Tun truyền thơng qua hình thức tổng hợp

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của VTV đà nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo (Trang 85 - 87)

Có nhiều chương trình THTT căn cứ vào sự khác nhau về hình thức và nội dung chuyển tải thơng tin như: Tường thuật trực tiếp; Thời sự trực tiếp; Cầu truyền hình…

của VTV Đà Nẵng. Các chương trình được THTT chủ yếu là các sự kiện lớn của địa phương và khu vực, như: Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành; Các sự kiện lễ hội văn hố, thể thao; Đón mừng năm mới…cuốn hút người xem. Từ năm 2000 trở lại đây, THTT ngày càng phục vụ tốt hơn, phong phú hơn nhu cầu người xem truyền hình trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố xã hội. Dù được chuẩn bị kỹ lưỡng hay đột xuất, THTT đều được VTV Đà Nẵng thực hiện bài bản và có hiệu quả. Khi sự kiện biển Đơng diễn ra gay gắt, các chương trình bảo vệ an sinh cho ngư dân vùng ven biển hải đảo được chú trọng; Chính sách giúp ngư dân ra khơi bám biển và bảo vệ Tổ quốc được triển khai; Tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ vùng biển đạo luôn được chú trọng…VTV Đà Nẵng nhập cuộc, đồng hành với tất cả các sự kiện trong các cuộc THTT. Chương trình THTT tại Cù lao Chàm năm 2007. Lễ hội văn hố của cư dân miền biển, đảo được khơi phục lại. Tính hấp dẫn của lễ hội đã chinh phục người xem vì khán giả cảm thấy có hiệu ứng “cùng chứng kiến sự kiện”. Việc chuyển tải thông tin nhanh nhạy và chân thực của THTT khiến người xem hồ mình vào khơng khí có thực đang diễn ra trong Lễ hội. Những cuộc THTT như thế này, giúp VTV Đà Nẵng đã phát huy được thế mạnh của báo chí là hình thành và định hướng tích cực dư luận xã hội.

Chương trình THTT“Tấm lưới nghĩa tình” (2012) thực hiện từ Quảng Ngãi đã kết nối được tình cảm và đã trở thành thơng điệp gửi gắm yêu thương của hàng triệu trái tim trên mọi miền Tổ quốc, nhằm động viên, khích lệ những ngư dân gặp tai nạn rủi ro trên biển và cuộc sống cịn khó khăn, sẽ tiếp thêm nguồn động lực vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Những tình cảm ấy đã được thổi bùng trong chương trình THTT, giao lưu giữa ngư dân các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. VTV Đà Nẵng đã góp phần làm lan tỏa những tấm lịng nhân ái trong toàn xã hội.

Với sự phát triển của khoa học truyền hình, nhiều xu hướng phát triển của thế giới đã xuất hiện ở Việt Nam. Các trạm truyền hình số và truyền hình

vệ tinh góp phần đáng kể việc toả sóng đến tận được các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là hải đảo. Đây chính là cơ hội cho các cuộc truyền hình trực tiếp thể hiện chức năng truyên truyền của mình một cách hiệu quả nhất trong các hình thức tuyên truyền khác. Cầu truyền hình Khắc phục cơn bão số 6 (2006), VTV Đà Nẵng đã thực hiện thành cơng nối cầu truyền hình với VTV. Đồng bào khắp nơi trên cả nước cùng một lúc đã có thể chứng kiến tất cả những gì xảy ra tại hiện trường. Câu chuyện dẫn dắt có logic giữa người dẫn chuyện tại đầu cầu (phim trường chính) với phóng viên ngồi hiện trường. Cầu truyền hình thường được khai thác trong các Bản tin Thời sự và các sự kiện chính trị, văn hoá xã hội diễn ra cùng thời điểm ở nhiều địa phương. VTV Đà Nẵng sử dụng hình thức tuyên truyền trong các bản tin giao thừa, nối cầu truyền hình tới các địa bàn vùng sau, vùng xa, biên giới hải đảo. Cầu truyền hình đón giao thừa năm 2008, nối các điểm cầu đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đảo Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam, vùng trung tâm lũ Đại Lộc, Quảng Nam, phản ánh khơng khí đón mừng năm mới của đồng bào các vùng sau, vùng xa, hải đảo. Cầu truyền hình đã kết nối nhân dân các vùng trong cả nước từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên giới đến hải đảo xa xôi. Trong thời khắc thiêng liêng của đêm giao thừa, sự truyền hơi ấm của ngọn lửa gắn kết tình dân tộc trở nên khắc khít hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là tính nhân văn mà chương trình cầu truyền hình mang tới cho khán giả truyền hình của VTV Đà nẵng.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của VTV đà nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w