Bắc Ninh và hồn thiện chế độ chính sách cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ Tòa án
Hiện nay, nội dung thang, bậc, hệ số lương của Thẩm phán được thiết kế giống như cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước là chưa phù hợp. Vì vậy, cần sửa đổi chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này theo hướng quy định Thẩm phán có thang bảng lương riêng, phù hợp với lao động xét xử- một hoạt động mang tính đặc thù. Cần phải có những ưu đãi có tính đến tính chất nghề nghiệp, bởi trách nhiệm pháp lý của Thẩm phán rất nặng nề, nếu để xảy ra oan, sai phải bồi thường. Trong khi đó, thực tế đời sống của Thẩm phán hiện nay cịn nhiều khó khăn do chế độ lương chưa đảm bảo mức sống trung bình trong mặt bằng chung của xã hội.
Đây cũng là giải pháp phù hợp với chủ trương CCTP đối với TAND đã được định hướng tại Nghị quyết 49-NQ/TW, đó là “phải có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X cũng đã chỉ rõ: “Tăng lương hoặc tăng mức ưu đãi nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho các ngành… Kiểm sát, Tòa án và một số ngành dễ phát sinh tham nhũng”.
Đối với HTND, để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của HTND thì ngồi việc thường xun chăm lo đến cơng tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cần quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với họ, nhằm động viên, khuyến khích sự tham gia tích cực, nhiệt tình của họ đối với cơng tác xét xử. Tuy chế độ phụ cấp phiên toà đã được nâng lên cao hơn so với những năm trước đây, song về chế độ chính sách nói chung đối với Hội thẩm cịn nhiều bất cập, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu.
Chế định HTND là chế định đặc thù của hoạt động xét xử. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với HTND khơng giống với việc thực hiện chế độ chính sách đối với cơng chức Nhà nước nói chung. HTND tham gia xét xử vì
lợi ích xã hội và là đại diện của quần chúng nhân dân, do vậy khơng chỉ lấy lợi ích vật chất để tính tốn thiệt hơn, những kiến nghị trên đây chỉ có ý nghĩa bù đắp phần nào hao tốn về trí tuệ, sức lực của HTND và để tạo điều kiện động viên, khuyến khích HTND trong q trình xét xử.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng qúa tải án dân sự nói chung và các loại án về Hơn nhân và gia đình ở TAND hiện nay đó là việc thiếu biên chế về Thẩm phán và thiếu Hội thẩm. Để khắc phục tình trạng này, ngành tịa án cần phải kịp thời kiến nghị với Quốc hội thông qua việc bổ sung thêm biên chế cho ngành. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác qui hoạch, tuyển dụng và đào tạo Thẩm phán nhằm đảm bảo đủ số lượng Thẩm phán để khắc phục tình trạng tồn đọng án như hiện nay.
Đối với đội ngũ HTND, TAND ở tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, MTTQ, HĐND ở tỉnh Bắc Ninh trong việc bầu bổ sung cho đủ số lượng HTND theo qui định của địa phương. Lãnh đạo TAND và lãnh đạo Uỷ ban MTTQ phải bàn bạc với nhau từng trường hợp cụ thể (với người dự kiến tái nhiệm), từng cơ cấu cụ thể với người dự kiến bầu mới. Hơn ai hết, chỉ có cơ quan TAND mới là cơ quan biết được những điểm mạnh, yếu của HTND, mới cung cấp được cho MTTQ và HĐND những nhu cầu chính xác về số lượng, cơ cấu trong việc sử dụng HTND.
Chỉ có MTTQ, mới có điều kiện để nhận xét một cách chính xác một người nào đó có thực sự tiêu biểu trong các tầng lớp, bộ phận dân cư hay không, đảm bảo cho người được giới thiệu thực sự đại diện cho nhân dân tham gia công tác xét xử của Tòa án. Uỷ ban MTTQ tỉnh và huyện phải làm tốt vai trò là cầu nối giữa HTND với TAND, giữa HTND với HĐND, giữa HTND với nhân dân. Hàng năm HĐND, TAND, Uỷ ban MTTQ tỉnh và huyện phải phối hợp sơ kết công tác HTND. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những HTND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bổ sung bầu HTND nếu như
cịn thiếu; phê bình, xem xét bãi nhiệm những HTND khơng hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật.
Điều kiện làm việc cũng có những tác động khơng nhỏ tới chất lượng cơng việc. Đầu tư xây dựng, mua sắm trong thiết bị làm việc cho đội ngũ TP&HTND là yêu cầu quan trọng đã được Trung ương chỉ ra trong Nghị quyết 48: “từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi”.
Để việc xét xử của TAND ở tỉnh Bắc Ninh luôn giữ được sự công tâm, vô tư, khách quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ở địa phương thì TAND ở tỉnh Bắc Ninh phải được cung cấp đủ kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Hiện tại, do nguồn kinh phí của TAND ở tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế, nên phần nào hoạt động của họ vẫn cịn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm tính độc lập, chủ động trong hoạt động xét xử của TAND ở tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp cho đội ngũ TP&HTND có hạn nên họ rất dễ bị dao động về lập trường tư tưởng nếu khơng có bản lĩnh chính trị vững vàng. Để góp phần đảm bảo chất lượng đội ngũ TP&HTND, Nhà nước cần đổi mới chế độ lương, phụ cấp thâm niên nghề và các chế độ, chính sách ưu đãi nhằm tạo tâm lý ổn định cơng tác, đồng thời thu hút những người có trình độ, năng lực, tâm huyết vào làm việc tại ngành TAND nói chung, ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho TAND ở tỉnh Bắc Ninh nhằm xây dựng hệ thống cơ quan này đủ mạnh, là một trong những giải pháp cần sớm được triển khai thực hiện để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thay đổi mơ hình tổ chức theo chủ trương của Đảng.
Cùng với việc trang bị điều kiện làm việc thì việc cung cấp trang phục cho TP&HTND cũng là vấn đề đang được đặt ra hiện nay. Đối với Thẩm phán, hiện đã có trang phục của ngành. Song vấn đề trang phục của HTND đã được đặt ra từ lâu, đã đến lúc phải có biện pháp giải quyết hợp lý để đảm bảo
tính trang nghiêm của phiên tồ, nên có quy định trang phục thống nhất đối với hội đồng xét xử. Hội thẩm nên có trang phục xét xử như Thẩm phán. Hiện nay, trong khi chờ đợi chế độ chung của Nhà nước, ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí để giúp các tồ án địa phương thực hiện việc trang cấp đó với Hội thẩm của địa phương mình, đây là một cách làm tốt có tác động thiết thực đối với Hội thẩm.
Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tồ án nhân dân thì Hội thẩm được cấp giấy chứng minh, nhưng việc sử dụng giấy chứng minh Hội thẩm chưa có ý nghĩa thiết thực trong khi thực thi nhiệm vụ, bởi vậy đề nghị giấy chứng minh Hội thẩm cần ghi rõ những qui định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ…