Về ngƣời thực hiệntrợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 76)

Luật trợ giúp pháp lý quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật. Quy định người thực hiện hiện nay tồn tại những khó khăn, bất cập sau:

Đối với Trợ giúp viên pháp lý, ra đời từ khi có Luật trợ giúp pháp lý năm 2006, có thể chất lượng lúc đầu chưa đảm bảo. Trong q trình thực hiện và giải quyết cơng việc, một số cơ quan tiến hành chưa biết nhiều đến Trợ giúp viên pháp lý, nghi ngờ khả năng tham gia tố tụng. Người được trợ giúp pháp lýmới tiếp cận nên ít nhiều có thể chưa an tâm với chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý và dưới góc nhìn của xã hội vị thế của Trợ giúp viên pháp lý chưa vẫn còn ở một mức độ hạn chế. Tuy nhiên, trên thực tế với nhiều vụ án hình sự, dân sự, hành chính…khi có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý đã phần nào tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ và ghi nhận ý kiến, quan điểm của Trợ giúp viên pháp lý và qua đó đã tạo uy tín, niềm tin đối với người được trợ giúp pháp lý.

Bên cạnh đó, điều kiện để trở thành Trợ giúp viên pháp lý cũng được quy định khá chặt chẽ với những điều kiện rất khắt khe.Để bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý, người đó phải là cử nhân luật, đã có hai năm kinh nghiệm làm công tác pháp luật, phải có thời gian tập sự công việc tại cơ quan, đơn vị,

phải được đào tạo qua nghiệp vụ Luật sư, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Việc thực tập của Trợ giúp viên pháp lý, tuy không được đặt ra, nhưng thực tiễn khi tham gia tố tụng thì tùy từng đơn vị, cơ quan sẽ có những người đi trước hướng dẫn, kèm cặp. Trợ giúp viên pháp lý cịn có ưu thế hơn nữa so với một số người bào chữa khác là phải học qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý Nhà nước; điều kiện tiếp nhận thông tin phong phú hơn từ các nguồn: Hội nghị sơ kết, tổng kết, các buổi hội ý, trao đổi ý kiến, các cuộc thảo luận nghiệp vụ tập trung của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, của Sở Tư pháp, các cuộc họp phê bình, góp ý trong thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức của cơ quan sự nghiệp Nhà nước…

Mặc dù vậy, Trợ giúp viên pháp lý về bản chất vẫn là viên chức nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sẽ được thuyên chuyển, miễn nhiệm, cách chức…theo đúng quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Một điều đặc biệt là kể cả khi một Trợ giúp viên pháp lý không nhận hoặc từ chối không muốn nhận bất kỳ một vụ việc TGPL nào thì người đó vẫn có mức lương cố định hàng tháng được nhà nước chi trả. Chính vì điều này nó đã có sự khơng cơng bằng so với những người thực hiện trợ giúp pháp lý khác như Luật sư bởi Luật sư thì phải tự họ chịu trách nhiệm thực hiện công việc, không ai trả lương cho họ cả, tự họ phải đi tìm cơng việc. Trợ giúp viên pháp lý khi không cần thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý mà vẫn có lương thì sẽ tạo ra một số trường hợp không muốn làm vụ việc trợ giúp pháp lý vì nghĩ rằng sẽ vất vả mà cũng khơng hơn gì người không làm, sẽ không tạo ra sự năng động, hoạt bát, đào sâu suy nghĩ để đấu tranh, tìm hiểu kỹ vụ việc để bào chữa, bảo vệ cho khách hàng, một điểm nữa là sẽ tạo tâm lý ỉ lại, chờ sự phân công từ các cơ quan tiến hành tố tụng, có phân cơng thì làm và khơng phân cơng thì thơi. Cũng từ điều này mà trên thực tế sự mong đợi, hy vọng của người được trợ giúp pháp lý đối với Trợ giúp viên pháp lý khi họ giao nhiệm vụ để giải quyết vụ việc, bảo vệ cho họ còn ở mức độ hạn chế.

