Thứ nhất, trong quá trình tổng kết thực tiễn việc thi hành Luật trợ giúp pháp lý và các nghị định của Chính phủ quy địnhchitiếtvàhướngdẫnthihànhmộtsốđiềucủaLuậttrợ giúp pháp lýcần nghiên cứu, cân nhắc mở rộng phạm vi các lĩnh vực mà người nghèo và các đối tượng chính sách được trợ giúp pháp lý. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như cung cấp các dịch vụ chất lượng cho cuộc sống, nhiều cá nhân đã sáng chế ra những thiết bị, sản phẩm, máy móc mang tính ứng dụng cao, phục vụ thiết thực cho quá trình lao động, sản xuất... Song khơng phải ai cũng có điều kiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ thành quả trí tuệ của mình, dẫn đến quyền lợi bị xâm phạm. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực trợ giúp pháp lýmiễn phí sang lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng là một nhu cầu thực tiễn cần được nghiên cứu, xem xét bổ sung trong việc hoàn thiện lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện các quan hệ pháp luật tại các cơ quan tiến hành tố tụng, các quan hệ pháp luật không thể có sự phân biệt độc lập, rõ ràng giữa lĩnh vực dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, thương mại mà giữa các lĩnh vực cũng có sự đan xen tương đối nên việc phân định, tách biệt không thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại là không cần thiết. Mặt khác, trong các vụ việc tranh chấp về kinh doanh thương mại thì chủ yếu là các chủ thể trong quan hệ đó là pháp nhân, cá nhân và thường là cá nhân khi tham gia vào quan hệ đó về bản chất cũng vẫn là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Chính vì vậy, cần phả hồn thiện các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng lĩnh vực trợ giúp pháp lý, người được hưởng trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phía cả trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Thứ ba, cần hoàn thiện pháp luật vềtrợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng đối với công tác trợ giúp pháp lý, không bị hạn chế bởi đơn vị hành chính, bởi nơi xảy ra sự việc hay là nơi thường trú của người được trợ giúp pháp lý. Có như vậy, mới thu hút được nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và sự cạnh tranh lành mạnh trong công tác thực hiện trợ giúp pháp lý. Những đơn vị, tổ chức, cá nhân nào làm tốt, có trách nhiệm với cơng việc trợ giúp pháp lý thì người được trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu để mời họ tham gia giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.Nếu chúng ta đưa ra hạn phạm vi trợ giúp trong đơn vị hành chính sẽ làm ảnh hưởng và cản trở quyền tiếp cận và quyền được trợ giúp pháp lý, đặc biệt là quyền chủ động tiếp cận trợ giúp pháp lý của các đối tượng trợ giúp pháp lý và qua đó sẽ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chun mơn, uy tín của trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên, của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Do vậy, cần phải có sự điều phối, xây dựng cơ chế để tạo điều kiện cho tất cả những người được trợ giúp pháp lý được tiếp cận trợ giúp pháp lý và đặc biệt để các luật sư cộng tác viên có điều kiện tham gia ở bất kỳ vụ việc nào xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam mà trong vụ án đó có người được trợ giúp pháp lý yêu cầu.
3.2.4. Về hình thứctrợ giúp pháp lý
Thứ nhất, do Luật trợ giúp pháp lý không quy định rõ hoạt động trợ giúp pháp lý phải hướng trọng tâm vào giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể cho người được trợ giúp pháp lý nên trên thực tế số vụ việc trợ giúp
pháp lý được thực hiện bằng các hình thức chính như tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở còn hạn chế. Hoạt động trợ giúp pháp lý dàn trải theo nhiều hình thức, đặc biệt là các hình thức vụ việc trợ giúp pháp lý ở cơ sở như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động, thậm chí có sự chồng lấn với cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Do đó, hồn thiện các quy định về hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách phải trên cơ sở định hướng rõ trọng tâm nhiệm vụ của hoạt động trợ giúp pháp lý là trợ giúp pháp lý theo vụ việc, trong đó ưu tiên tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng, ưu tiên các vụ việc tố tụng hình sự, đại diện ngoài tố tụng, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý để họ được quyền bình đẳng tiếp cận pháp luật và được hưởng phiên tịa cơngbằng.
