Đặc điểm của VTV Đà Nẵng trong việc tuyên truyền văn hóa biển đảo

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của VTV đà nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo (Trang 36 - 38)

biển đảo

VTV Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình tại khu vực để phát sóng trên sóng truyền hình Quốc gia (VTV) và trên sóng của Trung tâm THVN tại thành phố Đà Nẵng (VTV Đà Nẵng); truyền tiếp các chương trình truyền hình quốc gia tại địa bàn theo chỉ đạo của Tổng giám đốc, trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời ghi nhận, phản ánh, giới thiệu những hình ảnh hoạt động của con người và văn hóa của khu vực miền Trung, Tây nguyên với đồng bào trong nước và quốc tế.

Vị trí địa lý: VTV Đà Nẵng được đặt ngay tại trung tâm của khu vực

miền Trung Tây Nguyên là Đà Nẵng, một địa bàn trọng yếu cả về kinh tế và an ninh quốc phịng, nơi có sơng, có núi, có cửa biển lớn, cửa biển hiểu theo nhiều nghĩa, là cảng thị và cũng là vùng đất mở, vùng đất của hội nhập, phát triển. Trong hoạt động tuyên truyền, VTV Đà Nẵng được ví như con mắt thần của Truyền hình Việt Nam, bởi tầm quan trọng của vị trí địa lý và lịch sử dân tộc vùng đất này. Tất cả đã làm nên một VTV Đà Nẵng kiên cường và bản lĩnh.

Truyền dẫn phát sóng: Trạm phát sóng trên đỉnh núi Sơn Trà đã chính

thức đưa vào sử dụng đầu năm 2012, ở độ cao gần 650 mét so với mực nước biển và máy phát mới có cơng suất 10kw, sóng kênh 9 VTV Đà Nẵng đã phủ

hết địa bàn Đà Nẵng, gần hết địa bàn tỉnh Quảng Nam, một phần phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Kon Tum và phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Với việc phủ sóng Analog tăng gấp nhiều lần so với năm 2010 trở về trước, cùng với việc đưa chương trình VTV Đà Nẵng vào phát ở hệ thống Truyền cáp, Truyền hình số mặt đất cũng như trên hệ thống Mytv, VTV Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người xem truyền hình ở khu vực miền Trung-Tây Ngun nói riêng, cả nước nói chung.

Q trình mở mang bờ cõi, tạo lập biên cương lãnh thổ và lãnh hải, lấy biển làm nguồn sống đã tạo ra văn hóa biển đảo với những hệ thống, giá trị vật thể và phi vật thể được hình thành, tích lũy. Đó là nguồn tài sản q giá trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo nên bản sắc riêng cho đất nước hình chữ S với hơn 3000km bờ biển và hàng nghìn đảo lớn nhỏ. Quan tâm đến văn hóa biển đảo là quan tâm đến một vùng duyên hải có nền văn hóa vơ cùng phong phú đa dạng với các phong tục tập quán đặc biệt, nét kiến trúc độc đáo, những lễ hội dân gian phong phú liên quan chặt chẽ đến tất cả các thời kỳ phát triển của lịch sử và văn hóa Việt, quan tâm đến chủ quyền lãnh hải của đất nước bên bờ sóng mà hàng nghìn năm qua ơng cha ta đã chinh phục để lại dấu ấn qua các hịn đảo mang tên Hữu Nhật, Quang Ảnh ở Hồng Sa, những di sản văn hố, những trầm tích trên những làng quê biển đảo.

VTV Đà Nẵng là một đơn vị đóng chân trên dải đất duyên hải miền Trung, nơi có 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc là Hoàng Sa, Trường Sa, nơi để lại những dấu ấn văn hóa biển đảo đặc sắc như Sa Huỳnh, Bàu Tró, những lễ hội cầu ngư, những điệu hò dân gian độc đáo, việc tuyên truyền văn hóa biển đảo đã được quan tâm qua các chương trình phim tài liệu và phóng sự. Khơng thể thống kê hết VTV Đà Nẵng đã làm bao nhiêu chương trình, biết bao mảnh đất thân thương từ Hồng Sa, Trường Sa, Cồn Cỏ, Cù lao Chàm, Cù lao Xanh, Lý Sơn, Tam Hải, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Cửa Đại, những hành trình tìm về cội nguồn xa xưa, những khám phá trên những dấu tích bên bờ sóng, trong cuộc sống thường nhật của cư dân biển….đã được phản ánh

trên những thước phim sự gửi gắm tình cảm mến yêu của mỗi cá nhân trong tác phẩm của mình đối với non sông bờ cõi, là sự trân trọng đối với những giá trị văn hóa lịch sử bao đời của cha ơng.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của VTV đà nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w