Kể cả khi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao chỉ tiêu cho Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng là điều cần phải được thực hiện. Cụ thể, ngày 05/02/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 383/BTP-TGPL về việc giao chỉ tiêu tham gia tố tụng cho các Trợ giúp viên pháp lý[47]. Việc giao chỉ tiêu này chỉ mang tính chất như là một biện pháp hành chính, khuyến nghị để các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm, giới thiệu các vụ việc cho các trung tâm trợ giúp pháp lý để các Trung tâm trợ giúp pháp lý phân công cho các Trợ giúp viên pháp lý. Việc làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho các Trợ giúp viên pháp lý được trải nghiệm, được va vấp với nhiều vụ việc để qua đó nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và vị trí vai trị của trợ giúp pháp lý trong nhân dân, đặc biệt là đối với người được trợ giúp pháp lý. Đây là cơ sở ban đầu quan trọng để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Trợ giúp viên pháp lý. Như vậy để đạt được yêu cầu vị trí việc làm của Trợ giúp viên pháp lý, bình quân mỗi Trợ giúp viên pháp lý phải đạt ít nhất 10 vụ việc tố tụng/năm. Đây là con số không cao nhưng để đạt được con số đó thì nhiều Trung tâm trợ giúp pháp lý và Trợ giúp viên pháp lý cũng không hề đơn giản. Dù có thể đạt bằng hoặc hơn chỉ tiêu nêu trên thì chúng ta cũng khơng thể lấy những sự kiện, những con số để làm thay đổi nội dung, bản chất của Trợ giúp viên pháp lý đó là viên chức nhà nước, là người phụ thuộc vào cơ quan đơn vị theo sự phân cấp của nhà nước. Chỉ khi nào chúng ta làm thay đổi nội dung bản chất của Trợ giúp viên pháp lý, tức là khi họ phải tự chủ, họ được độc lập thì khi đó vị trí, vai trị và sự ảnh hưởng của Trợ giúp viên pháp lý sẽ ngang bằng về mọi mặt với luật sư.

Đối với Luật sư, trong toàn quốc đã thành lập được 63 Đoàn luật sư/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 3.417 tổ chức hành nghề luật sư với 9.375 luật sư. Trong đó, có 69 Cơng ty luật, 297 Văn phịng luật sư đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, với 1.136 cộng tác viên trợ giúp pháp lý là luật sư. Trong 08 năm triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý, Luật sư là cộng tác viên đã thực hiện 126.426 vụ việc, trong đó có 37.999 vụ

việc tham gia tố tụng, 84.688 vụ việc tư vấn pháp luật, 337 vụ việc đại diện ngồi tố tụng, 546 vụ việc hịa giải và 1.122 vụ việc khác[25, tr 6]. Như vậy, cùng với sự nỗ lực của các tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước thì với kết quả trên phần nào đã khẳng định được sự đóng góp của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý, thể hiện được trách nhiệm xã hội của mỗi luật sư trong hoạt động hành nghề.

Để trở thành luật sư, Luật Luật sư số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 [48]quy định công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư, tức là khi có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên thì họ phải gia nhập một Đoàn Luật sư và được Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ Luật sư thì khi đó mới trở thành Luật sư. Để trở thành luật sư, người đó phải tự mình phấn đấu, cố gắng nỗ lực và phải hoàn toàn tự bỏ kinh phí ra để chi trả. Khi trở thành luật sư, họ hoạt động độc lập về nghề nghiệp, về tài chính, về cơ sở vật chất và phải tự mình tìm cơng việc, khách hàng chứ khơng có bất kỳ ai hỗ trợ. Chính vì vậy, để một Luật sư tồn tại và phát triển theo nghề thì họ phải đầu tư cơng sức, trí tuệ, kinh nghiệm để tồn tâm tồn ý cho công việc. Nếu họ không cố gắng, khơng phấn đấu để tìm được sự tin tưởng, giao phó cơng việc của khách hàng cho họ thì họ khơng thể tồn tại, nếu không họ sẽ bị đào thải, sẽ khơng khách hàng nào nhờ họ cả. Chính vì vậy, khi luật sư tham gia đăng ký trợ giúp pháp lý là luật sư cộng tác viên thì họ hoạt động theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý. Mặc dù hoạt động từ trợ giúp pháp lý khơng có kinh phí hoặc kinh phí nhà nước chi trả rất thấp nhưng vì trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội nên luật sư vẫn đảm nhận những cơng việc đó. Ban đầu, khi luật sư nhận vụ việc trợ giúp pháp lýthì bản thân những người được trợ giúp pháp lý họ cũng còn nghi ngờ về chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý bởi nếu các vụ việc có thu phí thì

đương nhiên luật sư phải làm việc rất trách nhiệm, còn những vụ việc trợ giúp pháp lý họ không phải trả tiền thì họ nghĩ rằng chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ rất thấp, luật sư làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình. Thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều các vụ việc mà luật sư công tác viên trợ giúp pháp lý khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho những người được trợ giúp pháp lý, cung cấp các dịch vụ pháp lý một cách trách nhiệm, nhiệt tình và thậm chí đạt được những kết quả ngồi mong đợi của người được trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy mà luật sư cộng tác viên sẽ luôn dành được sự lựa chọn đầu tiên của những người được trợ giúp pháp lý khi họ có vụ việc.

