Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác xét xử nói chung và cơng tác giải quyết các vụ án về hôn nhân và

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

cơng tác xét xử nói chung và cơng tác giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình nói riêng

Khi xét xử các vụ án dân sự, TP&HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; xét xử cơng khai...,

nhưng bên cạnh đó cũng khơng thể xem nhẹ vai trị lãnh đạo của Đảng trong việc đảm bảo chất lượng xét xử. Vấn đề đặt ra ở đây là Đảng cần có phương thức lãnh đạo thích hợp để đội ngũ TP&HTND vừa thực hiện tốt nguyên tắc này, vừa bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng về đường lối xét xử nói chung và đường lối xét xử ở từng thời điểm, từng địa bàn.

Cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trong việc hướng dẫn đường lối xét xử của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật. Do đó, để bảo đảm tính chất độc lập của mỗi cấp Tồ án, TAND cấp trên khơng áp đặt Tồ án cấp dưới theo kiểu mệnh lệnh hành chính, buộc Tồ án cấp dưới phải xét xử các vụ án cụ thể theo sự chỉ đạo cụ thể của mình. Vai trị lãnh đạo của Đảng ở đây thể hiện rất rõ và chỉ có lãnh đạo theo hướng như vậy thì các nguyên tắc dân chủ mới được thực hiện và quyền của công dân mới được bảo đảm trong hoạt động tư pháp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Cán bộ là khâu “then chốt” đối với thành công hay thất bại của cách mạng, trong những ngày đầu mới thành lập lại, ngành TAND đã xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và CCTP, nhiệm vụ công tác của ngành TAND ngày càng nặng nề hơn; do đó việc xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ tư pháp là yêu cầu đang đặt ra hết sức bức thiết.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, bảo đảm hoạt động tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước” [2]. Đường lối, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp sẽ giúp TAND có đội ngũ TP&HTND đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Đảng cần phải có sự lãnh đạo cả về nội dung và phương thức phù hợp, bảo đảm đúng định hướng công tác cán bộ của Đảng. Tổ chức Đảng nơi Thẩm phán sinh hoạt phải thường xuyên định kỳ đánh giá họ trên cơ sở thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phê bình và tự phê bình theo phương châm dân chủ, cơng khai với tinh thần xây dựng.Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường và phải có chế độ quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ, xử lý nghiêm minh những đảng viên trong cơ quan tư pháp vi phạm pháp luật.

Tỉnh ủy, huyện ủy cần tăng cường sự lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là việc xây dựng và kiện toàn bộ máy của TAND cấp tỉnh và cấp huyện; lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của TAND các cấp ở tỉnh Bắc Ninh; bảo đảm cho đội ngũ TP&HTND phải là những người “phụng cơng, thủ pháp, chí cơng ,vơ tư” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Đảng cần phải nghiêm khắc xử lý những cán bộ thối hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong việc nhận xét, đánh giá cán bộ và kiến nghị việc bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ chủ chốt của TAND ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)