Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 85)

giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh

Qua xem xét thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động áp dụng pháp luật thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục và rút kinh nghiệm. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó như sau:

- Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ: Thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hóa đường lối của Đảng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực hơn nhân và gia đình như ban hành

Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 thay thế cho Luật hơn nhân và gia đình năm 1986; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Bộ luật dân sự năm 2005…Những văn bản pháp luật mới được ban hành đã khắc phục được những thiếu sót của văn bản pháp luật cũ, đáp ứng tốt những yêu cầu áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có sự chồng chéo, mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn nhưng còn thiếu thống nhất. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế. Đồng thời một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan tới hoạt động của ngành Tòa án nhân dân chưa được hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời, đầy đủ làm ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành.

Sự phối hợp của các cơ quan, hữu quan liên quan đến công việc đo đạc, thẩm định, định giá tài sản…còn chậm; việc tống đạt các loại giấy tờ cho đương sự thơng qua chính quyền địa phương còn chậm trễ, chưa đúng quy định dẫn đến phải hỗn phiên tịa.

Nhiều đương sự không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định, khơng phối hợp, gây khó khăn, đối phó, cản trở cho việc giải quyết vụ án như: Không cung cấp tài liệu, chứng cứ, vắng mặt khơng có lý do hoặc xin hỗn phiên tịa khi Tịa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử để mời Luật sư bảo vệ cho họ, khơng cho Tịa án và Hội đồng định giá, thẩm định vào nhà để đo đạc, thẩm định, xác định thực địa thửa đất tranh chấp…thực trạng này đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động xét xử.

Việc Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ, hoặc trưng cầu giám định thường phải chờ kết quả trả lời rất lâu, thậm chí phải có nhiều lần gửi cơng văn đơn đốc, phải chờ hàng năm thì mới có kết quả trả lời.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơng chức Tịa án, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm, nhưng vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa được chú trọng, trình độ dân trí ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong những năm gần đầy tuy đã được nâng lên nhưng còn thấp, nhận thức pháp luật của người dân cịn rất hạn chế.

- Ngun nhân chủ quan:

Có thể nói rằng trong những nguyên nhân của những hạn chế trong áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình thì ngun nhân chủ quan có vai trị quan trọng và thông thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ án bị sửa, hủy. Trong các nguyên nhân chủ quan, có thể có những nguyên nhân cơ bản sau đây:

+ Nguyên nhân cơ bản thuộc về trách nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Tiếp đến là trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo thiếu kiểm tra, điều hành đơn vị nên ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó một số Thẩm phán chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời và nhận thức đúng các quy định của pháp luật liên quan đến công tác giải quyết án hôn nhân và gia đình; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa chủ động tích cực trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và trong việc thực hiện các kỹ năng thu thập chứng cứ và kỹ năng xét xử nên xảy ra tình trạng nắm khơng vững các tình tiết của vụ án, lúng túng khi điều hành phiên tòa…Chưa tận dụng thời gian nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật nên khi xét xử đã vi phạm tố tụng, áp dụng điều luật không đúng; Thụ động trong việc nghiên cứu hồ sơ, bản lĩnh chính trị chưa thực sự vững vàng, khả năng lập luận, diễn giải không lôgic.

+ Khi ADPL đối với các vụ án HN&GĐ ở cấp xét xử sơ thẩm, HTND là chủ thể không thể thiếu được nhằm đảm bảo cho việc xét xử khách quan đúng

pháp luật, HTND khi tham gia xét xử ngang quyền với Thẩm phán, khi nghị án biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy kiến thức pháp lý của các Hội thẩm nhân dân cịn hạn chế, một số ít Hội thẩm được đào tạo qua Đại học Luật, cịn hầu hết là trình độ chun mơn ở các lĩnh vực khác nhau. Qua từng nhiệm kỳ bầu Hội thẩm nhân dân, Tịa án đã trực tiếp lên chương trình tập huấn kiến thức nghiệp vụ pháp lý nhưng còn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật, phương pháp truyền đạt chưa sâu, thời gian tập huấn ngắn. Khi tham gia xét xử một số Hội thẩm không đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu ký hồ sơ, khơng hiểu hết mọi tình tiết vụ án, nên khi ngồi xét xử tại phiên tịa các Hội thẩm ít tham gia xét hỏi các đương sự mà gần như phó mặc cho Thẩm phán chủ tọa phiên tịa, điều hành và xét hỏi tồn bộ vụ án. Chưa thể hiện sự tập trung cao trí tuệ tập thể của Hội đồng xét xử để ADPL giải quyết vụ án. Do chất lượng Hội thẩm không cao nên kết quả của việc ADPL tại phiên tịa xét xử các vụ án về Hơn nhân và gia đình cũng có những hạn chế nhất định.

+ Đội ngũ Thư ký, cán bộ giúp việc cho Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu công tác một số do năng lực, trình độ pháp luật thấp, cịn lại đa phần là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn và chưa được đào tạo về nghiệp vụ xét xử tại các trường cán bộ Tòa án hoặc Học viện Tư pháp nên hiệu quả cơng việc khơng cao, mắc nhiều sai sót trong q trình giúp Thẩm phán xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án.

Ngồi những ngun nhân như đã nêu, cịn có nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả ADPL đó là việc hoạch định chính sách và phát triển ngành TAND, công tác quản lý, sử dụng cán bộ chưa tốt, chưa kịp thời kiểm tra thường xuyên, uốn nắn những sai sót trong nghiệp vụ, cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ và tạo điều kiện nắm bắt đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán. Theo tinh thần Nghị quyết 08/NQTW ngày 02/01/2002 cần đẩy mạnh hơn công tác cải

cách tư pháp, chỉ đạo đổi mới phương pháp, cách thức hoạt động giải quyết các vụ án về HN&GĐ, nâng cao nghiệp vụ cho Hội thẩm, Thẩm phán, cán bộ; bồi dưỡng giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị cho cán bộ Tịa án, sắp xếp công việc phù hợp năng lực cho từng cán bộ, tạo ra những chuyển biến sâu rộng về tư tưởng, nhận thức cho cán bộ, Thẩm phán.

Kết luận chương 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh. Tác giả đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức của Tịa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh có ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình. Đồng thời, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của Tòa án nhân dân các cấp ở tỉnh Bắc Ninh, rút ra được các nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 85)