Sa Huỳnh, một dấu ấn đậm đặc chất văn hoá biển, là đề tài khai thác của rất nhiều tác giả. Đây là chất liệu vơ giá, phong phú và có thể tiếp cận nó nhiều góc độ khác nhau theo từng thời điểm khác nhau. Văn hoá Sa Huỳnh chứa đựng rất nhiều những giá trị được phát hiện qua các tầng lớp thời gian và không gian. VTV Đà Nẵng không dừng lại ở Sa Huỳnh như một địa danh, mà động chạm tới cả một không gian, cộng đồng cư dân, văn hoá cư dân biển, đảo mà trong quá khứ, họ đã biết chinh phục biển.
PTL Dấu Chân Sa Huỳnh (2009) - một cứ liệu lịch sử bằng hình ảnh của tác giả Đoàn Huy Giao. Nhân cuộc hội thảo quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, gần 100 nhà nghiên cứu văn hoá, nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế đã có chuyến “hành hương” về vùng đất Sa Huỳnh. PTL Dấu chân Sa Huỳnh đã ra đời sau 100 năm nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet (1090) đã tình cờ phát hiện tại động cát cạnh đầm An Khê thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - vùng ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) một khu mộ chum với rất nhiều hiện vật giá trị (có niên đại khoảng 2.500 năm). Lần đầu tiên, khán giả của VTV Đà Nẵng được nhìn thấy các hiện vật có giá trị này. Đó chính là bằng chứng hùng hồn, rõ nét nhất, khẳng định dấu chân con người khai sinh lập địa nên vùng đất này. Chính các khai quật khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở xóm Ốc và Suối Chình ở huyện đảo
Lý Sơn, nền văn hóa Sa Huỳnh cổ xưa từng phát triển rực rỡ trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được mục sở thị trước màn ảnh nhỏ. Phim bắt đầu với các dữ kiện lịch sử tìm thấy trong lịng đất. 2.500 năm trước, cư dân Sa Huỳnh ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã sớm vươn ra biển Đông, giao lưu văn hố, trao đổi bn bán với các nước Indonesia, Malaysia…Trong phim còn ghi lại ý kiến của nhiều nhà khoa học như PGS-TS Nguyễn Khắc Sử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện khảo cổ học Việt Nam: “Căn cứ vào hiện vật văn hoá Sa Huỳnh từng được phát hiện, khai quật tại Quảng Ngãi như: Mộ chum làm bằng đất nung có kèm theo đồ trang sức quí như: Chuỗi hạt đá quí, khuyên tai ba chấu… tùy táng theo mộ chum, một số dụng cụ làm bằng đồng, sắt có niên đại khoảng 2.500 năm chứng tỏ cư dân Sa Huỳnh từ ngàn xưa đã có trình độ kỹ thuật cao, có giao lưu quan hệ rộng với thế giới bên ngoài”. Đã qua hơn 100 năm phát hiện nền văn hóa Sa Huỳnh, chứng cứ
ghi dấu sự tồn tại của người Việt Sa Huỳnh là những dấu chân, những dụng cụ sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, tư duy hướng biển của cư dân Sa Huỳnh thời cổ đại hiện rõ trong bộ phim này. Khát vọng vươn ra biển lớn từ ngàn xưa của tổ tiên người Việt không xa với khát vọng chinh phục biển khơi của người Việt hiện đại. Và biển của hàng ngàn năm trước thực sự quan trọng như thế nào với cư dân Việt cổ. Bằng chứng cứ khoa học, phim khẳng định chân lý, cha ông đất Việt đã đặt chân lên mảnh đất Sa Huỳnh từ ngàn năm trước.
Với PTL Dấu xưa Sa Huỳnh ( 2009), tác giả Bùi Cao Bằng khai thác sự tiếp nối văn hóa cổ Sa Huỳnh với nền văn hóa Chăm, văn hóa Đại Việt của người Việt cổ. Cuộc sống sinh hoạt của một làng chài nhỏ nơi cửa biển, qua thời gian, nay đã trở thành một thị tứ sầm uất. Song, mảnh đất này vẫn giữ được nét cổ xưa qua các các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ngư dân, qua các thiết chế văn hóa, qua di tích, lăng, miếu thờ thần Chăm-Việt, qua tập tục, lễ hội đậm nét cư dân biển như lễ hội Cá Ông, lễ hội cầu ngư…Bằng cách tiếp cận các giá trị văn hoá cổ xưa của vùng đất Sa Huỳnh, phim đã chứng minh được rằng chủ nhân của các gía trị văn hố đó chính là người Việt.
Lý Sơn, nơi từng hằn dấu chân của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước, là một địa chỉ mà ở đó, hiển hiện trên mặt đất đầy nắng và gió, âm thầm dưới long đất sâu, lãng đãng trên đầu sóng phía khơi xa, cũng như trong sâu thẳm lịng người, cịn gìn giữ khá nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Đến nay, những di sản văn hố ấy, vì nhiều ngun do chưa được tìm hiểu, nghiên cứu tường tận, nhưng tên gọi Lý Sơn lại là hành trình tác nghiệp của khơng ít phóng viên thời sự, chun đề và phim khoa giáo của đài. PS“Giếng cổ của làng” (2010) của tác giả Thuận Phong; “Chùa Hải Tạng: Nơi hội tụ kinh tạng giữa biển khơi” (2010) của tác giả Quỳnh Anh. Chùa Hải Tạng là
cơng trình kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp thờ Thánh Thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân trên đảo Cù lao Chàm và cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ. Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đơng bắc, sau vì do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848), chùa dời về vị trí hiện nay.
Cùng với nhiều tư liệu thành văn, các sử liệu chính thống, sự tồn tại của các miếu Hồng Sa, khu mộ gió Hồng Sa và đặt biệt là lễ khao lề tế lính diễn ra hàng năm trên đảo Lý Sơn là những dữ kiện văn hố quan trọng, góp phần minh chứng sống động, hùng hồn mối quan hệ máu thịt giữa Lý Sơn và Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời cũng là lời nguyền của bao thế hệ người Việt kế tiếp nhau, quyết đem máu xương mình bảo vệ cơ đồ của Tổ Quốc. Phóng viên Ngọc Bích với loạt PS-TS về biển đảo Lý Sơn đề cập tới các di tích văn hố lịch sử, đình làng cổ, các thiết chế văn hoá tồn tại cách đây vài trăm năm như: Đình làng Lý Hải (di tích liên quan đến hải đội Hồng Sa) và Chùa Hang. Đình làng Lý Hải là một cơng trình kiến trúc - nghệ thuật xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1820). Đây là ngơi đình thể hiện kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, sống động qua các ơ trang trí. Chùa Hang, nằm ở đông bắc đảo dưới chân núi Thới Lới. Chùa vốn là một hang động lớn do cư dân địa phương tạo lập từ 400 năm trước. Chùa thờ Phật và các vị tiền hiền họ Trần
có cơng khai phá, xây dựng chùa. Chung quanh chùa là những cây bàng biển có tuổi thọ từ hàng trăm năm, cành lá xanh rì, hình dạng cổ kính.
Những PS-TS của nhóm văn hố xã hội tiếp cận vấn đề lần lượt giới thiệu cho khán giả trong nước và thế giới biết rằng, những gì để lại nơi đây, trên đảo, là những sáng tạo trong quá khứ của cư dân biển, đảo. Những giá trị ấy, cho đến hơm nay, nó vẫn cịn sừng sững trước dơng tố của biển, đứng vững trong tiềm thức của con người. Tuy nhiên, các PS chưa đạt được giá trị cao bởi còn nặng về miêu tả. Đây là một hạn chế nhất định của các phóng viên thời sự VTV Đà Nẵng.