THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 62)

phát triển trong thời gian tới là tập trung vào vụ việc trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ trợ giúp pháp lý do Nhà nước cung cấp. Việc tập trung vào thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý góp phần bảo đảm thực hiện Hiến pháp năm 2013, các bộ luật, luật tố tụng được Quốc hội thông qua năm 2015 và đẩy mạnh giảm nghèo bền vững theo các chương trình, Nghị quyết của Quốc hội.

2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ PHÁP LÝ

2.2.1. Về ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý

Trong những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý và việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý đã đạt những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực vào việc cải thiện và thúc đẩy việc thụ hưởng các quyền con người và quyền cơng dân của người dân. Kết quả đáng khích lệ của hoạt động trợ giúp pháp lý phản ánh tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp, q trình hồn thiện hệ thống pháp luật và đặc biệt từ hệ quả của sự ra đời của Luật Trợ giúp

pháp lý và Luật Luật sư.Sau 08 năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý thì số lượng người được trợ giúp pháp lý như sau:Tổng số lượt người được trợ giúp pháp lý sau 08 năm là 987.949đối tượng, trong đó có 269.965 người nghèo, 132.331 người có cơng với cách mạng, 15.678 người già cơ đơn không nơi nương tựa, 37.880 trẻ em, 13.390 người khuyết tật, 540 người nhiễm HIV, 242.351 người dân tộc thiểu số, 1.398 nạn nhân của tội phạm mua bán người và 274.416 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý khác[25, tr 7, 8]..

Ngƣời nghèo: Theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg

ngày 08/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015[32]như sau: Hộ nghèo đối với khu vực nơng thơn là những hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; Hộ nghèo đối với khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 [33]thì chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 được xác định như sau: Hộ nghèo tại khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống ; Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo tại khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp

cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.Hộ cận nghèo tại khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo tại khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Như vậy, khái niệm người nghèo trong Luật trợ giúp pháp lý có sự khác nhau với khái niệm hộ nghèo trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan nhà nước chỉ có cấp Sổ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận là hộ nghèo chứ không cấp sổ người nghèo hay xác nhận người nghèo. Chính vì vậy, khi người được trợ giúp pháp lý cung cấp các tài liệu giấy tờ để chứng minh đối tượng được trợ giúp pháp lý là gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khái niệm hộ cận nghèo cũng đã được đề cập trong các quy định của pháp luật và danh giới để được xác định là hộ nghèo và hộ cận nghèo là không chênh lệch nhau quá lớn nhưng trong Luật trợ giúp pháp lý lại chỉ quy định người nghèo mới là đối tượng được trợ giúp pháp lý cịn khơng quy định hộ cận nghèo. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, những trường hợp vụ việc được trợ giúp pháp lý lại chỉ liên quan đến từng cá nhân và cá nhân đó lại chỉ là một thành viên trong hộ gia đình có sổ hộ nghèo chứ cá nhân họ khơng phải là người nghèo.

Ngƣời có cơng với cách mạng: Theo quy định của Pháp lệnh sửa đổi

bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 [34]thì Người có cơng với cách mạng bao gồm những người sau đây: Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;Bệnh binh;Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và

làm nghĩa vụ quốc tế;Người có cơng giúp đỡ cách mạng;Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có cơng ni dưỡng liệt sĩ.Khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hố học. Tuy nhiên, pháp luật TGPL khơng quy định cụ thể là người

bị nhiễm chất độc hóa học trong thời kỳ kháng chiến hay trong thời gian nào.

Bởi vì, hiện nay nhiều người cơng tác trong những ngành, lĩnh vực độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, họ cũng bị nhiễm chất độc hóa học trong sản xuất, lao động thì họ có được coi là đối tượng được trợ giúp pháp lý hay không.

Ngƣời già cô đơn, không nơi nƣơng tựa: Theo quy định của Luật

Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009 [35]thì Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Khái niệm người già quy định trong Luật TGPL và khái niệm người cao tuổi trong Luật Người cao tuổi là không trùng khớp với nhau nên việc áp dụng trên thực tế có nhiều bất cập.

Ngƣời khuyết tật: Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 đã nâng lên

thành Luật người khuyết tật năm 2010 [36]quy định tất cả người khuyết tật, không phân biệt mức độ khuyết tật hay việc người khuyết tật đó có nơi nương tựa hay khơng đều được trợ giúp pháp lý, tuy nhiên, Luật trợ giúp pháp lý vẫn chỉ quy định người tàn tật không nơi nương tựa mới được trợ giúp pháp lý. Người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

Trẻ em khơng nơi nƣơng tựa: Khái niệm trẻ em của pháp luật về

1989. Luật trợ giúp pháp lý chỉ thừa nhận quyền được trợ giúp pháp lý cho đối tượng là trẻ em không nơi nương tựa, chứ khơng phải là trẻ em nói chung. Trong khi đó, pháp luật quốc tế quy định rằng, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần phải được bảo vệ và có quyền được tiếp cận tư pháp và trợ giúp pháp lý miễn phí. Điều 40 (khoản b, đoạn ii) của Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định, bất cứ trẻ em nào bị khởi tố là đã vi phạm pháp luật hình sự đều có quyền được trợ giúp về pháp lý hoặc sự trợ giúp thích hợp khác cho sự biện hộ của mình[37].

