PTL Những người mở đường ra biển lớn (4/2012) của nhóm tác giả Trương Vũ Quỳnh, Trà Xuân Phương một cách tiếp cận mới mẻ về tiềm năng, giá trị kinh tế biển qua tầm nhìn của một nhà khoa học mà đứng đầu là Giáo sư- Tiến sĩ Trương Đình Hiển “Cha đẻ của cảng biển nước sâu ở miền Trung”. Phim là một góc nhìn phản biện gay gắt nhưng đầy trách nhiệm trước vận mệnh mang tính lịch sử, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển kinh tế biển miền Trung. Ý tưởng bắt đầu từ niềm tin được đốt lên ngọn lửa trong con người làm khoa học, đó là:“Hãy dương cánh buồm khao khát rẽ sóng ra khơi
tới những bờ biện rộng” (Trích âm phát biểu của Giáo sư- Tiến sĩ Trương
Đình Hiển trong phim “Những người mở đường ra biển lớn”). Ngược dòng thời gian 20 năm cùng hồi ức của nhà khoa học, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khi ấy chỉ là những bãi cát nóng, cháy da người, quanh năm đối mặt với thiên tai bão lũ. Khơng ai tưởng tượng là nó sẽ có một miền Trung như hôm nay. Rất nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đặt chân tới vùng đất này để nghiên cứu, làm thế nào vực dậy kinh tế miền Trung trong khi hai đầu đất nước đã hình thành hai vùng kinh tế trọng điểm lớn. Tập hợp các nhà khoa học mà đứng đầu là GS-TS Trương Đình Hiển, Viện khoa học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm bằng những luận cứ khoa học, bằng kinh nghiệm của 10 năm lăn lộn ngoài biển khơi, lênh đênh với sóng dữ miền
Trung, thuyết phục Chính Phủ. Lúc bấy giờ người chịu trách nhiệm vận mệnh, ra quyết định lịch sử này của đất nước, của miền Trung là Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Cảng biển nước sâu, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hình thành sừng sừng trước mắt. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động kéo theo một loạt các nhà máy khác ra đời, và từ đó hình thành các cụm cảng biển như Chân Mây, Nhơn Hội, Lý Sơn, Vũng Áng…Soi rọi lại tất cả các khu kinh tế biển này, cho thấy nó đều đi theo mơ hình cảng biển nước sâu và khu kinh tế phức hợp, là hòn đá tảng cho sự ra đời các khu kinh tế biển. Vớ sự khởi đầu tốt đẹp ấy, đã hình thành trục kinh tế biển của miền Trung.
Gió bạt ngàn và cát hoang dại vùng biển đảo miền Trung vẫn như bao đời nay, nhưng những đổi thay cơ bản của một phác thảo vẫn đang được hình thành thầm lặng của một thể hệ người miền Trung trên con đường hội nhập. Phim là bức tranh khái quát lại tổng thể bộ mặt kinh tế biển miền Trung trong hiện tại và tương lai. Một tầm nhìn hướng biển từ các nhà khoa học, một tư duy hướng biển của người đứng đầu đất nước, tiếp nối khát khao chinh phục đại dương, chinh phục biển có trong ngàn đời của dân tộc Việt Nam. PTL
Những người mở đường ra biển lớn là minh chứng rõ nét nhất mà VTV Đà
Nẵng muốn chuyển đến khán giả các giá trị tiềm năng giá trị kinh tế biển đảo của miền Trung. Phim đánh thức và vực dậy nỗi khát khao cháy trong quá khứ “chinh phục biển” của người miền biển.
Nhà khoa học Trương Đình Tuyển sinh ra ở vùng quê biển miền Trung, trong ơng có chút phóng khống mặn mịi của của người đi biển. Ơng đã biết kết hợp giữa tri thức dân gian và tri thức của thời đại, tìm ra con đường đến với chân trời tươi sáng. Các PTL Thức tỉnh kinh tế miền Trung (2009), Khu
kinh tế Nhơn Hội, tiềm năng và thách thức (2010), Khu kinh tế mở Chu Lai, nhìn từ cảng nước sâu Tam Hiệp (2012), của tác giả Trương Vũ Quỳnh là các
phim chứng minh cho những gì Tiến sĩ Trương Đình Hiển và các cộng sự đã làm. Việc ra đời cảng nước sâu Tam hiệp, Nhơn Hội chính là tiền đề cho sự phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai trong thời kỳ mới. Các phim
VNĐNCN Mây gió Vân Phong (2007) của tác giả Xuân Hùng, Cam Ranh
ngày mới (2010) của tác giả Tuấn Anh…không chỉ giới thiệu bức tranh bên
ngoài tươi sáng của một vùng biển đảo Khánh Hồ, tác giả cịn muốn hướng khán giả tới cái giá trị nằm sâu bên trong cái đẹp tiềm ẩn đó. Vận hội mới ơm ấp dự ước vươn xa đang chờ đón người miền Trung. Người miền Trung đã sẵn sang một tâm thế vững vàng vươn mình ra biển lớn.