3.2.1. Về ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về người được trợ
giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, theo đó khơng cần thiết quy định điều kiện là phải thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như chúng ta đã biết Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 [52] vẫn quy định người được trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quy định là tại Việt Nam có bao nhiêu dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí khi họ có u cầu mà khơng cần thiết quy định thêm điều kiện phải thường xuyên sinh sống hoặc thướng trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, người được trợ giúp pháp lý là người bị nhiễm chất độc hóa
học tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2013/NĐ-CP cần quy định cụ thể theo hướng những người này kể cả là người có nơi nương tựa hay khơng có nơi nương tựa thì họ cũng vẫn được quyền hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước.
Thứ ba, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em và pháp luật về trợ giúp pháp lýthay đổi theo hướng người được trợ giúp pháp lý là người dưới 18 như Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.Để bảo vệ quyền lợi cho đối tượng trợ giúp pháp lý là trẻ em, trên cơ sở vận dụng Điều 10 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, Chỉ thị số 1408/CT ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/6/2011 Cục Trợ giúp pháp lý đã ban hành Công văn số 201/CTGPL-
NV hướng dẫn diện đối tượng trợ giúp pháp lý là trẻ em. Theo đó, trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi được trợ giúp pháp lý để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp trẻ em và người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị hại hoặc có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Tiếp đó, ngày 20/5/2011, Bộ Tư pháp có Cơng văn số 2910/BTP-TGPL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu đảm bảo mọi trường hợp trẻ em có vướng mắc pháp luật (bị vi phạm quyền trẻ em, bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị bạo hành…) đều được tiếp cận và được TGPL với hình thức phù hợp, bảo đảm chất lượng tốt nhất [53].
Mặc dù Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn như trên và các Trung tâm cũng đã chủ động trợ giúp pháp lý cho diện đối tượng này nhưng do Luật trợ giúp pháp lý hạn chế về mặt đối tượng nên có Trung tâm cịn gặp khó khăn khi cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em. Do vậy, các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em còn hạn chế, quyền lợi của các em chưa được đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này, khi sửa đổi, bổ sung Luật trợ giúp pháp lý đề nghị sửa đổi diện đối tượng trợ giúp pháp lý là trẻ em. Đảm bảo mọi trẻ em (là người dưới 18 tuổi) có vướng mắc pháp luật đều được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước [54].
Thứ tƣ, nghiên cứu mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí
theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:
- Người bị bắt, tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự: Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thơng qua Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm quyền tiếp cận công lý và quyền cơ bản của con người. Tại khoản 4 Điều 31 Chương II Hiến pháp 2013 về quyền con người và quyền công dân quy định: “Người bị bắt,
tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy, tinh thần của Hiến pháp
là “quyền bào chữa” là một trong những quyền cơ bản của công dân. Về phương diện quốc tế, ngày 20/12/2012, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã đưa ra tuyên bố về nguyên tắc và những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự. Theo đó, Nhà nước vẫn bảo đảm tất cả những người bị bắt, bị tạm giữ, bị tình nghi hoặc vi phạm pháp luật hình sự bị phạt tù có thời hạn hoặc bị kết án tử hình đều có quyền được trợ giúp pháp lý ở tất cả các giai đoạn của tư pháp hình sự. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý cũng cần được coi là quyền cơ bản của công dân, bảo đảm bất kỳ người nào không phân biệt giàu hay nghèo đều có quyền có luật sư bào chữa trong phiên tịa hình sự để được hưởng một phiên tịa cơng bằng. Do đó, Luật trợ giúp pháp lý cần bổ sung đối tượng được trợ giúp pháp lý là người bị bắt, tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự nếu là người bị bắt, tạm giam, tạm giữ,bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự hoặc là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất (theo BLTTHS 2003) hoặc bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 t̉i (theo BLTTHS 2015) và nếu người đó có u cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định Luật sư hoặc Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa miễn phí cho họ.
- Nạn nhân bạo lực gia đình: Theo Báo cáo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam” đã cho thấy, gia đình khơng phải lúc nào cũng là một mơi trường sống an tồn tại Việt Nam bởi vì phụ nữ phải đối mặt với những nguy cơ bị bạo lực do chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình hoặc một người nào khác gây ra. Bạo lực gia đình ảnh hưởng tới phụ nữ và diễn ra khắp nơi trên toàn quốc ở các nhóm đối tượng khác nhau về đặc điểm xã hội và chủng tộc, đồng thời nó đã trực tiếp hoặc gián
tiếp ảnh hưởng tới trẻ em thông qua những gì mà chúng chứng kiến trong gia đình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạo lực đối với phụ nữ có một tác động sâu hơn so với những tác hại tức thì và dễ nhận biết. Nó gây tác động đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ, ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn đề giáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái. Bạo lực đối với phụ nữ cũng làm phát sinh những chi phí mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ được Chính phủ nhìn nhận như là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn một số hiệp định quốc tế cơ bản về quyền con người, bao gồm cả gồm cả những hiệp định về quyền dân sự và chính trị (ICCPR), kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR), phân biệt chủng tộc (CERD), bình đẳng giới (CEDAW) và quyền trẻ em (CRC).
Tuy nhiên, nhiều nạn nhân bạo lực gia đình chưa được tiếp cận với chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước do không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Điều này cho thấy việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của bạo lực gia đình đã trở thành yêu cầu cấp bách để bảo vệ quyền lợi của cá nhân và sự ổn định của gia đình, xã hội. Trong khi đó, theo quy định của Luật phịng chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21/11/2007 thì nạn nhân bạo lực gia đình có quyền được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật, được bố trí nơi tạm lánh và được giữ bí mật về nơi tạm lánh. Trong luật này, mặc dù chưa trực tiếp quy định nạn nhân bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý miễn phí nhưng về tinh thần của Luật cũng như một số Chương trình, Đề án…thì nạn nhân bạo lực gia đình đã được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, trong khi đó pháp luật về trợ giúp pháp lý mà đặc biệt là Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì chưa quy định.
