Những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 79)

các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện

Thông qua kết quả giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy Tòa án

nhân dân cấp huyện đã hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, đã áp dụng pháp luật vào giải quyết số lượng án hơn nhân và gia đình khơng nhỏ, thơng qua đó đã giải quyết được những bất hịa nảy sinh trong quan hệ hơn nhân và gia đình, tun truyền, giáo dục được ý thức pháp luật cho nhân dân, làm lành mạnh quan hệ trong hôn nhân, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần làm ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác xét xử các vụ án HN&GĐ vẫn cịn nhiều hạn chế cần khắc phục. Sau khi Tòa án cấp huyện giải quyết xong theo trình tự sơ thẩm thì tỷ lệ án bị kháng cáo, kháng nghị cịn cao. Thơng qua kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm đã phát hiện những thiếu sót về ADPL trong các giai đoạn giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện. Các sai sót chủ yếu tập trung ở những vấn đề như: Đánh giá chứng cứ khơng đầy đủ, tồn diện, chính xác, vi phạm thủ tục tố tụng do đưa thiếu người tham gia tố tụng; xác minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ như chưa xác minh làm rõ giá trị pháp lý các chứng cứ do đương sự xuất trình; chưa làm rõ giá trị tài sản có liên quan đến tài sản đang tranh chấp...; sai lầm trong việc viện dẫn các quy định của pháp luật (Xem bảng 2.4; bảng 2.5).

Bảng 2.4: Kết quả án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh

Bắc Ninh bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Năm Tổng số án cấp sơ thẩm giải quyết Số án bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Kết quả giải quyết theo thủ tục phúc thẩm Y án sơ thẩm, đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm Sửa Hủy Vụ % Vụ % Vụ % Vụ % 2007 632 26 4,1 16 61,5 09 34,6 01 3,8 2008 706 37 5,2 29 78,4 07 18,9 01 2,7 2009 814 44 5,4 22 50 18 40,9 04 10 2010 913 38 4,2 21 55,3 16 42,1 01 2,6 2011 1023 58 5,7 34 58,6 22 37,9 02 3,4 Tổng 4088 203 4,9 122 60 72 35,4 9 4,4 Nguồn:[57], [58], [59], [60], [61]

Bảng 2.5: Kết quả án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh bị kháng

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Năm Tổng số án cấp sơthẩm giải quyết

Số án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Kết quả giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm Vụ % Vụ % 2007 632 00 0 0 0 2008 706 01 0,14 01 100 2009 814 02 0,25 02 100 2010 913 0 0 0 0 2011 1023 01 0,10 01 100 Tổng 4088 04 0,9 4 100 Nguồn:[57], [58], [59], [60], [61]

* Những hạn chế về ADPL trong các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ, Cơng nhận thuận tình ly hơn hoặc cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Theo quy định của BLTTDS thì trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp cụ thể nhất định được quy định tại điều 189 BLTTDS và được quyền đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp được quy định tại điều 192 BLTTDS.

Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật để đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án đơi khi cịn có những thiếu sót, có những vụ án khi ra quyết định tạm đình chỉ Thẩm phán đã đưa ra căn cứ tạm đình chỉ chưa chính xác. Khi hết lý do tạm đình chỉ thì chưa chủ động để thơng báo tới các đương sự việc tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dẫn đến đương sự phải chờ đợi. Đối với trường hợp đình chỉ có vụ cịn đưa ra căn cứ đình chỉ khơng đúng như sau hai lần báo gọi ngun đơn khơng thấy có mặt tại tịa án, trong đó cả hai lần đều gửi bảo đảm qua bưu điện, không tiến hành xác minh tại gia đình hoặc địa phương để xác định đương sự đã nhận được tống đạt hợp lệ hay chưa mà đã ra quyết định đình chỉ là khơng chính xác. Ngoài ra trong thời gian vừa qua do Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã được Quốc hội khóa XII, kỳ hợp thứ 9 sửa đổi, bổ sung một số điều

và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 trong đó có phần sửa đổi về điều 193 BLTTDS về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án nhưng do khơng chịu cập nhật nên cịn có một số vụ án khi ra Quyết định đình chỉ đã xử lý phần án phí khơng đúng theo quy định của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung.