Về Tư vấn viên pháp luật được quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 17/6/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật[49]. Theo đó, người thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luậtbao gồm:Tư vấn viên pháp luật;Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;Cộng tác viên tư vấn pháp luật. Như vậy, Tư vấn viên pháp luật là một trong ba chủ thể thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật. Tư vấn viên pháp luật phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích, có Bằng cử nhân luật và phải có thời gian cơng tác pháp luật từ ba năm trở lên.Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi tồn quốc. Cơng chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân khơng được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.Tính đến đầu năm 2015 có 174 tư vấn viên pháp luật và 61 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý[25, tr 6].

Mặc dù với số lượng Tư vấn viên pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không nhiều nhưng cũng là những tiền đề tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận ở nhiều kênh khác nhau để họ có thể lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý tốt nhất để giải quyết vụ việc mà họ đang gặp phải. Tuy nhiên, vì điều kiện tiêu chuẩn đầu vào của Tư vấn viên pháp luật không cao nên mức độ đạt được kết quả cũng như sự tín nhiệm, tạo niềm tin cho người dân còn ở mức độ hạn chế. Điều kiện tiêu chuẩn của Tư vấn viên pháp luật để gánh vác những phần việc quan trọng liên quan đến công việc của khách hàng là người có bằng cử nhân luật khơng có nghĩa rằng cứ bất kỳ ai có bằng cử nhân luật tức là người đó đã có đầy đủ các kiến thức pháp luật để có thể tư vấn, giải quyết vụ việc cho khách hàng. Mặt khác, quy định phải có thời gian từ 3 năm trở lên làm công tác pháp luật nhưng lại không quy định như thế nào là làm công tác pháp luật mà hầu hết khi xác định thời gian công tác các cơ quan chỉ căn cứ vào thười điểm người đó ra trường tính đến thười điểm làm thủ tục xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật xem họ đã đủ thời gian 3 năm hay chưa, chứ khơng quan tâm là trong thời gia đó họ đã làm những gì, cơng việc của họ có liên quan đến pháp luật hay khơng. Chính vì điều này, rất nhiều Tư vấn viên pháp luật sau khi đã được cấp thẻ, sau khi đã thực hiện nhiều công việc mà được khách hàng nhờ nhưng đã không thể tạo niềm tin cho khách hàng được vì trình độ, cách tư vấn, giải quyết cho khách hàng họ cảm thấy không tâm phục khẩu phục. Bên cạnh đó, việc lựa chọn, đánh giá chất lượng tư vấn pháp luật của Tư vấn viên pháp luật cũng chưa có cơ chế, hành lang cũng như là cách thức thực hiện…Do đó, việc Tư vấn viên pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với kết quả trên thực tế chưa được ghi nhận và đánh giá cao.

2.2.3. Về phạm vi và lĩnh vựctrợ giúp pháp lý

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại. Ban đầu, với quy định này là thể hiện quan điểm, chính sách của nhà nước ta là trợ giúp

pháp lý cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, khơng có điều kinh kinh tế, khơng có kinh phí để chi trả cho các dịch vụ pháp lý. Còn trong hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động sinh lời, có lợi nhuận nên việc hồn trả kinh phí liên quan đến dịch vụ pháp lý là hồn tồn có điều kiện và nằm trong khả năng của những người tham gia trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, người được trợ giúp pháp lý mà Luật trợ giúp pháp lý hướng đến là người nghèo, người có cơng với cách mạng, người già, trẻ em, người khuyết tật…tất cả những đối tượng yếu thế này dò họ có tham gia vào quan hệ dân sự, lao động, đất đai hay kinh doanh thương mại thì về bản chất cũng không làm thay đổi họ được. Họ vẫn là những đối tượng, những chủ thể cần được sự hỗ trợ pháp lý. Mặt khác, việc phân định lĩnh vực được trợ giúp pháp lý lại căn cứ vào việc xác định vụ việc bởi cơ quan tòa án hay một cơ quan có liên quan khác và sẽ được các cơ quan này căn cứ vào chủ thể của quan hệ pháp luật để họ xác định dó là quan hệ kinh doanh thương mại hay quan hệ dân sự, hành chính, lao động. Thơng thường khi các cơ quan xác định nếu vụ việc là kinh doanh thương mại thì phải có yếu tố lợi nhuận và khi đó chủ thể của một bên giao dịch sẽ là một pháp nhân hoặc một cá nhân có đăng ký kinh doanh và bên kia có thể là một pháp nhân hoặc một cá nhân. Lúc này, chủ thể trong giao dịch hay trong tranh chấp đó phải có một bên là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh. Mà nếu là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh thì đương nhiên sẽ khơng thuộc người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý. Mặt khác, tư cách tham gia tố tụng của pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh là nhân danh chính họ và tư cách của họ là độc lập với các cá nhân vì các cá nhân chỉ là người đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)