Các yêu cầu đối với áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình của Tòa án

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 95)

Việc ADPL nói chung và ADPL trong việc giải quyết các vụ án về HN & GĐ nói riêng là một hoạt động phức tạp, bởi nó phải được thực hiện thông qua các giai đoạn pháp luật tố tụng, TAND là đại diện cho ý chí của Nhà nước áp dụng các QPPL nhằm điều chỉnh các tranh chấp trong quan hệ hơn nhân và gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quá trình ADPL để giải quyết các vụ án về HN & GĐ của các Tịa án nói chung và của TAND ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đối với hoạt động thụ lý hồ sơ, xác minh thu thập chứng cứ:

Để đảm bảo giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình được chính xác, đầy đủ, nhanh chóng thì khi thụ lý, thu thập chứng cứ, Tòa án phải xác định rõ những vấn đề sau:

- Xác định rõ những quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự trong vụ án hơn nhân và gia đình.

- Khi giải quyết vụ án, Thẩm phán phải nắm vững kiến thức pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng để ADPL trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán phải xác định những vấn đề cần yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ hoặc sẽ tiến hành thu thập chứng cứ, xác định đúng những quan hệ pháp luật đang tranh chấp giữa các đương sự, ví dụ như vụ án về Ly hơn thì phải xác định về tình trạng hơn nhân, tài sản chung và tài sản riêng, con chung, công nợ hoặc những tranh chấp về việc xác định cha mẹ cho con; tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về cấp dưỡng... Các quan hệ pháp luật tranh chấp trong hơn nhân và gia đình thơng thường được xác định từ yêu cầu của đương sự và tùy từng trường hợp, Thẩm phán cần phải xác định rõ các quan hệ pháp luật tranh chấp trong hôn nhân, đồng thời giúp đỡ đương sự về kiến thức pháp luật để họ đề xuất các yêu cầu và nêu nguyện vọng của mình phù hợp với quy định của pháp luật. Có như vậy, khi giải quyết vụ án mới được triệt để, toàn diện, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

- Trong vụ án HN & GĐ phải xác định đầy đủ, đúng tư cách những người tham gia tố tụng, như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện... Xác định đầy đủ các đương sự trong vụ án nhằm bảo đảm cho họ có những quyền quy định trong tố tụng, như quyền tham gia định giá tài sản, quyền tham gia phiên hòa giải, cung cấp chứng cứ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, kháng cáo quyết định, bản án... Việc thực hiện những quyền đó là cần thiết để các đương sự có thể tự bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp của mình đồng thời để cho Tịa án giải quyết vụ án HN & GĐ được chính xác. Do đó, việc bỏ sót khơng triệu tập bất cứ những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng hoặc không đảm bảo cho họ thực hiện được những quyền trong tố tụng như đã nêu trên đều là sự vi phạm quyền của các đương sự và dễ dẫn đến bản án, quyết định thiếu chính xác.

- Xác định rõ những vấn đề cần phải yêu cầu các đương sự chứng minh, định hướng những vấn đề cần phải thu thập chứng cứ khi đương sự không cung cấp được đầy đủ. Phương pháp lấy lời khai, phương pháp tiến hành đối chất... Do vậy, Thẩm phán căn cứ vào những quy định của pháp luật về nội dung đối với từng loại vụ việc cụ thể mà xác định những vấn đề liên quan cần giải quyết.

Để xác định được những vấn đề nêu trên, Tòa án cần chú ý bảo đảm cho các đương sự được quyền bình đẳng trong việc đề xuất các yêu cầu và cung cấp chứng cứ, biết được các chứng cứ do các đương sự khác xuất trình, biết được u cầu Tịa án áp dụng biệp pháp khẩn cấp tạm thời... Vì vậy, khi xác định nội dung, kế hoạch thu thập chứng cứ trong mỗi vụ án, người Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết phải biết yêu cầu các đương sự bổ sung chứng cứ hoặc thu thập chứng cứ trên cơ sở nội dung những vấn đề các đương sự tranh chấp.