Đối với các trường hợp ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự, là sự thể hiện ý chí tự nguyện của các đương sự nhưng nó cũng phụ thuộc vào kết quả xác minh thu thập chứng cứ của Tịa án. Có những vụ án xác minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, kết qủa thu thập chứng cứ thông qua việc lấy lời khai của các đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng cịn sơ sài chưa phản ánh đầy đủ những tình tiết khách quan của vụ án, những tình tiết cần được làm rõ thì chưa được xác minh. Có vụ án liên quan đến tài sản hoặc cơng nợ thì chưa xác minh làm rõ đâu là tài sản chung của vợ chồng, đâu là tài riêng của vợ chồng hoặc đâu là nợ chung, đâu là nợ riêng. Có vụ án các đương sự có con đã trên 9 tuổi nhưng trong q trình giải quyết, Thẩm phán đã khơng lấy lời khai hỏi ý kiến nguyện vọng của con về việc muốn ở với ai khi bố mẹ ly hôn mà đã tiến hành thơng báo phiên hịa giải ngay, chính điều đó đã ảnh hưởng đến tiến trình hịa giải và ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn. Bên cạnh việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ thì việc hịa giải cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tế như trong q trình hịa giải Thẩm phán chưa nắm chắc được nội dung hồ sơ vụ án, việc giải thích pháp luật cịn sơ sài, khả năng phân tích, thuyết phục các đương sự hướng đến giải quyết tranh chấp của một số Thẩm phán còn hạn chế. Đối với các vụ án ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn về cơ bản đã giải quyết tốt, nhưng vẫn cịn một số ít vụ do trong q trình hịa giải cịn sơ sài, không chú ý giải quyết triệt để từng mối quan hệ trong hơn nhân, khi quyết định khơng chính xác đồng thời khi quyết định viện dẫn điều luật chưa đầy đủ, nội dung quyết định cịn có những sai sót về lỗi chính tả, câu văn khơng được rõ ràng dẫn tới có đơn khiếu nại đến Tịa án cấp trên xem xét, dẫn đến tình

trạng quyết định bị hủy theo trình tự giám đốc thẩm để điều tra giải quyết lại từ giai đoạn sơ thẩm. Tuy nhiên, những vụ án cấp trên hủy do áp dụng pháp luật không đúng trong các trường hợp trên chiếm tỷ lệ không cao mà chủ yếu tập trung vào các vụ án phải đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm.

* Những hạn chế về ADPL trong trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng

bản án:

Đối với vụ án Hơn nhân và gia đình phải đưa ra xét xử, thông thường là những vụ án phức tạp hơn vụ án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Ở Tòa án cấp huyện số lượng án sơ thẩm phải đưa ra xét xử cũng tương đối lớn, Thẩm phán cấp huyện thường không chuyên trách một loại án như Thẩm phán cấp tỉnh, mà thường xử tất cả các loại án, hoạt động ADPL đối với án hơn nhân và gia đình ở giai đoạn này có những hạn chế thường mắc phải do áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến xét xử sai; thu thập và đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, khách quan; xác định thiếu người tham gia tố tụng, có bản án khi tuyên phần cấp dưỡng nuôi con nhưng không tuyên thời gian cấp dưỡng từ khi xét xử sơ thẩm cho tới năm cháu đủ 18 tuổi, có một số trường hợp khi xét xử, cấp sơ thẩm đã giải quyết khơng đúng về cách tính án phí, buộc đương sự phải nộp tiền án phí trên số tiền mà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải trích chia cơng sức, có trường hợp trong phần tuyên án các bên phải có nghĩa vụ trả cho nhau bằng tiền cụ thể nhưng lại không tuyên lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật. Những hạn chế trên được thể hiện trong một số vụ án sau:

+ Xác minh thu thập chứng cứ không đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, khách quan:

Hoạt động xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, đánh giá chứng cứ giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án bởi đây là bước khởi đầu làm căn cứ cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Khi tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ cho một vụ án hơn nhân và gia đình, Tịa án phải xác

định rõ quan hệ đang tranh chấp, xác định rõ những vấn đề cần chứng minh để hướng tới việc xác minh thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình đặc biệt là khi giải quyết tranh chấp trong quan hệ phân chia tài sản chung vợ chồng của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh thực hiện chưa tốt yêu cầu này dẫn đến bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm và bị cấp trên sửa, hủy.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp hơn nhân và gia đình giữa chị Vũ Thị Lan, trú tại Trung Chính - Lương Tài - Bắc Ninh và anh Vũ Gia Đặng cư trú tại xã Minh Tân - Lương tài - Bắc Ninh.

Nội dung vụ án như sau: Chị Lan và anh Đặng kết hôn năm 1991. Sau khi kết hôn vợ chồng anh chị sinh được hai con chung. Tháng 3/2006 phát sinh mâu thuẫn, anh Đặng đã làm đơn xin ly hơn đến Tịa án song do được Tịa án hịa giải nên anh chị đã quay về chung sống với nhau, tuy nhiên quan hệ giữa anh chị vẫn không được cải thiện mà mâu thuẫn còn trầm trọng hơn nên chị Lan đã làm đơn khởi kiện xin ly hôn.

Về tài sản chung: Anh chị có tạo lập được tài sản chung gồm 01 Tivi LG 21in, 02 giường gỗ, 01 bộ bàn ghế, 01 tủ đứng, 01 ao cá diện tích 7,5 sào do vợ chồng đấu thầu 20 năm với Uỷ ban nhân dân xã Minh Tân, 02 gian nhà lợp Proximăng và 1,5 sào ao mua của chính quyền địa phương.

Về cơng nợ: Phía chị Lan trình bầy vợ chồng có vay của bà Lâm mẹ đẻ chị là 02 tấn thóc và 15.000.000đ; chị Hòa em gái chị 6000.000đ, anh Tràng 5000.000đ; anh Thốn 5000.000đ và bà Xếp 3000.000đ. Về phía anh Đặng chỉ xác nhận vợ chồng có vay của anh Tràng 5000.000đ, anh Thoán 5000.000đ và nợ tiền sản phẩm của thơn An Cường 02 tạ thóc và 400.000đ. Ngồi ra anh khơng thừa nhận các khoản khác như chị Lan trình bầy.

