phát sóng
Qua phiếu khảo sát về thực trạng tuyên truyền văn hoá biển đảo hiện nay trên VTV Đà Nẵng cho thấy, có 34 % ý kiến yêu cầu nâng cấp về phương tiện kỹ thuật, công nghệ. Và với 108 ý kiến của ngư dân yêu cầu đầu tư các thiết bị thu phát sóng cho các vùng ven biển và hải đảo.
Về nâng cấp phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ truyền hình, có ba cơng đoạn, liên quan tới việc sản xuất và phát sóng một chương trình. Đó là quay phim, dựng phim và truyền dẫn phát sóng. Với máy quay phim và máy dựng phim cần phải được nâng cấp cùng lúc, đồng bộ thiết bị. Đặc biệt phim về biển đảo, máy quay phim khơng thể là máy quay bình thường, phải có các thiết bị hỗ trợ, trợ giúp cho mơi trường nước biển, lặn biển. Card ghi hình, dây âm thanh tiếng động hiện trường, phải đúng với tiêu chuẩn quay dưới nước biển có độ sâu, áp suất lớn, và nước mặn…Máy dựng, trước hết phải là
bộ dựng tương thích với card của máy quay. Máy dựng hậu kỳ nên tăng yếu tố kỹ xảo truyền hình để các chương trình sinh động hơn, cơng nghệ truyền hình đã cho phép tạo lập hình ảnh chuyển động trong khơng gian 3D tạo độ sắc nét của hình ảnh và chất lượng âm thanh, đây cũng là vấn đề cần khắc phục trong các chương trình văn nghệ, nghệ thuật…Cần phải bứt phá về cách đổi mới hình thức từ cơng nghệ, chính vù vậy, với các chuong trình ghi hình từ trường quay, với sự trợ giúp của máy móc cơng nghệ hiện đại và đội ngũ tổ chức sản xuất truyền hình chuyên nghiệp thì việc yêu cầu hình ảnh và chất lượng âm thanh gần như trực tiếp là một đòi hỏi hiện nay.
Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện các máy quay có chức năng phát sóng. Máy quay kỹ thuật số 3G, vừa thu tín hiệu, vừa có thể phát sóng trực tiếp. Để làm được việc này, quay phim (camera men) vừa phải là biên tập, vừa phải là kỹ thuật viên siêu hạng. Đây là những thiết bị đã được trang bị tại VTV Đà Nẵng, đang từng bước triển khai sử dụng, tập trung ở lực lượng quay phim trẻ, khả năng tiếp cận công nghệ số tốt, số quay phim còn lại của đài chưa thể đáp ứng các tiêu chí trên.
Thiết bị truyền dẫn phát sóng là thiết bị rất quan trọng, đặc biệt đói với
vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo. Nhận được sóng chất lượng hay khơng, quyết định ở thiết bị này. Máy với công suất lớn, hiện đại, sản xuất tại các nước có cơng nghệ truyền hình phát triển như, Pháp, Đức, Mỹ…Cơng suất phát sóng từ 10KW trở lên, và đặc biệt phải đặt thiết bị ở độ cao, khơng chắn sóng.VTV Đà nẵng đưa vào sử dụng phát song mới tại đỉnh núi Sơn Trà từ đầu năm 2012. Chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số. Trong tương lai, muốn tỏa sóng xa hơn nữa thì trạm phát sóng analog, kỹ thuật số này phải chuyển sang các trạm phát sóng truyền hình vệ tinh, VTV Đà nẵng mới đến được các vùng biển và hải đảo. VTV Đà Nẵng chưa được đầu tư thiết bị.
Tuy nhiên, muốn thay đổi cơng nghệ truyền hình số và vệ tinh, các thiết bị thu hình của ngư dân biển đảo cũng phải cùng lúc được thay đồng bộ.
Hoặc, chí ít, những nơi biển đảo xa xơi, phải có các trạm vệ tinh thu phát lại, phục vụ bà con. Đây là cơng việc địi hỏi có sự quan tâm đồng bộ của Đảng, Chính phủ tới bà con ngư dân biển đảo. Tuyên truyền có tới được người dân hay khơng, khơng chỉ có VTV Đà Nẵng đơn độc trên con đường này.
Tuyên truyền về văn hoá biển đảo trên VTV Đà Nẵng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong cơng tác tun truyền nói chung của VTV Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh của ngành truyền hình với các phương tiện truyền thơng khác hay trong chính nội bộ của ngành truyền hình, dù cạnh tranh lành mạnh đi nữa vẫn không dành chỗ cho những ai yếu đuối, tự bằng lòng hoặc ngủ quên trên quá khứ vinh quang. Con đường dằng dặc phía trước chỉ chấp nhận những ai cố gắng hết mình, khơng ngừng học hỏi, nắm bắt công nghệ tiên tiến và nhận diện được xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tất cả cịn ở phía trước, với cách nhìn thực tế, cùng với những điều kiện khách quan, những người làm truyền hình VTV Đà Nẵng ln nhận thấy vai trị quan trọng của mình trong cơng tác tun truyền về văn hố biển đảo, để từ đó tự nhìn nhận lại những bất cập và nhược điểm cần khắc phục trong thời gian tới. Chính sự u mến của khán giả và góp ý thẳng thắn của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp sẽ giúp cơng tác tun truyền về văn hóa biển đạo ngày càng đa dạng hóa nội dung và phong phú thể hiện, đảm bảo được nhiệm vụ chính trị của mình.