Do vậy, trong thời gian tới các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý cần quy định bổ sung nạn nhân bạo lực gia đình là người được trợ giúp pháp lý.
- Người nhiễm HIV: Phần lớn những người nhiễm HIV/AIDS có trình độ học vấn thấp, hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Trong suốt q trình mang vi rút, người có HIV thường phải trải qua những biến động bất lợi về tâm lý như: sợ hãi và long lắng; cô đơn, mặc cảm, tự kỳ thị, buồn bã, trầm uất…Vì vậy, khi có vướng mắc về pháp luật liên quan đến bản thân, họ thường rơi vào trạng thái bế tắc, khơng biết bảo vệ mình như thế nào khi bị xâm phạm quyền. Nhóm đối tượng này chưa được quy định rõ là người được trợ giúp pháp lý trong Luật trợ giúp pháp lý mà chỉ được hướng dẫn thông qua Nghị định 07/2007/NĐ-CP thông qua việc sắp xếp đối tượng này vào nhóm đối tượng người khuyết tật. Bên cạnh đó, pháp luật về người nhiễm HIV/AIDS quy định việc người nhiễm HIV/AIDS được quyền giữ bí mật các thơng tin cá nhân và nghiêm cấm việc công khai, tiết lộ các thông tin về họ nên việc xác định đối tượng và TGPL cho họ cịn gặp khó khăn. Như chúng ta đã biết Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 đã bổ sung người nhiễm HIV là người được trợ giúp pháp lý là hoàn toàn phù hợp [52, Điều 7]. Tuy nhiên, Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 lại đưa thêm điều kiện là phải “có khó khăn về tài chính” là khơng cần thiết.
- Người thuộc hộ cận nghèo: Theo quy định của pháp luật, nhà nước phân loại thành hộ nghèo và hộ cận nghèo. Tuy nhiên, chỉ có người thuộc hộ nghèo (người nghèo) mới là người được trợ giúp pháp lý cịn người thuộc hộ cận nghèo thì chưa được quy định. Trong khi đó, danh giới để phân định hộ nghèo vào hộ cận nghèo là rất hẹp. Do vậy, cần bổ sung người được trợ giúp pháp lý là người thuộc hộ cận nghèo. Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 bổ sung người thuộc hộ cận nghèo được trợ giúp pháp lý nhưng trong phạm vi và lĩnh vực hẹp hơn so với người thuộc hộ nghèo [52,
Điều 7]. Điều này là khơng cần thiết vì việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo để Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ và giảm nghèo, đồng thời ban hành các chính sách phù hợp để phát triển kinh tế xã hội. Cịn chính sách trợ giúp pháp lý dành cho hộ nghèo và hộ cận nghèo là tạo điều kiện cho họ khi họ cần sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý khi mà chưa có điều kiện kinh tế để chi trả cho dịch vụ pháp lý mà mình sử dụng.
3.2.2. Về tổ chức và ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý
Thứ nhất, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác trợ giúp pháp lý với chủ trương nghiên cứu quy mô hệ thống trợ giúp pháp lý nhà nước phù hợp với các vùng, miền và điều kiện thực tế ở các địa phương. Việc thành lập các Trung tâm trợ giúp pháp lý chỉ được đặt ra đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực một số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa và ở đó các tổ chức hành nghề luật sư, các trung tâm tư vấn pháp luật chưa có hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người được trợ giúp pháp lý. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng…là những nơi có các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật phát triển thì khơng cần thiết phải thành lập các Trung tâm trợ giúp pháp lý. Mặt khác, mô hình Trung tâm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Sở Tư pháp nên việc thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương còn gặp khó khăn khi thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc trong lĩnh vực hành chính, khiếu nại, tố cáo. Trong khi Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 chưa quy định chức năng hỗ trợ, điều phối nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý khi địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện. Trụ sở, cơ sở vật chất của Trung tâm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, do đó nhiều Trung tâm ở chung trụ sở với cơ quan công quyền, điều này khiến người thuộc diện được trợ giúp pháp lý e ngại khi muốn tiếp cận để được trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, việc hồn thiện và đưa ra giải pháp để xây dựng mơ hình tổ chức trợ giúp pháp lý khơng theo đơn vị hành chính là rất cần thiết.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý theo đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015. Theo đó, đổi mới cơng tác trợ giúp pháp lý theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa với lộ trình phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, khu vực tiến tới sau năm 2025 người thực hiện trợ giúp pháp lý là luật sư hành nghề, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ mà luật sư cung cấp trên thị trường; chuyển các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo hướng từ việc chủ yếu cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý hiện nay thành cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Do đó, việc hồn thiện pháp luật về tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý theo mơ hình hỗn hợp, kết hợp giữa nhà nước và xã hội, làm rõ vai trò nòng cốt của Nhà nước, cơ chế tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia, đóng góp của xã hội, huy động tính tự nguyện của tổ chức xãhội. Mơ hình tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý nhà nước được sắp xếp, đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu trợ giúp pháp lý; không chạy theo số lượng mà quan tâm đến chất lượng[55].
Thứ ba, cần phải đẩy nhanh cơng tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp hơn nữa nhằm thu hút được một lực lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý dày dạn kinh nghiệm và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng với đòi hỏi khắt khe hơn trước, ưu đãi cho những chủ thể này như:
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu