào đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động trợ giúp pháp lý ở các địa phương khác nhau là khác nhau. Việc chi cho hoạt động trợ giúp pháp lý ở mỗi địa phương do ngân sách địa phương phân bổ trong tổng chi ngân sách được duyệt của địa phương. Do đó mức chi ngân sách địa phương cho hoạt động trợ giúp pháp lý ở các địa phương có sự chênh lệch khá lớn. Ngồi ra việc sử dụng nguồn ngân sách cho hoạt động trợ giúp pháp lý và việc phân bổ ngân sách nhà nước cho trợ giúp pháp lý là chưa hợp lý, đặc biệt là ở địa phương, ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý là rất nhỏ, do các địa phương luôn ưu tiên thực hiện phân bổ cho các hoạt động nhằm tăng khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ thực tế trên, nhằm tăng cương hoạt động trợ giúp pháp lý, tăng cường việc huy động, quản lý sử dụng ngân sách cho trợ giúp pháp lý thì chúng ta cần phải quan tâm những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần xây dựng mơ hình cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở trung ương, cơ quan thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương, theo đó cơ quan trợ giúp pháp lý ở trung ương thuộc Bộ Tư pháp, các trung tâm là đơn vị thực hiện là đơn vị sự nghiệp công lập của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về trợ giúp pháp lý có chức năng trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương và các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý trợ
giúp pháp lý giao. Như vậy, ngoài việc thay đổi về mơ hình tổ chức thi điều quan trọng là kinh phí bố trí cho cơng tác trợ giúp pháp lý sẽ có sự điều chỉnh thơng qua việc tập trung về một đầu mối là cơ quan trợ giúp pháp lý ở trung ương (Bộ Tư pháp), theo đó cơ quan này có trách nhiệm đảm bảo kinh phí và phân bổ nguồn lực cho hệ thống, điều phối hợp lý nguồn ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý giữa các địa phương, từ đó đảm bảo hoạt động thống nhất cho công tác trợ giúp pháp lý, đảm bảo nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của trợ giúp pháp lý.
Thứ hai, Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc các địa phương là đơn vị sự nghiệp khơng có thu nên hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, mặc dù nguồn ngân sách tăng dần hàng năm cho hoạt động này tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn thì cịn rất hạn chế, một số trường hợp khơng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, nếu mỗi địa phương thành lập một Trung tâm trợ giúp pháp lý như hiện nay, với số lượng viên chức khác nhau tùy từng địa phương thì sẽ tạo ra sự bất hợp lý. Cụ thể, Việt Nam có 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và như vậy có 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý, trong đó có một số trung tâm thì có số lượng cán bộ việc chức lên đến con số 50-70 người như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… nhưng cũng có những Trung tâm trợ giúp pháp lý thì có số lượng cán bộ viên chức rất hạn chế, chỉ 3 – 5 người như Điện Biên, Lai Châu…Như vậy, nếu chỉ tính nguồn ngân sách để chi trả thường xuyên cho cán bộ viên chức làm việc và chi hoạt động của trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý thì sẽ là con số rất lớn. Do vậy, cần thiết xây dựng Trung tâm trợ giúp pháp lý theo khu vực, đặc biệt là những khu vực cần sự quan tâm của nhà nước như các khu vực miền núi, trung du, hải đảo, nhưng khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số…
Thứ ba, tăng cường sự tham gia tích cực của tồn xã hội, đặc biệt là của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là rất cần thiết. Một mặt ngồi việc tăng cường kinh phí hoạt động cho trung tâm, nâng
cao chất lương trợ giúp pháp lý, đảm bảo nhu cầu của người dân cần hỗ trợ pháp lý, mặt khác làm giảm bội chi đáng kể cho ngân sách nhà nước, điều đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi nợ công đang vượt ngưỡng. Việc quy định thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý là rất cần thiết , tuy nhiên trên thực tế Quỹ hoạt động không hiệu quả, không thu hút được nguồn lực nào và đã phải ngừng hoạt động. Do vậy cần đề xuất có chế vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho từng vụ việc, từng đối tượng trợ giúp pháp lý cụ thể. Bên cạnh đó, xem xét lại các quy định của pháp luật kiến nghị điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà hảo tâm được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong điều kiện cịn khó khăn, việc huy động tranh thủ được nguồn lực này sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc bổ sung kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, cần thiết phải quy định cụ thể về nội dung chi, mức chi phù hợp gắn với hiệu quả trợ giúp pháp lý, sao cho những quy định này sát với thực tiễn hoạt động.
Thứ năm, ngày 08/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp điển hình[29].Quyết định này bao gồm 02 nội dung là: Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020[30](Tích hợp 02 Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020); Thực hiện hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trong trường hợp địa phương chưa tự cân đối ngân sách không thể bảo đảm chi trả cho các vụ việc này để triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025.
Theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình [31]có 46 tỉnh chưa tự cân đối ngân sách có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn (theo cơng bố cơng khai số liệu dự tốn ngân sách nhà nước năm 2016 của Bộ Tài chính) được ngân sách trung ương hỗ trợ 03 hoạt động để triển khai Quyết định này: hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trong trưởng hợp ngân sách địa phương khơng thể bảo đảm chi trả cho các vụ việc này; hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về (theo mức học phí hiện hành của cơ sở đào tạo công lập với số lượng hỗ trợ 02 người/Trung tâm/năm); tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (80.000.000 đồng/01 lớp/Trung tâm/năm); thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý (20.000.000 đồng/Trung tâm).Các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách có huyện nghèo, xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn, ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện 02 hoạt động: (1) xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài truyền thanh xã (biên soạn nội dung 500.000 đồng/01 số/06 tháng/xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn; chi phí phát thanh: 500.000 đồng/xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn/quý (06 lần/quý)); (2) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở (2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó
khăn/01 lần/năm).Đối với các tỉnh tự cân đối ngân sách có huyện nghèo, xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn: ngân sách địa phương tự bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện 05 hoạt động nêu trên.
Về hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trong trường hợp địa phương chưa tự cân đối ngân sách không thể bảo đảm chi trả cho các vụ việc này. Có 50 tỉnh chưa tự cân đối ngân sách (theo