Việc thu hẹp các hình thức trợ giúp pháp lý sẽ là một trong những yêu cầu cần thiết để thể hiện bản chất, mục đích mà Nhà nước chúng ta hướng đến đối với hoạt động trợ giúp pháp lý bởi lẽ nếu chúng ta quá mở rộng hình thức trợ giúp pháp lý thì vơ hình chung chúng ta sẽ làm mất đi vị trí, vai trị của việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí mà nhà nước đã quy định dành cho những người yếu thế trong xã hội mà lúc đó chúng ta đã thực hiện trùng lặp vào các công việc mà văn bản pháp luật khác quy định và đang thực hiện. Chúng ta chỉ nên tập trung vào một số hình thức trọng tâm của hoạt động trợ giúp pháp lý đó là tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngài tố tụng bởi đây là những hình thức thể hiện rõ và phản ánh chân thực về hoạt động trợ giúp pháp lý, thể hiện bản chất của nhà nước ta là mong muốn giúp đỡ những đối tượng yếu thế mà chỉ là những đối tượng yếu thế đang là những đương sự trong những vụ việc cụ thể cần sự trợ giúp của nhà nước và những đối tượng yếu thế khi gặp phải những vụ việc liên quan đến pháp luật thì một
trong những chủ thể mà họ sẽ nghĩ ngay đến ngoài luật sư là trợ giúp pháp lý của nhà nước vì ở đó sẽ đáp ứng được một phần yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
Thứ hai, tiếp tục làm rõ hơn hình thức tư vấn pháp luật, phân định rõ phạm vi tư vấn pháp luật của tổ chức trợ giúp pháp lýcủa Nhà nước với trợ giúp pháp lýcủa tổ chức xã hội và trợ giúp pháp lýcộng đồng, chú trọng tư vấn pháp luật tiền tố tụng, tư vấn pháp luật thông dụng và tư vấn pháp luật đối với các hoạt động xố nghèo... Đồng thời, hồn thiện hình thức tham gia tố tụng, thiết thực bảo đảm quyền bào chữa, quyền bảo đảm tư pháp và cần phân định hịa giải trong trợ giúp pháp lý với hồ giải cơ sở, hoà giải trong tố tụng mặc dù trong thực tiễn chúng có sự giaothoa.
3.2.5. Về kinh phítrợ giúp pháp lý
Thứ nhất, cần ban hành các văn bản pháp luật quy định về nguồn tài chính cho cơng tác trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm tính chủ động và phát triển bền vững trong công tác trợ giúp pháp lý. Quy định cụ thể mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho cơng tác trợ giúp pháp lý. Mức kinh phí cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lýở địa phương cần phải được quy định cụ thể, ổn định, hợp lý từ ngân sách địa phương. Thậm chí, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như là tình hình các vụ việc trợ giúp pháp lý và số lượng người được trợ giúp pháp lý tại địa phương để trên cơ sở đó đề nghị ngân sách địa phương cấp mức kinh phí sao cho phù hợp.
Thứ hai, cần quy định cụ thể việc phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ và ngân sách địa phương cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Theo đó, cần tập trung nguồn kinh phí cho hoạt động chun mơn nghiệp vụ và vụ việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, giảm thiểu các nguồn kinh phí chi cho các hoạt động khác như chi lương và các khoản chi khác.
Thứ ba, cần phải ban hành các quy định về việc giao khốn kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý theo vụ việc và có cơ chế thơng báo công khai,
rộng rãi để tất cả các chủ thể khi tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý họ hiểu và biết được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Cần quy định mỗi loại vụ việc cụ thể theo từng lĩnh vực cụ thể sẽ tương ứng một khoản kinh phí mà nhà nước hỗ trợ, thanh toán theo hướng định khung từ mức thấp nhất đến mức cao nhất.