Tại bản án hơn nhân và gia đình số 03/2009/HNGD-ST ngày 02/4/2009 của Tịa án nhân dân huyện Lương Tài đã áp dụng Điều 90,92,94,95 Luật Hôn

nhân và gia đình... xử cơng nhận sự thuận tình ly hơn giữa chị Lan và anh Đặng, đồng thời quyết định giao con chung. Về phần tài sản, công nợ giải quyết như sau: Giao cho chị Lan được quyền sử dụng diện tích ao đấu thầu với chính quyền địa phương 20 năm và được sở hữu 02 gian nhà lợp Proximăng, 04 gian cơng trình phụ... nhưng phải có trách nhiệm thanh tốn trả các khoản nợ cho bà Lâm 02 tấn thóc và 15.000.000đ, chị Hịa 6000.000đ và anh Tràng 8.260.000đ.

Giao cho anh Đặng được quyền sở hữu 01 Tivi, 02 giường, 01 bộ bàn ghế, 01 tủ, 01 quạt cây, ...và được quyền sử dụng diện tích ao mua của chính quyền địa phương là 400m2 nhưng phải có trách nhiệm thanh tốn các khoản nợ cho anh Thốn 5.550.000đ, bà Xếp 3.660.000đ và của chính quyền địa phương 02 tạ thóc và 400.000đ. Bản án cịn tun án phí, quyền kháng cáo cho các đương sự.

Ngày 15/4/2009 anh Đặng có đơn kháng cáo khơng đồng ý với án sơ thẩm về phần chia tài sản chung, mức đóng góp phí tổn ni con và phần cơng nợ.

Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã thụ lý hồ sơ vụ án và xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.Tại phiên tịa phúc thẩm, hội đồng xét xử đã phân tích, đánh giá về những sai sót của bản bản án sơ thẩm như: Chỉ có đơn và lời khai của anh Đặng trình bầy nợ Hợp tác xã 02 tạ thóc và 400.000đ nhưng cấp sơ thẩm không lấy lời khai khơng biết đây là khoản nợ tiền gì, có đưa ơng Trưởng thơn vào tham gia tố tụng nhưng phần quyết định lại buộc anh Đặng phải trả chính quyền địa phương 02 tạ thóc và 400.000đ khơng do ai đại diện; khơng ra quyết định xem xét thẩm định tại chỗ, giao tài sản khơng có mốc giới; vợ chồng khai mua của thơn một ao diện tích 400m2 (1,5 sào) nhưng cũng khơng có lời khai của thơn. Cịn ủy ban nhân dân xã Minh Tân thì cho rằng khơng biết việc mua bán này, như vậy ao mua của thôn chưa hợp pháp và thơn khơng có thẩm quyền bán đất nhưng Tịa cấp sơ thẩm lại xác

định đây là tài sản chung của vợ chồng và giao cho anh Đặng quản lý sử dụng. Với những sai sót như trên cấp phúc thẩm đã khơng thể khắc phục được và đã tuyên hủy phần phân chia tài sản của bản án giao cho cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung.

- Xác định thiếu người tham gia tố tụng:

Sau khi thụ lý vụ án, bên cạnh việc xác định quan hệ tranh chấp, Tòa án phải xác định rõ, đầy đủ những người tham gia tố tụng và tư cách của đương sự là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong vụ án hơn nhân và gia đình, một thực tế mắc phải đối với Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh đó là bỏ lọt người tham gia tố tụng, cụ thể là khơng đưa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào dẫn đến vi phạm tố tụng, đưa ra quyết định không đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự và vụ án bị cấp trên sửa, hủy.

Ví dụ: vụ án tranh chấp về chia tài sản chung sau khi ly hôn giữa anh Vũ Văn Quân và chị Nguyễn Thị Luyến. Đều cư trú tại Thiên Đức - Trung Chính - Lương Tài - Bắc Ninh.

Nội dung vụ án: Anh Quân và chị Luyến kết hơn năm 1995. Trong q trình chung sống xảy ra mâu thuẫn nên vợ chồng đã có đơn xin ly hơn và đã được tịa án giải quyết việc ly hơn và nuôi con chung. Về phần tài sản chung chưa giải quyết nay anh Quân yêu cầu. Theo anh Quân trình bầy: Sau khi tổ chức lễ cưới vợ chồng được bố mẹ cho ra ở riêng trên thửa đất 267m2 trên đất có 01 ngơi nhà trần và được sử dụng 01 ao có diện tích 672m2. Trong thời gian ở vợ chồng đã xây dựng được thêm tường bao, ke, ....Về phía chị Luyến trình bầy: Vợ chồng đã được gia đình cho quản lý sử dụng 672m2 đất ở và 01 ngôi nhà trần. Số tài sản này là do gia đình cho vợ chồng vì vậy năm 2000 vợ chồng chị đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đươc ủy ban

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 79)