Các quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 91)

các vụ án về hơn nhân và gia đình

Thứ nhất, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình phải dựa trên các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng nhà nước pháp quyền

Trước yêu cầu đổi mới hệ thống tư pháp, xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc cải cách hoạt động xét xử của TAND nói chung và Tịa án cấp quận, huyện nói riêng là yêu cầu bức thiết. Muốn thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có tính chun nghiệp cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và kinh nhiệm xã hội. Việc nâng cao chất lượng ADPL phải dựa trên các quan điểm của Đảng về CCTP, mà trong đó trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND.

Quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND trong thời kỳ đổi mới được thể hiện trong các văn kiện từ Đại hội VII đến Đại hội X, và các văn kiện khác như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII; Chỉ thị số 29- CT/TW ngày 8-11-1993 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật”; Chỉ thị số 34 - TC/TW ngày 18- 3-1994 của Ban Bí thư về “Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Thẩm phán Toà án quân sự các cấp”; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị về “Phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa cấp uỷ Đảng với Đảng uỷ Công an, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự đảng Tồ án nhân dân trong cơng tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên”; Chỉ thị số 53 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21-3-2000 về “Một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000”; Nghị quyết 08, ngày 02- 01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Các văn kiện trên, đã thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng đối với TAND, trong đó có việc xây dựng TAND trong thời kỳ đổi mới. Theo đó,

Đảng và Nhà nước ln quan tâm chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động và kiện toàn đội ngũ cán bộ TAND nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị vững vàng; phát hiện và xử lý kịp thời đối với những cán bộ, đảng viên có sai phạm. Lãnh đạo thực hiện chức năng xét xử theo quy định của pháp luật, Đảng ln xác định trong q trình xây dựng NNPQ thì cải cách TAND là cốt lõi của CCTP.

Trong Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” chủ trương cải cách toàn diện hệ thống tư pháp đã được đề cập, trong đó có những quan điểm và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh:

Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hướng TAND tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật. TAND cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm. TAND huyện, quận, thị xã giải quyết tranh chấp các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động [2, tr.22].

Tiếp đó, trong Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” một lần nữa Đảng ta xác định Tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Tòa án các cấp như sau:

Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tồ án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tồ án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và giải quyết tranh chấp một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm [4].

Nâng cao chất lượng ADPL nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tư pháp là một nội dung rất quan trọng trong quá trình đổi mới bộ máy nhà nước, xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay. Q trình này địi hỏi phải gắn liền với các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của CCTP nói riêng và xây dựng NNPQ XHCN nói chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Thứ hai, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp

Để nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình cần phải chú trọng đến cơng tác cán bộ, mà ở đây cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ TP&HTND. Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Đảng ta xác định “Xây dựng đội ngũ

cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ, tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh”.

Để đảm bảo chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình ở TAND thì phải xây dựng đội ngũ TP&HTND một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực để đạt được hiệu quả hoạt động thực tiễn. Về trình độ chun mơn, Thẩm phán phải là những người có kiến thức về pháp luật chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cần phải xác định Thẩm phán là một nghề có tính chun nghiệp cao, do đó, đội ngũ này phải có kiến thức vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp. HTND phải là người am hiểu pháp luật, có kiến thức thực tiễn, hoạt động của họ phải đảm bảo tính dân chủ, tính đại diện trong xét xử.

