Những kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 71)

các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Theo quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 34 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điều 28 Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2002, thì Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh có thẩm quyền giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo các trình tự do pháp luật quy định. Cụ thể, Tịa dân sự Tồ án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm và phúc thẩm; ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án, quyết định hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật.

Trong những năm gần đây, để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chính sách thu hút đầu tư phù hợp vì vậy đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về kinh tế - chính trị - xã hội, song bên cạnh đó là các loại án cũng gia tăng, trong đó có tranh chấp về hơn nhân và gia đình gia tăng mạnh về số lượng, nhất là tranh chấp về hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, tính chất các vụ án hơn nhân và gia đình cũng phức tạp hơn đặc biệt đối với tranh chấp về tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân sự nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng để giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm.

Kết quả giải quyết các tranh chấp hơn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 của Tòa án nhân dân tỉnh đã góp phần hết sức quan trọng vào việc xác lập và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở địa phương (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Kết quả giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án

Năm Sơ thẩm Phúc thẩm Giám đốc thẩm Thụ Đã giải quyết Thụ Đã giải quyết Thụ Đã giải quyết Số vụ % Số vụ % Số vụ % 2007 15 11 73,3 26 26 100 0 0 0 2008 09 09 100 37 37 100 01 01 100 2009 14 14 100 44 44 100 02 02 100 2010 17 17 100 38 38 100 0 0 0 2011 15 15 100 58 58 100 01 01 100 Tổng 70 66 94,2 203 203 100 4 4 100 Nguồn:[57], [58], [59], [60], [61]

- Thông qua số liệu trên cho thấy, số lượng án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết theo trình tự sơ thẩm khơng nhiều, bởi xuất phát từ tính chất và thẩm quyền của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh là xét xử các vụ án có yếu tố nước ngồi, có tính chất phức tạp, song với sự nỗ lực của các Thẩm Phán trong quá trình xác minh thu thập chứng cứ do vậy nhìn chung tỷ lệ giải quyết đạt kết quả cao. Mặc dù có những vụ án phải phụ thuộc vào kết quả ủy thác tư pháp thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tịa án nước ngồi song do có sự chuẩn bị chu đáo, nội dung ủy thác đầy đủ nên khi có cơng văn phúc đáp về nội dung ủy thác gửi về thì đã đủ điều kiện để Thẩm phán tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không cần áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác.

Với tính chất và thẩm quyền xét xử sơ thẩm đã được quy định tại khoản khoản 2 điều 33 BLTTDS 2004 và nay là điều 34 BLTTDS 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong giai đoạn vừa qua Tịa dân sự Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh chủ yếu thụ lý giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi thường là có một bên đương sự ở nước ngồi vì vậy tỷ lệ các vụ án phải đưa ra xét xử nhiều hơn so với tỷ lệ các vụ án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, cụ thể:

+ Năm 2007: công nhận sự thỏa thuận của đương sự 05/11 vụ đạt tỷ lệ 45,5% vụ án đã được giải quyết.

+ Năm 2008: công nhận sự thỏa thuận của đương sự 03/09 vụ đạt tỷ lệ 33,3% vụ án đã được giải quyết.

+ Năm 2009: công nhận sự thỏa thuận của đương sự 05/14 vụ đạt tỷ lệ 35,7% vụ án đã giải quyết.

+ Năm 2010: công nhận sự thỏa thuận của đương sự 7/17 vụ đạt tỷ lệ 41,2% vụ án đã giải quyết.

+ Năm 2011: công nhận sự thỏa thuận của đương sự 4/15 vụ đạt tỷ lệ 26,7% vụ án đã giải quyết.

Từ năm 2007 đến năm 2011 các bản án sơ thẩm về hơn nhân và gia đình của Tịa dân sự Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh bị kháng cáo, kháng nghị không nhiều, trong giai đoạn này sau khi xét xử sơ thẩm thì có 02 vụ có kháng cáo của đương sự, có 01 vụ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Kết quả xét xử của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đối với 02 vụ có kháng cáo là sửa 01 vụ và giữ nguyên bản án và quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh 01 vụ; đối với vụ án bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm kết quả bị hủy do việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ và có vi phạm thủ tục tố tụng.

- Về áp dụng pháp luật giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Theo quy định tại Điều 242 BLTTDS thì “xét xử phúc thẩm là việc của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Như vậy, đây là hoạt động xét xử có vị trí hết sức quan trọng bởi vì bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên án. Thực tiễn cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau, một số bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp dưới đã bị Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị đương sự kháng cáo vì khơng đồng tình với bản án, quyết định đó. Mặt khác do thực hiện yêu cầu tăng thẩm quyền giải quyết, xét xử cho Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng, nên một số đơn

vị Tòa án cấp huyện trong tỉnh mặc dù đã có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng ngay được với những yêu cầu của nhiệm vụ mới nên khó tránh khỏi sai sót trong q trình giải quyết, xét xử các loại án nói chung, các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân cũng như của Nhà nước, các bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chưa có hiệu lực thi hành ngay mà phải được xem xét lại theo thủ tục xét xử phúc thẩm. Chính vì vậy, thơng qua hoạt động xét xử phúc thẩm, Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp sửa chữa những sai sót trong cơng tác xét xử của Tịa án cấp huyện để đảm bảo cho vụ án được xét xử cơng bằng, đúng pháp luật; mặt khác cịn uốn nắn về nghiệp vụ và định hướng về đường lối xét xử cho Tòa án cấp dưới.

Trong những năm qua, từ năm 2007 - 2011, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng pháp luật giải quyết theo trình tự phúc thẩm 203/203 vụ án có kháng cáo kháng nghị, đạt tỷ lệ 100%. Trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết theo trình tự phúc thẩm đã phát hiện những sai sót của Tịa án nhân dân cấp huyện và đã sửa 72/203 vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm vì bản án, quyết định áp dụng pháp luật cịn thiếu sót nhưng ở cấp phúc thẩm khắc phục, bổ sung được. Hủy 09/203 vụ do đánh giá và thu thập chứng cứ khơng đầy đủ, tồn diện mà cấp phúc thẩm khơng thể bổ sung được hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Trên cơ sở kết quả xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ ra được những sai sót trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ cũng như việc lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật để ra quyết định, bản án. Đối với những sai sót khơng lớn có thể khắc phục được, Tịa án cấp phúc thẩm chỉ cần sửa để sớm ổn định quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm

trọng khơng thể khắc phục được thì mới áp dụng pháp luật để hủy bản án để yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, giải quyết lại từ giai đoạn sơ thẩm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

- Về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Đây cũng là một phần việc quan trọng của Tịa án, khác với trình tự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đó là Tịa án nhân dân cấp trên áp dụng pháp luật để xem xét lại quyết định và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại Điều 291 Bộ luật tố tụng dân sự thì Uỷ ban thẩm phán Tịa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.

Theo quy định của Luật tổ chức Tịa án nhân dân thì đây là cơng việc của Phòng giám đốc, kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong những năm qua, với phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã hoạt động có hiệu quả. Hàng năm đều tiến hành kiểm tra giám đốc án giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh kháng nghị một số bản án có sai sót, có vi phạm về áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án hơn nhân và gia đình nói riêng, giúp Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết tốt loại án này theo trình tự giám đốc thẩm và kịp thời chỉ ra những thiếu sót về áp dụng pháp luật của cấp sơ thẩm. Đồng thời định hướng cho Tòa án nhân dân cấp dưới khắc phục những thiếu sót của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn 2007 - 2011, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử 03 vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự giám đốc thẩm, qua đó đã phát hiện những sai sót của cấp sơ thẩm trong q trình áp dụng pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện từ giai đoạn xác minh thu thập chứng cứ đến việc xét xử tại phiên tịa. Đa số những kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đều

được ủy ban thẩm phán chấp nhận và chỉ ra những sai sót cụ thể, xử hủy bản án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng pháp luật giải quyết lại từ giai đoạn sơ thẩm. Đồng thời thông qua việc giám đốc thẩm, ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổng kết rút kinh nghiệm trong tồn ngành Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, phát hiện được những bất cập trong các văn bản pháp luật, những khó khăn của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình. Từ đó, Tịa án có kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong giải quyết án hơn nhân và gia đình, đồng thời đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng pháp luật giải quyết án hơn nhân và gia đình ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng và tồn ngành Tịa án nhân dân nói chung.

- Đối với thẩm quyền giải quyết theo trình tự tái thẩm, trong giai đoạn 2007 - 2011, Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh khơng thụ lý giải quyết vụ án nào.

Như vậy, với kết quả đã đạt được về việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân các cấp ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo chất lượng, thời hạn xét xử, các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Trong quá trình giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình Tịa án luôn coi trọng và làm tốt cơng tác hịa giải, giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng. Qua đó hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 71)