Tuyên truyền nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho ngư dân

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của VTV đà nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo (Trang 71 - 76)

thuật cho ngư dân

Xác định mục tiêu, phát triển khoa học - công nghệ biển phải trở thành động lực của phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển theo tinh thần của Chính phủ. Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. VTV Đà Nẵng nhiều năm qua đã phối hợp cùng các Trung tâm khuyến nông, lâm ngư các tỉnh, với Viện Hải dương học Nha Trang phổ thực hiện các chương trình, chuyên mục như Phổ biến kiến thức, Bạn của nhà nông, Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học và Nông nghiệp, Khoa học và Cuộc sống, Sức khoẻ sinh sản...gắn liền với kế hoạch tuyên truyền hàng năm.

Muốn giúp ngư dân tiệm cận gần với khoa học, kỹ thuật, trước hết, phải nâng cao trình độ dân trí của ngư dân. Những thách thức về trình độ văn hố, môi trường sinh kế, vấn đề chất lượng dân số cho cư dân vùng biển, đảo, đặc biệt là miền Trung vẫn là thách thức lớn. Đây chính là hệ luỵ của sự suy thối về mơi trường sống và mưu sinh vùng biển, đảo. Về chuyên đề sức khoẻ sinh sản, chương trình VTV Đà Nẵng đã phân tích các vấn đề liên quan tới điều

kiện sống khắc nghiệt, môi trường sống nặng nhọc, chất lượng sống không đảm bảo của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói riêng của cư dân ven biển, hải đảo. Đồng thời tư vấn, hỗ trợ tích cực những kiến thức cần thiết, thông tin kịp thời về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hố gia đình, về nâng cao chất lượng dân số khi sinh, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phịng ngừa mang thai ngồi ý muốn và phá thai an tồn…để qua đó biết tự bảo vệ mình. Đây chính là mục tiêu nhân văn mà cơng tác tun truyền của VTV Đà Nẵng đặt ra trong các chương trình này. Các chương trình như Dân số; Nâng cao chất chượng cuộc sống; Các vấn đề xã hội; Tư vấn sức khoẻ; Chuyện làng quê...cơ bản đã đóng góp tiếng nói chung, giúp cho xã hội cải thiện một phần cuộc sống cho ngư dân. Hàng loạt các phim KHGD như Làng

chài Tam Quang (2003); Chuyện ở các làng chài Quảng Ngãi (2003) của tác

giả Thanh Nga; Khánh Hồ với cơng tác dân số (2004); Dân số ven biển với

mục tiêu phát triển bền vững (2006) của tác giả Anh Quang; Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên (2011) của tác giả Minh Phương; Câu chuyện dân số vùng biển Quảng Nam (2011) của tác giả Hồ Thái; Cơng tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ vùng biển Đà Nẵng (2011) của tác giả Thanh

Huyền…đã cung cấp nhiều tri thức khoa học quan trọng và cần thiết để ngư dân vùng biển, hải đảo tham khảo và thực hành.

Nhận thức từ những điều đơn giản nhất xuất phát từ bản năng tự nhiên, chất lượng cuộc sống được cải thiện, cư dân vùng biển đảo sẽ có cơ hội nâng cao trình độ văn hố, nâng cao sự hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực, trong đó có thơng tin khoa học. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động đánh bắt, khai thác, chế biến, nuôi trồng các sản vật của biển khơng cịn là việc khó.

Nhờ có thơng tin tun truyền mà khoa học kỹ thuật tiên tiến đến được với người dân. Đến nay ngư dân đã có thể vận hành những tàu cơng suất lớn với các thiết bị máy móc hàng hải hiện đại như: máy định vị vệ tinh GPS; máy đo sâu, dò cá; ra đa hàng hải; máy thu lưới, thu câu; máy tời thuỷ lực.

Ngư lưới cụ cũng không ngừng được cải tiến để khai thác có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, khai thác có tính chọn lọc và bảo vệ được nguồn lợi hải sản.

Công nghệ chế biến: Cùng với phát triển khai thác, việc nâng cao giá

trị sản phẩm sau thu hoạch góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Với những chuyến biển dài ngày, sản phẩm yêu cầu phải đủ chất lượng phục vụ xuất khẩu địi hỏi cơng nghệ bảo quản phải được cải tiến. VTV Đà Nẵng đã có một vài phóng sự, chuyên đề, chuyên mục góp phần tuyên truyền có hiệu quả tới bà con ngư dân trong nhiều năm qua. Tiêu biểu như PS Mẻ lưới

đoàn kết (2009) của tác giả Trung Nghĩa; Ngư trường Hoàng Sa (2010) của

tác giả Trọng Hoàng; Ngư trường truyền thống (2010) của tác giả Hoàng Thái; Cùng đồng hành với ngư dân đánh bắt xa bờ (2009) của tác giả Huy Kha; Ngư dân bám biển (2012) của tác giả Hoài Tâm; Khi tàu rời bến (2011) của tác giả Ngọc Bích...

Một thời gian dài, người dân miền Trung từ Quảng Nam vào tới Khánh Hoà, con tôm sú là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu, vì thế chương trình khuyến ngư phát triển tơm sú trở thành chương trình khuyến ngư trọng điểm. VTV Đà nẵng đã triển khai Chương trình phát triển

ni tơm sú tới ngư dân vùng này. Chương trình đã hướng dẫn người dân biết áp

dụng các tiến bộ kỹ thuật và có thể ni thâm canh tơm sú đạt năng suất cao, kể cả nuôi tôm trên cát. Từ chỗ chỉ nuôi ở dạng quảng canh, đến nay, người nuôi tôm ở hầu hết các tỉnh ven biển đã biết ni với các hình thức khác như quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, và nuôi theo quy trình mới khơng những nâng cao được năng suất mà bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (GAP, CoC, BMP, hoạt động quản lý cộng đồng…). Nhiều hộ nông dân đã làm chủ được tiến bộ kỹ thuật và đã phát triển kinh tế hộ gia đình từ các chương trình này. Các chương trình VTV đã đồng hành cùng ngư dân trong nhiều số Bạn của nhà nông từ năm 2002-2006 tập trung vào việc Hướng dẫn nuôi tôm sú; Nuôi

tôm sú trên cát, nuôi tôm bán thâm canh; Nuôi tôm sú với việc bảo vệ môi trường sinh thái...của tác giả Hồng Linh. Nhờ có thơng tin khoa học từ chương

trình này, bà con ni tơm đã có những kiến thức khoa học cơ bản, cần thiết để có được những vụ tơm sản lượng cao và chất lượng bảo đảm.

Thuỷ sản nước mặn, nước lợ là những đối tượng ni có giá trị kinh tế

cao, địi hỏi người ni phải có hiểu biết về đối tượng ni, mơi trường sinh thái cũng như kỹ thuật nuôi, trong khi hầu hết nông ngư dân đều thiếu những kiến thức này. Phim KHGD Phát triển nghề nuôi cá chẽm (cá vược) (2009) của tác giả Tuấn Anh đã giới thiệu cơng trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trường Đại học Nha Trang, nghiên cứu thuần dưỡng, cho sinh sản nhân tạo giống cá chẽm, một hải sản có giá trị kinh tế cao, vào phục vụ nuôi thương phẩm. Kết quả nghiên cứu này đã được chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân. Phim KHGD Phát triển nghề nuôi cá chẽm (cá vược) là cuộc trao đổi của các nhà khoa học với bà con nơng dân, giúp bà con nơng dân có được những thơng tin cần thiết để làm giàu từ vật ni của mình.

Bên cạnh nghề ni cá vược, các nghề nuôi bào ngư, tu hài, cua biển vẹm xanh...ở miền Trung cũng khá phát triển. Các phim KHGD Kỹ thuật nuôi

và sản xuất con giống bào ngư vành tai xanh (2002), Kỹ thuật nuôi con giống và nuôi thương phẩm vẹm xanh (2007), Nghề nuôi tu hài ở miền Trung (2010)

của tác giả Tuấn Anh; Nuôi tơm sú giống quy mơ gia đình (2008), Kỹ thuật

ni cua biển (2006), Phịng và điều trị bệnh cho tôm sú thương phẩm (2008)

của tác giả Hồng Linh...đã hướng dẫn bà con dưới dạng trao đổi, phổ biến kiến thức của các nhà khoa học, cán bộ khuyến ngư rất hiệu quả. Ở nhiều địa phương ven biển miền Trung, ngư dân miền Trung đã và đang làm giầu từ nghề nuôi mới này.

Bên cạnh thông tin khoa học trong nước, các mơ hình ni trồng mới tiên tiến trên thế giới được chuyển giao công nghệ cho nông dân Việt Nam. Các phim KHGD Mơ hình hỗ trợ làm giàu trên vùng cát (2009) của tác giả Tuấn Anh; Làm kinh tế trang trại trên cát (2010) của tác giả Hồng Liên; Phát

triển chăn nuôi ở vùng cát Quảng nam (2011), Trồng bông trên cát; Kỹ thuật trồng sầu riêng trên cát của tác giả Hồng Linh, được thực hiện ở vùng ven

biển miền Trung. Thơng tin chuyển đổi mơ hình và chuyển giao cơng nghệ của VTV Đà Nẵng khuyến khích bà con nhân rộng, mở ra một nghề nuôi mới, tận dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo ở một số địa phương.

Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ hải sản ven bờ hay trên mặt nước biển đều mang lại ô nhiễm nhất định cho môi tường nước, môi trường sinh thái. Thực tế nhiều địa phương ở miền Trung, môi trường nước biển đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do con tôm gây ra. Hiệu quả, năng suất nuôi tăng trước mắt, nhưng ô nhiễm thì lâu dài. Phát triển ao ni một cách bừa bãi, thiếu bền vững, thiếu kiến thức của một số bà con nông dân, thiếu sự quản lý chặt chẽ của của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này là nguyên nhân của sự ô nhiễm nước biển nghiêm trọng. Phim KHGD

Giải pháp cho môi trường nước hồ nuôi thuỷ hải sản (2005) của tác giả Tuấn

Anh, đã cùng các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở một số địa phương, trong đó ngun nhân mơi trường nước bị ô nhiễm. Giải pháp sinh học cho vấn đề ô nhiễm là dùng các loại động vật thân mềm hai vỏ nuôi ghép với các loại thuỷ hải sản. Phương pháp này có nhiều tác dụng, góp phần giữ cho mơi trường nước được ổn định bền vững, hướng đến một giải pháp nuôi thuỷ hải sản sạch.

Thông tin về các buổi tập huấn công tác tập huấn kỹ thuật, đào tạo tay

nghề, giới thiệu thành tựu công nghệ mới của các nhà khoa học trong nước, các mơ hình ni trồng thuỷ hải sản của các quốc gia có truyền thống, kinh nghiệm về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, chuyển giao công nghệ của các Trung tâm khuyến ngư diễn ra trên địa bàng, VTV Đà Nẵng chuyển tải đầy đủ. Qua đó giúp bà con tiếp nhận thơng tin một cách tồn diện, chính thống góp phần mang lại hiệu quả để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Quan tâm đặc biệt đến giải pháp về khoa học - công nghệ, coi đây là giải pháp đi trước, mang tính đột phá nhằm phát huy hết tiềm năng khoa học cho phát triển kinh tế biển, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong chiến lược vươn ra biển là mục tiêu được đưa ra trong hướng đột phá về phát triển khoa học -

cơng nghệ biển của Chính Phủ. VTV Đà Nẵng phải tiếp tục đồng hành cùng ngư dân trong các chương trình trọng điểm tiếp theo về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của VTV đà nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w