Phim về văn hoá biển đảo của VTV Đà Nẵng chủ yếu khai thác dưới thể loại phim Việt Nam - đất nước, con người. Nội dung phản ánh vẫn nặng về miêu tả. Lạm dụng lợi dụng các thế mạnh của điện ảnh, của công nghệ, phim chau chuốt, đánh lừa cảm giác người xem, nội dung chưa đáp ứng các đối tượng là những khan giả có sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật. Cái sâu xa bên trong của các giá trị văn hoá chưa được khai thác đầy đủ. Còn thiếu rất nhiều những yếu tố khác làm nên đặc trưng văn hoá biển đảo.
Khảo sát thực trạng tuyên truyền văn hoá biển đảo trên VTV Đà Nẵng cho thấy, phóng viên làm phim về đất và người ven biển miền Trung nhưng chưa nêu bật được đặc trưng văn hoá biển miền Trung. Hầu hết các phim chỉ tiếp cận các hiện tượng văn hoá qua một số hoạt động văn hố cịn tồn tại trong cồng đồng cư dân biển và hải đảo, ví dụ như, Lễ hội cầu ngư; Tín ngưỡng thờ cúng cá ơng…Đó là những hạn chế về nội dung mà VTV Đà Nẵng cần khắc phục. Trong cộng đồng cư dân ven biển, hải đảo còn tiềm ẩn rất nhiều các giá trị văn hoá mà các nhà làm phim VTV Đà nẵng chưa khai thác hết. Đó là các Cộng đồng dân cư và các hình thức tổ chức xã hội; Hệ
thống tri thức bản địa bao gồm tri thức dân gian về biển cả, về môi trường
biển, về chế tạo công cụ, về kỹ thuật khai thác, về tri thức bảo quản và chế biến thuỷ hải sản; Hệ thống tơn giáo tín ngưỡng, nghi lễ và phong tục…Trong hệ thống tơn giáo tín ngưỡng, bên cạnh tục thờ cá ơng, cái voi, có sự pha trộn
tơn giáo giữa đạo phật và đạo thờ tổ tiên ơng bà. Đó là sự ảnh hưởng tơn giáo của cư dân Trung Trung bộ. Một số làng chài ven biển cịn có chùa thờ Phật, đền thờ Phật…Cần tiếp cận thêm các nội dung mới, như khai thác sự giao thoa tiếp nhận giữa các vùng văn hoá biển đảo, đồng bằng, miền núi, so sánh sự khác biệt về văn hoá và những nét tương đồng của các vùng để người xem sẽ hiểu rõ hơn về sự dịch chuyển các giá trị văn hoá biển, đảo của các cư dân biển dọc dài đất nước.