KẾT LUẬN
Với ưu thế vượt trội, truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con người bằng cả thị giác và thính giác - hai giác quan quan trọng nhất. Chính vì vậy, nó ln hấp dẫn cơng chúng ở chỗ nó cho người ta thấy cuộc sống hiện thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản thân cuộc sống đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Sức mạnh của truyền hình càng tăng lên do phạm vi ảnh hưởng rộng rãi của nó, hơn nữa, cơng chúng truyền hình thường là số đơng, nên q trình xem truyền hình cũng cịn là q trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức thông tin ở một chất lượng mới. Điều này tạo nên một tính chất đặc thù khơng có một phương tiện thơng tin nào có thể so sánh nổi. Chất lượng và sức mạnh ấy bảo đảm cho truyền hình trở thành một nhân tố có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến dư luận xã hội, cũng như những tư tưởng ở chiều sâu của nó. Đài truyền hình Việt Nam, trong đó có Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (VTV Đà Nẵng) đã từ lâu trở thành phương tiện truyền thơng chính trên mặt trận văn hóa tư tưởng, trong tất cả các lĩnh vực tuyên truyền, đặc biệt là các vấn đề chính trị, xã hội.
Tuyên truyền về văn hố biển đảo có ý nghĩa quan trọng trong các nội dung tuyên truyền trên VTV Đà Nẵng. Trong thời gian qua, VTV Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng và thành tựu trong việc tuyên truyền về văn hóa biển đảo. Những thành tựu đó đã góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố anh ninh, quốc phịng. Tuy vậy, cơng tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất vẫn là tính thuyết phục, tính chiến đấu và chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa gắn với thực tiễn sinh động cuộc sống, hơi thở của cư dân biển đảo, và sự chuyển mình của đất nước. Văn hóa biển đảo khơng chỉ là chiều dài địa lý bờ biển, chiều rộng của đại dương, mà văn hóa biển đảo nằm ở trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân, ở phong tục tập qn, tín ngưỡng và các hoạt động văn hóa, hướng tới việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy tác dụng những di sản văn hóa liên quan đến q trình xác lập, thực thi chủ quyền và xây dựng chủ quyền biển đảo; qua đó góp
phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công lao các bậc tiền nhân đối với đất nước. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi tầng lớp xã hội, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau trong việc tiếp nối cha anh giữ vững chủ quyền biển đảo, một bộ phận lãnh thổ rộng lớn, quan trọng và giàu tài nguyên của Tổ quốc.
VTV Đà Nẵng hoạt động tác nghiệp trên một địa bàn khá rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh Tây Nguyên và 3 tỉnh, thành có biển và hải đảo. Vị trí chiến lược của các vùng này hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Cư dân nơi đây có nền văn hố độc đáo, giàu bản sắc và truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng. Chính bởi các yếu tố về địa lý có ý nghĩa chiến lược như vậy, địa bàn này luôn là đối tượng xâm chiếm của các thế lực thù địch trong nước và nước ngoài. Những năm từ 2002 đến 2007, xuất hiện nhiều điểm nóng ở Tây Nguyên, VTV Đà Nẵng đã là một kênh tuyên truyền khá hiệu quả và sắc nét vạch trần âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, phản động, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phản ánh chân thực tình hình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính những thơng tin kịp thời và chính xác của VTV Đà Nẵng đã tác động tới các đoàn ngoại giao, các cơ quan thơng tấn nước ngồi và góp phần khơng nhỏ giải tỏa những vướng mắc của cộng đồng quốc tế về chính sách của ta và làm cho họ hiểu đúng về tình hình Tây Ngun, đã góp phần rất lớn vào công tác đối ngoại ở địa bàn Tây Nguyên.
Tuy nhiên, đối với các vấn đề biển đảo nói chung, văn hố biển đảo nói riêng cịn chưa để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tuyên truyền của VTV Đà Nẵng trong thời gian qua. Còn rất nhiều hạn chế trong công tác tuyên truyền, một phần do sự chỉ đạo chưa sâu sát của Trung ương, nhận thức chưa đúng, chưa đủ của một bộ phận lãnh đạo VTV Đà Nẵng về tầm quan trọng và ảnh hưởng của văn hoá biển đảo tới các vấn đề liên quan đến biển đảo.
Với những vấn đề đề cập trong luận văn cả về lý luận, thực tiễn, thực trạng lẫn giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về văn hoá biển đảo của
VTV Đà Nẵng, hy vọng rằng đóng góp của luận văn sẽ góp phần giải quyết những hạn chế, vướng mắc bất cập hiện nay trong công tác tuyên truyền về văn hoá biển đảo, tiếp tục khẳng định giá trị Chủ quyền lãnh thổ vùng biển
đảo; giá trị tiềm năng sinh thái, kinh tế vùng biển và hải đảo của Tổ Quốc,
hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế biển đảo, gắn liền với bảo vệ chủ quyền
biển đảo.
Với vốn kiến thức ít ỏi, và khả năng hiểu biết còn hạn chế của bản thân, kinh nghiệm thực hiện kế hoạch sản xuất các chương trình phát sóng chưa nhiều, và là người đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực còn khá mới mẻ này chắc chắn rằng, trong luận văn cịn rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Với sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương, và sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tơi đã hồn thành luận văn này. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này, để góp phần vào việc nâng cao vai trị của VTV Đà Nẵng trong tuyên truyền về văn hoá biển đảo, một lĩnh vực khá mới mẻ của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và VTV Đà Nẵng nói riêng.