Những kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tịa án

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 66)

luật giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách khuyến khích đầu tư, thu

hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước đã hình thành nhiều khu cơng nghiệp lớn, thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh đã tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên trước sự tác động của cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội, những mâu thuẫn trong gia đình ngày càng nhiều. Trong đó số các vụ án về hơn nhân và gia đình tăng hơn, năm sau cao hơn năm trước.

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự sau:

- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; - Tranh chấp về cấp dưỡng;

- Các tranh chấp khác về hơn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định. Những tranh chấp trên nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngồi hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án cấp huyện.

Với thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về hơn nhân và gia đình như trên, Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả trong áp dụng pháp luật vào giải quyết án hơn nhân và gia đình thể hiện trong các mặt như sau:

Thứ nhất: Về áp dụng pháp luật trong việc nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án:

Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự về quyền khởi kiện vụ án thì cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về hơn nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 và

Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi và nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình trong trường hợp Luật hơn nhân và gia đình quy định.

Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của người khởi kiện đến Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp về hơn nhân và gia đình. Đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung vụ việc và những yêu cầu của người khởi kiện đối với Tòa án.

Do vậy, trước khi thụ lý vụ án hơn nhân và gia đình Tịa án phải đối chiếu với những quy định của pháp luật xem người khởi kiện có quyền khởi kiện khơng, nội dung khởi kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nơi nhận đơn khởi kiện không. Nếu đơn khởi kiện đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung được quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự và các tài liệu chứng cứ kèm theo thì Tịa án nơi nhận đơn khởi kiện tiến hành các thủ tục thụ lý vụ án.

Trách nhiệm của Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp. Về ngun tắc, Tịa án khơng có quyền từ chối nhận đơn. Tuy nhiên Tịa án chỉ có thể thụ lý để giải quyết những vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án, do đó Tịa án phải tiến hành nghiên cứu đơn khởi kiện.

Thực tiễn trong những năm qua (2007-2011), Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành làm thủ tục nhận đơn khởi kiện về lĩnh vực hơn nhân và gia đình với số lượng đơn khởi kiện tương đối nhiều. Tuy nhiên hầu hết các đơn khởi kiện gửi đến Tòa án đều chưa đáp ứng được theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự do trình độ dân trí cịn hạn chế nên Tòa án thường phải hướng dẫn đương sự làm lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng pháp luật để xem xét, phân loại đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nơi nhận đơn và đơn khởi kiện tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung. Trường hợp đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung và hình thức chưa phù hợp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tịa án thơng báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời gian nhất định. Khi người khởi kiện sửa đổi, bổ sung xong đơn khởi kiện thì Tịa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án. Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án khác thì Tịa án chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện biết.Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 168 BLTTDS. Cụ thể được thể hiện trên bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Kết quả nhận đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc

Ninh từ năm 2007 - 2011

Năm Nhận đơnkhởi kiện

Quyết định giải quyết đơn khởi kiện Thụ lý vụ

án

Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền Trả lại đơn khởi kiện 2007 705 688 08 09 2008 741 737 0 04 2009 855 842 06 07 2010 927 924 03 0 2011 1049 1043 06 0 Tổng 4277 4234 23 13

Nguồn: Bộ phận Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Qua số liệu trên cho thấy, số lượng đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh hàng năm có khác nhau, năm sau ln cao hơn

năm trước, Tòa án đã áp dụng các quy định của pháp luật để tiến hành thụ lý vụ án hôn nhân và gia đình đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

Trong quá trình thụ lý đơn khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân đã áp dụng đúng các quy định tại Điều 171; Điều 172, Điều 173, Điều 174 Bộ luật tố dụng dân sự về thụ lý vụ án, phân công Thẩm phán giải quyết và thông báo thụ lý vụ án để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của đương sự.

Khi vụ án đã được thụ lý thì Chánh án Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đã phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án. Khi lập hồ sơ vụ án, các Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đã thông báo về việc thụ lý vụ án, yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ theo quy định tại Điều 84 BLTTDS và tiến hành thực hiện một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự được thể hiện như sau:

Thẩm phán sau khi được phân công giải quyết vụ án đã yêu cầu các đương sự giao nộp các chứng cứ liên quan đến vụ án, bởi việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ thuộc nghĩa vụ của các đương sự, các đương sự tự viết bản tự khai và ký tên mình. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản tự khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Việc lấy lời khai của đương sự, được tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự được thực hiện tại trụ sở Tòa án, trong trường hợp cần thiết đương sự khơng thể đến Tịa án được vì những lý do khách quan, chính đáng như đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, bị ốm đau, bệnh tật... thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngồi trụ sở Tịa án. Sau khi ghi xong biên bản ghi lời khai, người khai tự đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận và có dấu của Tịa án, nếu nhiều bản thì có dấu giáp lai, trường hợp biên bản ghi lời khai ở ngồi trụ sở Tịa án thì có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập

biên bản theo đúng quy định tại điều 86 BLTTDS. Ngoài việc lấy lời khai của đương sự, trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự Thẩm phán cũng tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngồi trụ sở Tịa án theo quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự.