Mặt khác, ở tiêu chuẩn chung nhất địi hỏi họ phải có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, trong công tác và sinh hoạt cá nhân, bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng. Hoạt động nghề nghiệp của TP&HTND không chỉ thuần túy là một khoa học, một nghề nghiệp mà ở những góc độ nhất định cịn có cả tính nghệ thuật, tính nhân văn, nghệ thuật trong ứng xử, xử lý tình huống, trong phối hợp cơng tác…

Việc nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình của TAND là u cầu mang tính khách quan, cấp thiết nhưng khơng thể nóng vội, chủ quan duy ý chí mà phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động xét xử; từ thực tiễn đội ngũ cán bộ và hệ thống pháp luật TTDS nói chung cũng như những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án nói chung và giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình nói riêng là một q trình thường xuyên, liên tục, phải xác định rõ từng bước đi, đề ra các biện pháp giải quyết thích hợp với từng giai đoạn cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, có nội dung cấp bách, ưu tiên phải tiến hành ngay, xử lý tốt mối quan hệ phát sinh giữa bộ phận với tồn cục, trước mắt và lâu dài.

Trong q trình CCTP và xây dựng NNPQ hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xét xử ngày càng cao, trong khi đó đội ngũ TP&HTND vẫn cịn thiếu và một bộ phận cịn yếu nhưng khơng thể vì thế mà đốt cháy giai đoạn, bổ sung đủ số lượng, khơng tính đến chất lượng. Q trình nâng cao chất lượng ADPL cần phải có những bước đi và cách làm phù hợp với tình hình phát triển chung, gắn với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phù hợp với hồn cảnh thực tế.

Thứ ba, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình phải gắn liền với q trình hồn thiện pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự

Nâng cao chất lượng ADPL gắn liền với quá trình xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Một trong những yêu cầu của NNPQ là phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ để điều chỉnh mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội; vì vậy, q trình này địi hỏi phải gắn liền với q trình hồn thiện pháp luật nói chung với tư cách là cơng cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước và pháp luật về dân sự, TTDS nói riêng.

Mặt khác, bên cạnh yếu tố con người thì việc tạo ra một hệ thống cơng cụ hiệu quả là yêu cầu cần thiết. Có thể nói rằng, q trình hồn thiện hệ thống pháp luật về dân sự, TTDS là yêu cầu cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình hiện nay. Hoạt động ADPL là hoạt động quyền lực, mang tính đặc thù, nếu như khơng có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thì việc tiến hành xét xử một cách có chất lượng là hết sức khó khăn.

Trong thời gian qua, mặc dù hệ thống pháp luật dân sự và TTDS của nước ta thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhưng theo đánh giá trong “Báo cáo tổng kết về nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010” thì hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật, đó là:

Nhìn chung, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng, đổi mới, hoàn thiện… thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu [3].

Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, CCTP địi hỏi phải gắn liền với việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả. Có như vậy, Tịa án mới có đầy đủ cơ sở pháp lý,

công cụ, điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, việc nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình cần phải gắn liền với sự hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về dân sự, TTDS, Hơn nhân gia đình nói riêng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình phải gắn với đổi mới tổ chức, hoạt động của tòa án, tăng cường sự kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng, và sự giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Chất lượng công việc gắn liền với việc hoạt động có hiệu quả của tổ chức, muốn đảm bảo chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án về hơn nhân và gia đình thì trước hết phải đổi mới tổ chức, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của TAND. Chỉ khi nào tổ chức vững mạnh thì mới tạo ra những điều kiện cần thiết để cho cá nhân trong tổ chức đó hồn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng ADPL cần phải gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND.

Xét xử là hoạt động mang tính đặc thù, nó thể hiện bản chất giai cấp của chế độ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền làm chủ, tự do, tính mạng và tài sản của nhân dân, do đó nó phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của MTTQ và của nhân dân. Việc nâng cao chất lượng ADPL không thể tách rời sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Mặt khác, đội ngũ Thẩm phán cịn là cơng chức trong bộ máy nhà nước, vì vậy những hoạt động của họ phải chịu sự giám sát của MTTQ và nhân dân. Sự lãnh đạo, giám sát này là cần thiết, một mặt nó đảm bảo cho hoạt động diễn ra theo đúng các mục tiêu chính trị; mặt khác, nó là cơ chế để kiểm tra, giám sát các hoạt động tư pháp trong bối cảnh xây dựng NNPQ.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 91)