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi[38]. Luật trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016 (có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017) quy định Trẻ em là người dưới 16 tuổi[39]. Như vậy, độ tuổi trẻ em được trợ giúp pháp lý quy định trong Luật trợ giúp pháp lý được dẫn chiếu đến Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và sau đó là Luật trẻ em. Trong khi đó, Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Tuy nhiên, hiện nay những người ở độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có nhu cầu trợ giúp pháp lý nhưng lại không được coi là trẻ em để hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Thực tiễn cho thấy rằng, tại các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang giới thiệu các vụ việc có người chưa thành niên phạm tội cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý trên toàn quốc để thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này và các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên toàn quốc vẫn ban hành quyết định cử trợ giúp viên hoặc luật sư cộng tác viên tham gia bào chữa cho các đối tượng này.

Việc quy định về điều kiện “không nơi nương tựa” đối với các đối tượng là người già cô đơn, trẻ em, người khuyết tật rất khó xác định, khái niệm “cô đơn” cũng chưa được hướng dẫn, do đó tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người được trợ giúp pháp lý khó khăn cho việc xác minh diện đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng trú ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn:

Luật quy định người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý khi họ là người thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Điều 2 của Thơng tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT giữa Bộ Tư pháp và Ủy ban dân tộc ngày 17/01/2012 hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số [40]quy định người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là người đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Cơng an xã, phường, thị trấn ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thơn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.

Nhiều trường hợp, người dân tộc thiểu số sinh sống lâu dài ở vùng không phải là vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng hộ khẩu thường trú của họ vẫn ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dẫn đến sự nhầm lẫn khi xác định đối tượng được trợ giúp pháp lý cho những người này. Mặt khác, rất nhiều người sinh sống, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn trong một thời gian dài, đã đăng ký tạm trú, thậm chí có người đã đăng ký thường trú nhưng vì họ khơng phải là người dân tộc thiểu số nên cũng không được trợ giúp pháp lý.

Ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa: Việc xác định diện đối

tượng này được áp dụng theo quy định của Pháp lệnh về người cao tuổi nay được nâng thành Luật người cao tuổi[43]. Đây là những người từ 60 tuổi trở lên, sống một mình và khơng có người chăm sóc, phụng dưỡng. Thực tiễn hiện nay cịn có tranh luận về người già sống tại các trại nuôi dưỡng của Nhà nước hoặc xã hội hoặc người già có con, cháu nhưng lại bị chính các con cháu chiếm đoạt tài sản. Những người này không được coi là người cô đơn, họ khơng thuộc diện nghèo nhưng thực tế khơng có tài sản. Đối với những

trường hợp này, các tổ chức trợ giúp pháp lý cần xem xét hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp để vận dụng linh hoạt.

Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán ngƣời: Luật Phòng chống mua, bán người năm 2011 [44]đã quy định nạn

nhân bị mua, bán là đối tượng được trợ giúp pháp lý, tuy nhiên, đối tượng này lại chưa được quy định trong Luật trợ giúp pháp lý.

Người được trợ giúp pháp lý có quyền tự mình hoặc thơng qua người thân thích, người đại diện yêu cầu trợ giúp pháp lý, lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp sau:Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là một bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp hồ giải, giải đáp pháp luật;Có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có người thân thích liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã từng là người giải quyết vụ việc đó;Có căn cứ khác cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể khơng khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý; Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý; Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Cung cấp thơng tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thơng tin, tài liệu đó; Tơn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý; Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về một vụ việc đang được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp; Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc thụ hưởng quyền tiếp cận cơng lý và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của những người được trợ giúp pháp lý. Nó góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nhất là ở địa phương, và tới những đối tượng yếu thế, thiệt thịi trong xã hội, nhờ đó họ nâng cao được nhận thức về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ dân sự và hình sự có liên quan. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của cán bộ, công chức và người dân về pháp luật cũng như quyền và nghĩa vụ liên quan của cán bộ, công chức đối với nhân dân. Theo ý nghĩa đó, trợ giúp pháp lý tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hoá các quyền con người và quyền công dân của các cá nhân.

Cùng với sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Luật sư và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật đã góp phần tích cực vào cải thiện nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật cũng như việc nâng cao vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của những người tham gia hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 62)