Từ kết quả lấy lời khai nếu thấy có mâu thuẫn giữa các lời khai của các đương sự, Thẩm phán đã tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ khác như: đối chất giữa các đương sự, người làm chứng nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án.

Trong những trường hợp cần thiết, Thẩm phán cùng cán bộ Tòa án tiến hành xác minh tại tổ dân phố, ủy ban nhân dân, cơ quan hoặc nơi cư trú của đương sự về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án.

Nhìn chung, đối với các vụ án về Hơn nhân và gia đình thì Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đều tiến hành thu thập chứng cứ các tài liệu như: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh các con, các giấy tờ có ý nghĩa chứng minh về tài sản, các giấy vay nợ, giấy cho vay; các giấy tờ về nhà đất...

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể có thể tiến hành trưng cầu giám định; xem xét thẩm định tại chỗ; định giá tài sản, ủy thác thu thập chứng cứ hay yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Trong những trường hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng hoặc đương sự có u cầu Tịa án đã tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự.

Quá trình xác minh thu thập chứng cứ trên luôn tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của Bộ luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo tính khách quan, cơng bằng để làm rõ bản chất sự thật khách quan của vụ án để có được kết quả cao nhất trong việc xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án.

* Áp dụng pháp luật trong trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án hơn nhân và gia đình:

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ được quy định tại Điều 189 BLTTDS như sau:

+ Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định người đại diện theo pháp luật.

+ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.

+ Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.

+ Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

Ngồi ra theo theo quy định tại Điều 58, điều 59, điều 60 BLTTDS thì các đương sự cũng có quyền đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo số liệu thống kê tại bộ phận thống kê - tổng hợp Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh thì năm 2007 Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh ra quyết định tạm đình chỉ 94 vụ; năm 2008, năm 2009, năm 2010 khơng có vụ nào; năm 2011 tạm đình chỉ 61 vụ.

Qua số liệu trên cho thấy, việc áp dụng pháp luật để tạm đình chỉ giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh là thấp, việc áp dụng pháp luật để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án về Hơn nhân và gia đình ln đảm bảo đúng theo quy định tại điều 189 BLTTDS. Các căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ chủ yếu tập trung vào các lý do như: đương sự xin tạm dừng giải quyết vụ án; phải chờ kết quả ủy thác thu thập chứng cứ hoặc chờ các cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án.

Đối với việc đình chỉ giải quyết vụ án Hơn nhân và gia đình thì Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh cũng đã căn cứ vào các quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự để ra quyết định.

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án làm ngừng lại hoạt động tố tụng, xóa tên vụ án hơn nhân và gia đình trong sổ thụ lý. Theo số liệu thống kê của ngành Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh thì số lượng Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình cũng khơng nhiều so với tỷ lệ giải quyết chung cụ thể: Năm 2007 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết 04/ 632 vụ án đã giải quyết; Năm 2008 là 53/706 vụ đã giải quyết; năm 2009 đã ra quyết định đình chỉ 66/814 vụ đã giải quyết; năm 2010 đã ra quyết định đình chỉ là 99/913 vụ đã giải quyết và năm 2011 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là 160/1023 vụ án đã giải quyết (Nguồn báo cáo Thống kê - tổng hợp Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh).

Các vụ án hơn nhân và gia đình mà Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chủ yếu là do đương sự xin rút đơn khởi kiện và các đương sự đã tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án tiếp tục giải quyết vụ án. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án nhân dân cấp huyện đã áp dụng đúng các quy định về căn cứ đình chỉ, thẩm quyền giải quyết và ra quyết định đình chỉ cũng như thủ tục trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo quy định tại Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.

* Về áp dụng pháp luật trong công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự:

Một trong những nguyên tắc cơ bản và là đặc trưng của giải quyết các vụ án dân sự nói chung, vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng là tơn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự. Đối với thủ tục giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình tại cấp sơ thẩm, thủ tục bắt buộc đó là Tòa án phải

tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hòa giải được) Sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ cần thiết liên quan đến vụ án, nếu

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 66)