Việc lựa chọn QPPL, có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ADPL trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình bởi đó là căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án đạt được hiệu quả tốt. Do đó, phải dựa vào những yếu tố đặc trưng, kết quả xác định trong hoạt động thu thập chứng cứ để lựa chọn đúng, đủ QPPL nhằm điều chỉnh một cách chính xác các tranh chấp trong quan hệ hơn nhân và gia đình. Lựa chọn được đúng QPPL phải bằng những kiến thức pháp lý của mình người Thẩm phán phân tích, làm rõ các bộ phận cấu thành cũng như đặc trưng pháp lý của quy phạm, từ đó đối chiếu vào vụ án cụ thể đang giải quyết nhằm tìm ra quy phạm phù hợp, tránh tình trạng áp dụng lẫn lộn giữa các điều luật.

Thứ ba, ra bản án, quyết định:

Quyết định, bản án về việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình được coi là kết tinh trong hoạt động ADPL của Tịa án, nó phản ánh các tình tiết, diễn biến của một vụ án; nêu nhận định và quan điểm giải quyết của Thẩm phán và Hội đồng xét xử, là căn cứ pháp lý để cơ quan thi hành án áp dụng thi hành. Vì vậy, Bản án phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bản án, quyết định về vụ án hơn nhân và gia đình địi hỏi trong xét xử phải phù hợp với sự thật khách quan, đúng pháp luật. Bản án phải giải quyết triệt để những yêu cầu của đương sự phù hợp với kết quả của quá trình xác minh thu thập chứng cứ trên cơ sở vận dụng đúng đắn pháp luật trong các giai đoạn giải quyết vụ án.

- Bản án, quyết định về vụ án hơn nhân và gia đình có sức thuyết phục, phải phân tích sâu sắc, đánh giá đúng bản chất vụ án một cách đầy đủ, khách quan. Phải dựa trên những chứng cứ và những tình tiết đã có qua q trình thu thập chứng cứ và được thẩm tra tại phiên tòa.

- Bản án, quyết định về vụ án hôn nhân và gia đình đảm bảo tính chính xác và sức thuyết phục cao. Đó là một trong những cơ sở để nâng cao ý thức

pháp luật, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của quần chúng nhân dân khi tham gia quan hệ hơn nhân và gia đình, đồng thời từng bước đưa pháp luật nói chung và Luật HN & GĐ nói riêng đi vào đời sống, góp phần làm lành mạnh quan hệ hơn nhân và gia đình.

- Bản án về hơn nhân và gia đình phải xác định rõ quan hệ pháp luật có tranh chấp về Hơn nhân và gia đình và cho dù đã kiên trì hịa giải nhiều lần khơng thành, nhưng tại phiên tịa vẫn tơn trọng và đảm bảo nguyên tắc đương sự có quyền tự định đoạt quyền lợi của mình, bản án phải giải quyết đúng và đầy đủ những tranh chấp giữa các đương sự.

- Bản án về HN & GĐ phải có căn cứ, Hội đồng xét xử phải dựa vào những chứng cứ, các tình tiết có liên quan đến vụ án đã được thẩm tra tại phiên tịa mà bản án đã phân tích và đánh giá chính xác. Phải nêu đầy đủ những chứng cứ, để chứng minh những sự kiện cần xác định làm căn cứ cho việc nhận định của Hội đồng xét xử một cách chính xác về những vấn đề có tranh chấp cần phải giải quyết trong vụ án về HN & GĐ.

- Bản án về HN & GĐ phải áp dụng chính xác pháp luật về nội dung và hình thức. Nội dung quyết định của bản án phải dứt khoát, rõ ràng, cụ thể. Khi kết luận những vấn đề các bên đương sự tranh chấp, bản án phải viện dẫn điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 95)