Những hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

Bên cạnh những hạn chế, bất cập từ quy định của Luật trợ giúp pháp lý, trong quá trình triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý còn một số hạn

chế, bất cập sau đây:

- Một số văn bản triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý khơng cịn phù hợp với thực tiễn nhưĐề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008. Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) của Thủ tướng Chính phủ có nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp trong giai đoạn đầu triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý khi đội ngũ luật sư còn chưa phát triển, nhưng đến nay một số mục tiêu, chỉ tiêu khơng cịn phù hợp (các chỉ tiêu về Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý...). Tính đến 31/12/2014, trên tồn quốc có 201 Chi nhánh đặt tại các huyện và liên huyện, 5.371 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (trong đó có 3.842 Câu lạc bộ đang hoạt động, 1.529 Câu lạc bộ không hoạt động) [25, tr 18]. Nhiều Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý thành lập ở cơ sở do khơng có người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia sinh hoạt để tư vấn, hướng dẫn vụ việc cụ thể nên chủ yếu là hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc sinh hoạt giữa các thành viên Ban Chủ nhiệm.

- Qua kết quả 08 năm cho thấy một số Trung tâm hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc thành lập một số Chi nhánh theo chỉ tiêu của Chiến lược và Đề án Quy hoạch chưa căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện cơ sở vật chất chưa được bảo đảm, chưa có Trợ giúp viên pháp lý, do đó hiệu quả hoạt động cịn thấp. Mặt khác, nguồn nhân lực của Trung tâm không ổn định, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý có nhiều kinh nghiệm thường bị điều chuyển sang thực hiện các cơng việc hành chính khác.

- Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lýchưa bảo đảm đúng trọng tâm là cung cấp vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là trong lĩnh vực tham gia tố tụng

mà cịn dàn trải theo nhiều hình thức trợ giúp pháp lý khác (như in ấn tờ rơi, tờ gấp, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động). Theo số liệu từ khi triển khai thực hiện Chiến lược đến năm 2013, số lượng vụ việc tham gia tố tụng chỉ chiếm 5,8%; vụ việc thực hiện tại trụ sở Trung tâm và Chi nhánh chiếm 23,2% trong tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý. Trong tổng số vụ việc tham gia tố tụng có 15.954 vụ việc do luật sư cộng tác viên thực hiện (chiếm 65,6%), 8.369 vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện (chiếm 34,4%), có những Trợ giúp viên pháp lý không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng nào trong cả năm. Trong tổng số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện, số vụ việc tố tụng chỉ chiếm khoảng 4%[25, tr 19].

- Nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý còn nhiều bất cập.Một số địa phương bố trí cán bộ khơng có bằng cử nhân luật tham gia làm việc tại Trung tâm gây khó khăn trong việc tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Trong lĩnh vực tham gia tố tụng, một số luật sư, Trợ giúp viên pháp lý còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề, bởi vì họ ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp. Mặt khác, hiện nay sự phân bổ đội ngũ luật sư khơng đồng đều giữa các vùng, miền trong tồn quốc. Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng luật sư tham gia trong các vụ án bắt buộc phải có người bào chữa khơng bảo đảm. Đồng thời, chất lượng tham gia tố tụng của luật sư đối với các loại án bắt buộc phải có người bào chữa cịn nhiều bất cập, thậm chí mang tính hình thức, tham gia cho đủ thủ tục tố tụng, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

- Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý chưa được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng dẫn đến mục đích và hiệu quả chưa cao. Nội dung truyền thông chưa phù hợp với các đối tượng đặc thù và địa bàn sinh sống của người dân. Việc truyền thông mới chỉ dừng lại ở phản ánh sự kiện, giới thiệu các quan điểm, chủ trương, thiếu những bài viết, câu

chuyện sâu sắc về công tác trợ giúp pháp lý, về những vụ việc điển hình, đặc biệt thơng qua các hình thức kịch, tiểu phẩm hay hoặc trên những trang báo, trang thông tin điện tử lớn. Công tác truyền thông chưa phản ánh sinh động thực tế công tác trợ giúp pháp lý nên chưa thu hút sự quan tâm của xã hội, người dân về công tác này. Nhận thức về trợ giúp pháp lý của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là chính quyền cơ sở, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của trợ giúp pháp lý trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân nên nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý bị bỏ sót. Bởi vậy, mặc dù hệ thống trợ giúp pháp lý đã hình thành hơn 17 năm nhưng vẫn cịn nhiều đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý chưa biết đến hoạt động này và quyền được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước. Trên thực tế, các vụ việc tố tụng hình sự phần lớn do các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, số lượng vụ việc do người dân tự tìm đến và yêu cầu Trung tâm hoặc Chi nhánh thực hiện còn rất hạn chế.

