QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)

Thứ nhất,thống nhất về nhận thức của các cán bộ trong cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương, người dân và các đối tượng được trợ giúp pháp lý về vị trí, vai trị, ý nghĩa của cơng tác trợ giúp pháp lý. Khẳng định trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước, dịch vụ trợ giúp pháp lý là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, hỗ trợ tích cực cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo đảm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đúng pháp luật.

Thứ hai, phải xuất phát từ lợi ích của người dân, lấy lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm trung tâm để thiết kế các chính sách, thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý, xây dựng các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, xây dựng các tiêu chí, yêu cầu đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý, yêu cầu về chất lượng dịch vụ...

Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp, sự tham gia của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao trách nhiệm, vai trò tham mưu của các cơ quan quản lý, vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của chính quyền các cấp, cơ quan trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý.

Thứ tư, có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chú trọng các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Thứ năm, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của công tác trợ giúp pháp lýđể có đầu tư với lộ trình phù hợp, thể chế đi trước một bước; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý.

Thứ sáu, trong hợp tác quốc tế, cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, tài trợ, sự quan tâm, ủng hộ cả về vật chất và kỹ thuật; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn hỗ trợ, tài trợ; kịp thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước,

các tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ bẩy, nội dung hoàn thiện pháp luật trợ giúp pháp lý phải bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế về trợ giúp pháp lý, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện đẻ hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng chuyên nghiệp, phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

Thứ tám, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý phải phù hợp với định hướng phát triển với vai trị chính là của Nhà nước và xã hội Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa như đã được khẳng định trong Hiến pháp là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân.

Thứ chín, cần có cơ chế thiết thực, phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội hiện có, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và lực lượng xã hội tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, nhất là đội ngũ luật sư.

Thứ mười, Nhà nước giữ vai trò quản lý, thu hút và điều phối nguồn lực cho các vùng miền, địa phương trong toàn quốc. Hàng năm, ngân sách nhà nước bảo đảm cho tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, bao gồm cả ngân sách cấp cho các vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, nhà nước cần có biện pháp, cách thức điều phối kinh phí phù hợp hiệu quả. Đảm bảo mơ hình tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhà nước trên toàn quốc theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp. Việc hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, khoa học, toàn diện, khach quan, kế thừa những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, phân

công trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)