PHÁP LÝ NĂM 2017
2.4.1. Ƣu điểm
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 [57] . Luật này có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, ngoài những người được trợ giúp pháp lý quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng thêm những đối tượng như: Người thuộc hộ cận nghèo; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.
Thứ hai, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là một trong những biện pháp để thu hút nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý.
Thứ ba, Luật đã quy định rõ ràng, cụ thể chức năng nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý, tập sự trợ giúp viên pháp lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của người thực hiện trợ giúp pháp lý, chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp pháp lý với vị trí, vai trị của trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.
Thứ tư, quy định hạn chế việc mở các chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cũng như các hoạt động về trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý là để tập trung cho hoạt động trợ giúp pháp lý chuyên sâu, chuyên nghiệp, không dài trải. Đây là những thay đổi để phân biệt với các văn bản pháp luật khác liên quan đến công tác tuyên truyền pháp luật.
2.4.2. Hạn chế
Mặc dù Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã có nhiều điểm mới tiến bộ so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý cũng như trên cơ sở hoạt động thực tiễn, tác giả đưa ra một số luận điểm được cho là hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc mở rộng người được trợ giúp pháp lý nhưng lại đưa ra những rào cản mang tính hành chính sẽ làm ảnh hưởng đến tính ưu việt cũng nư chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, thậm chí quy định như vậy khơng tương thích, trái với các văn bản pháp luật hiện hành. Đơn cử ví dụ đối với người khuyết tật. Để được trợ giúp pháp lý, người khuyết tật phải có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người khuyết tật đó có khó khăn về mặt tài chính. Điều này là hồn tồn trái với Luật Người khuyết
tật. Theo quy định của Luật Người khuyết tật thì nếu là người khuyết tật thì họ sẽ là người được trợ giúp pháp lý nếu họ có nhu cầu, khơng có sự phân biệt về hạng tật nặng hay nhẹ, có tài chính hay khơng có tài chính.
Thứ hai, quy định mở rộng người được trợ giúp pháp lý nhưng lại chứa đựng một số quy định mang tính thụt lùi, lạc hậu hơn so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Ví dụ đối với trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. Nếu theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì họ là người được trợ giúp pháp lý. Cịn nếu theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì họ khơng đương nhiên là người được trợ giúp pháp lý mà họ phải kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận họ có khó khăn về mặt tài chính thì khi đó họ mới là người được trợ giúp pháp lý.
Thứ ba, quy định tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng trên cơ sở tình hình thực tế ở từng địa phương vừa là ưu điểm nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro mà cụ thể sẽ hình thành tư tưởng xin cho, xác lập thêm nhiều thủ tục hành chính, làm cản trở sự tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động trợ giúp pháp lý, sẽ tạo ra những cơ chế, những thủ tục hành chính để lựa chọn, để hạn chế sự tham gia rộng rãi của các tổ chức hành nghề luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật.
Thứ tư, việc quy định chi tiết chức năng nhiệm vụ của trợ giúp viên, tập sự trợ giúp viên cũng như mã hóa ngạch trợ giúp viên sẽ làm cho bộ máy hành chính ngày càng phình to hơn, ngân sách chi vào hoạt động hành chính ngày càng nhiều hơn và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trợ giúp pháp lý nếu hoạt động trợ giúp pháp lý chỉ là trách nhiệm của Nhà nước.
Chương 2 của Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật về Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những vấn đề lý luận có ý nghĩa phương pháp luận, như khái niệm trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý, tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý, phạm vi và lĩnh vực trợ giúp pháp lý, kinh phí trợ giúp pháp lý, Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là thực tiễn ban hành và thực hiện các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Từ nội dung của pháp luật về trợ giúp pháp lý, Chương 2 phân tích chi tiết thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đã được triển khai, thực hiện trong 8 năm kể từ khi Nhà nước ban hành Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 căn cứ vào số liệu báo cáo của các tỉnh và của Bộ Tư pháp về việc tổng kết thi hành 8 năm Luật trợ giúp pháp lý. Đồng thời, chương 2 cũng nêu ra một số ưu điểm và hạn chế của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Từ cơ sở phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu nêu trên, chương 2 của Luận văn đã nêu ra được những nguyên nhân, hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý cũng như là trong quá trình triển khai, thực hiện và áp dụng pháp luật về trợ giúp pháp lý. Những kết luận của