- Kinh phí bảo đảm cho cơng tác trợ giúp pháp lý cịn hạn chế, khơng thường xuyên. Trong 08 năm triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý (2007- 2014), tổng ngân sách dành cho công tác trợ giúp pháp lý là 784.827.190.000 đồng, trung bình, ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý mỗi năm khoảng 98.103.398.000 đồng, trong đó, ngân sách địa phương là 586.140.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 74,68% tổng ngân sách, ngân sách hỗ trợ từ Trung ương, các dự án hỗ trợ và nguồn khác là 198.687.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 25,32%. Lấy ví dụ một năm tổng kinh phí cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý cả Trung ương và địa phương là 145.109.537.000 đồng (năm 2013) chiếm 0,0048% GDP, trong khi đó, ở một số nước trên thế giới tổng kinh phí cấp cho hoạt động này tương đối lớn[25, tr 20].

Việc phân bổ các khoản chi từ ngân sách Trung ương và địa phương dành cho trợ giúp pháp lý cũng chưa hợp lý. Ở địa phương, ngân sách chủ yếu tập trung cho chi lương và chi khác, kinh phí chi cho các hoạt động

nghiệp vụ còn hạn chế. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các địa phương, sau 8 năm thi hành Luật trợ giúp pháp lý, (2007-2014), ngân sách dành cho chi lương là 294.029.297.000 đồng chiếm tỉ lệ 50,16% tổng ngân sách địa phương, chi khác là 142.906.274.000 đồng chiếm tỉ lệ 24,38%, chi cho các hoạt động nghiệp vụ chiếm 25,46%. Đặc biệt, trong số kinh phí hạn chế chi cho các hoạt động nghiệp vụ từ ngân sách địa phương, phần kinh phí chi cho các vụ việc trợ giúp pháp lý chỉ đạt 36.788.884.000 đồng, chiếm tỉ lệ rất nhỏ 6,27%.

Lấy ví dụ năm 2012 và 2013, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý là 50.887.655.412 đồng, trong đó kinh phí dành chi cho các vụ việc chỉ là 581.165.100 đồng (chiếm 1,14%). Nội dung chi của nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg) và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg) chưa có nội dung chi cho thực hiện vụ việc mà chỉ chi cho các hoạt động hỗ trợ cho công tác trợ giúp pháp lýnhư: truyền thông, in ấn, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động, đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, tỷ lệ kinh phí dành cho vụ việc trợ giúp pháp lý rất nhỏ.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về trợ giúp pháp lý đôi lúc chưa thực sự chặt chẽ. Trước năm 2016, một số cơ quan tiến hành tố tụng không chấp nhận Trợ giúp viên pháp lý thực hiện bào chữa tại Tịa vì chức danh này chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, mặc dù trong Luật trợ giúp pháp lý đã quy định rất rõ, Trợ giúp viên pháp lý được tham gia tố tụng. Việc giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý cho người

thuộc diện được trợ giúp pháp lý cũng như giới thiệu, hướng dẫn họ đến với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, có nơi chỉ giới thiệu người chưa thành niên phạm tội đến Trung tâm trợ giúp pháp lý, còn người nghèo, đối tượng chính sách... chưa được các cơ quan tố tụng quan tâm, giới thiệu dẫn đến bỏ sót đối tượng.

- Công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý còn thiếu sự kết nối giữa Trung ương và địa phương trong việc nắm bắt tình hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh. Nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn ở các địa phương nhưng cơ quan quản lý ở Trung ương không nắm bắt được để đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.

- Các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia trợ giúp pháp lý song hiệu quả chưa cao, số lượng vụ việc rất khiêm tốn, chủ yếu là các vụ việc tư vấn pháp luật, nhiều tổ chức đăng ký tham gia nhưng chưa thực hiện vụ việc, một số vụ việc trợ giúp pháp lý chưa theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lýkhông đầy đủ và thường xuyên nên cơ quan quản lý nhà nước chưa nắm được đầy đủ số liệu vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý của các tổ chức này. Số liệu vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp như Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam…chưa bóc tách được số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Nhà nước trả tiền và vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý tự nguyện của luật sư, tư vấn viên pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)