Thứ tư, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để xây dựng cơ chế tập hợp, huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng xã hội, đặc biệt là sự đóng góp từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân để mọi người được biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý, tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý, được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý và đóng góp vật chất, tinh thần vào hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vấn đề kinh phí trợ giúp pháp lý.
Kết luận Chƣơng 3
Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Đó cũng là thể hiện chức năng xã hội của Nhà nước trước những người yếu thế trong xã hội mà cần sự trợ giúp về mặt pháp lý khi họ là những chủ thể trong những trường hợp, những điều kiện pháp lý cụ thể mà không thể tự bảo vệ mình. Nhà nước thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho họ trên cơ sở hồn thiện các quy định của pháp luật để ngày càng cung cấp cho họ những điều kiện tốt nhất có thể.
Với cách đặt vấn đề nêu trên, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra quan điểm, những phương hướng và các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp mà Luận văn phân tích mang tính đồng bộ và không thể coi nhẹ bất cứ giải pháp nào trong từng vấn đề mà Luận văn nghiên cứu. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về người được trợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng thêm một số đối tượng yếu thế khác cần sự trợ giúp của Nhà nước mà khơng làm thay đổi mục đích của Nhà nước trong cơng tác trợ giúp pháp lý. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ
chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng xã hội hóa để thu hút các nhóm chủ thể tham gia tích cực vào cơng tác trợ giúp pháp lý. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phạm vi và lĩnh vực trợ giúp pháp lý là để tạo điều kiện tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Giải pháp hồn thiện pháp luật về kinh phí trợ giúp pháp lý là để thu hút, tập trung nguồn lực tài chính cho các dịch vụ pháp lý cho các hoạt động trợ giúp pháp lý, giảm thiểu các chi phí trong cơng tác hành chính, giảm thiểu các mơ hình tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, kêu gọi, thu hút các mộ hình tổ chức trợ giúp pháp lý từ các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, trong đó Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất trong việc cung
cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người được trợ giúp pháp lý, tăng cường chức năng xã hội, tính nhân đạo nhân văn của Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơng lý, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý nêu trên, phù hợp với mục đích đề ra, Luận văn với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay” đã xây dựng một hệ
thống lý luận, trong đó đã đưa ra khái niệm về trợ giúp pháp lý, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu khoa học trước đó và luật thực định, khẳng định trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận cơng lý và bình đẳng trước pháp luật. Luận văn đi phân tích và làm rõ một số vấn đề về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý, lĩnh vực trợ giúp pháp lý, phạm vi trợ giúp pháp lývà kinh phí trợ giúp pháp lý để trên cơ sở đó xác định rằng, từ khi ban hành Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đến nay, công tác trợ giúp pháp lý đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý đã được hồn thiện, đóng vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong đó có trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hộikhác. Chính vì vậy, việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về trợ
giúp pháp lý, trong đó có Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 là nhu cầu khách quan, cần thiết.
Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lýở Việt Nam hiện nay phải phù hợp với quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là các bộ luật, luật về tố tụng, tổ chức bộ máy và ngân sách; Lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý làm trung tâm, tránh bỏ sót đối tượng được trợ giúp pháp lý khi họ cần giúp đỡ pháp lý, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trước pháp luật và tiếp cận công lý bảo đảm chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý theo hướng chuẩn hóa đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý, đa dạng hóa nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, có chất lượng khi họ có nhu cầu.Pháp luật về trợ giúp pháp lý là một lĩnh vực pháp luật được hình thành, định hình bởi nhiều yếu tố và chính vì vậy việc hồn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý là phải tìm ra các kiến giải hoàn thiện tất cả các yếu tố đó, trong khi Luận văn chỉ lựa chọn một vài yếu tố trong đó để đưa ra phương án tiếp cận, nội dung nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện của một Luận văn thạc sĩ. Điều đó làm nên những đặc điểm khác biệt trong việc nghiên cứu và đưa ra phương án để hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người yếu thế trong xã hội có khó khăn về tài chính và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa đối với người có cơng với cách mạng, chính sách dân tộc và chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi, để bảo đảm tính tương thích của hệ thống văn bản pháp luật, đồng thời tiếp tục thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, người có cơng,