quốc hiện nay
Vùng biển và ven biển Việt Nam là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước, nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết
mạch thông thương giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữ châu Âu, Trung Cận Đơng với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển Đơng đóng vai trị là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợ để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đơng [15, tr.45].
Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và cảng trung bình. Nhìn vào tương lai, hệ thống liên vận Đơng Nam Á, nước ta có thể phát triển một số cảng chuyên dụng hoặc cảng quá cảnh cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Mianma.
Với 4000 hịn đảo lớn nhỏ nước ta trong đó, vùng biển Đơng Bắc trên 3000 đảo; Bắc Trung Bộ trên 40 đảo; còn lại vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Trường Sa, Hồng Sa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có vai trị lớn lao trong cơng cuộc bảo vệ chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Với vị trí kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam, từ hàng ngàn năm nay, biển đảo Việt Nam đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; biển gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ mơi trường của mọi miền đất nước. Chính vì lẽ đó, trong q khứ, dân tộc Việt Nam đã không chỉ khai thác các nguồn tài nguyên biển phục vụ cho cuộc sống của mình mà cịn hình thành những quan niệm sống của cư dân và văn hóa biển mang sắc thái đặc thù riêng biệt. Có thể nhận định chắc chắn rằng, văn hóa và con người vùng biển đảo Việt Nam đã góp phần vào việc tạo dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, duy trì và phát triển nền văn minh Việt. Điều đó thể hiện rõ nét qua các minh chứng sau:
Từ hàng ngàn năm qua, người Việt đã sống chung, khai thác và chinh phục biển. Biển giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của
người Việt từ bao đời nay. Không chỉ mang lại nguồn sống, biển cịn ảnh hưởng đến diễn trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đến đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Việt. Dấu ấn của biển đã hiện diện trong đời sống của tổ tiên người Việt từ thời kỳ tiền sử, chứng minh rằng biển cả là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người tiền sử cư trú ở ven biển Việt Nam từ hàng ngàn năm trước. Những hoa văn “dấu vỏ sò” trên đồ gốm chính là dấu vết của biển trong đời sống kinh tế - xã hội của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh ở Trung bộ Việt Nam. Những tàn tích thức ăn và công cụ lao động được thu nhặt, chế tác từ sản phẩm của biển đã cho thấy từ hàng ngàn năm trước, tổ tiên của người Việt đã xác định được vai trò “kinh tế biển” đối với đời sống của họ. Những sản phẩm của biển như “nước mắm”, “muối”, là những “thành tựu” vĩ đại nhất mà người Việt đã phát minh trong quá trình sống chung với biển, chinh phục biển bằng “quai đê, lấn biển”, “thau chua, rửa mặn” để biến những đầm lầy hoang vắng hoặc những vùng đất khô cằn ven biển thành những làng quê trù phú.
Biển đã đi vào đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt với những lễ hội cầu ngư, với tục thờ cúng cá ơng, với những vị thần có gốc gác từ biển khơi hiện diện trong hệ thống thần linh của những cộng đồng cư dân ven biển. Biển cũng in đậm dấu vết trong kiến trúc nhà ở, trong việc chọn hướng nhà và cả trong việc gọi tên một số chi tiết kiến trúc nhà ở của người Việt.
Cùng với quá trình quá trình sống chung, khai thác và chinh phục biển là quá trình xác lập chủ quyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.Từ
thế kỷ XVI - XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cử những đồn thuyền vượt biển đi giao lưu, bn bán với các lân bang như Trung Hoa, Nhật Bản, Lưu Cầu, Nam Dương, Xiêm La… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã thành lập đội Hoàng Sa, dong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để khai thác nguồn lợi hải sản, đo đạc hải trình, xác lập chủ