Quan niệm tang ma và diễn trình nghi tang ma của người Mông

Một phần của tài liệu Văn nghệ dân gian trong nghi lễ tang ma của người hmông trắng qua khảo sát ở huyện yên ninh, tỉnh hà giang (Trang 30 - 38)

1.2. Tổng quan nghi lễ tang ma của ngƣời Hmông Trắng ở Yên Minh,

1.2.2. Quan niệm tang ma và diễn trình nghi tang ma của người Mông

Trắng ở Yên Minh, Hà Giang

1.2.2.1. Quan niệm tang ma của người Mông Trắng ở Yên Minh, Hà Giang

Theo Vinh Hồ tác giả của cuốn “Tang ma theo tục lệ cổ truyền”: Tang là sự đau buồn khi có người thân mới chết, là lễ chơn cất người chết (an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ, khăn..) để tỏ lòng thương tiếc người chết. Ma

(chay) là lễ chôn cất và cúng người chết theo tục lệ cổ truyền. Đám ma hay còn gọi là đám tang. Như vậy tang ma có nghĩa là lễ chơn cất cung kính, cùng những quy định về việc để tang và đưa đám người thân mới chết.

Khác với Vinh Hồ, Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” thì cho rằng : Tang là cây dâu, ta thường nói cuộc bể dâu để chỉ về sự biến đổi trong tang thương đó là sự tiêu biến, tiêu đi, mất đi. Tang ma chỉ sự mất đi biến đổi của đời người. Người việt xưa thường quan niệm cái chết theo nho giáo: “ Tử tất quy thổ cốt nhục tê ư hạ âm vi giả thổ kỳ khí phát dương ư thượng vị chiêu minh( tức là chết tất trở về với đất xương thịt xuống thấp tan

biến vào trong đất cịn khí dương bay lên trời cao trong sáng rực rỡ”.

Tang ma là một nghi lễ lớn trong cuộc sống gia đình và trong xã hội, đồng thời cũng là một hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau, nhằm phản ánh các quan niệm về lịch sử xã hội, cộng đồng dân tộc. Nói tang ma là một lễ lớn, bởi người Hmông cũng quan niệm „sống gửi,thác về‟, và cùng chung ý niệm „ nghĩa tử là nghĩa tận‟ như các dân tộc

khác. Đám tang vì thế được tổ chức chu đáo và trọng thể. Theo như người

Hmơng ở n Minh thì khi con người từ bỏ cõi trần gian để về với tổ tiên, người Hmông Trắng gọi là „tùa‟ hay „ninh tùa‟ ( người chết) là thuận theo quy luật tự nhiên .Theo quan niệm của người Hmông, con người có ba linh hồn „plì‟ , đến khi chết ba linh hồn lìa khỏi xác đi ba nơi khác nhau. Linh hồn gốc đi sang thế giới bên kia, thế giới mới, để bảo vệ phần xác sống với phần hồn gốc của ông bà, cha mẹ. Linh hồn thứ hai bay lên trời, để thưa kiện với trời rằng, tại sao trời bắt người phải chết. Linh hồn thứ ba có nhiệm vụ đi đầu thai để rồi sau này trở lại thành kiếp làm người sống trên trần gian một lần nữa. [23, tr.153]; thành người nếu còn sống con người ăn ở có đạo đức nhân nghĩa, thành lồi vật nếu con người ăn ở bạc ác. Dựa trên đối tượng và nguyên nhân

của người chết mà người Hmơng có những nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau. Đối với những đứa trẻ chết dưới ba tháng tuổi thì gia đình khơng tổ chức lễ tang và khi đưa đi chôn cũng phải đưa qua vách nhà, không được đưa qua cửa nhà. Bố mẹ có thương con đến mấy cũng không được khóc sợ ma nhà, ma cửa quở trách gia đình. Cịn những trường hợp chết ngoài như: tai nạn, tự tử, ngã sơng... thì người Hmơng kiêng khơng mang vào trong nhà tổ chức lễ tang, gia đình sẽ tổ chức một chiếc lán ở ngoài bãi làm địa điểm tổ chức tang lễ vì họ quan niệm rằng những người chết ngoài nhà phần lớn do các loại ma ác làm hại, nên khi mang vào nhà sợ con ma này lại theo vào nhà để làm hại những người khác trong gia đình. Những người chết trẻ,chết ngồi nhà, chết do tai nạn đều được coi là chết khơng bình thường, bởi vậy mà lễ tang cũng được tổ chức gọn nhẹ hơn các lễ tang người chết già. Và trong tiềm thức của người Mông cái chết chưa hẳn là nỗi buồn, khơng có địa ngục hay

thiên đường. Âm phủ là một „bến chờ‟ trên con đường họ tìm đường lên trời

đi tìm tổ tiên nguồn cuội.

1.2.2.2. Diễn trình nghi lễ tang ma của người Hmông Trắng ở Yên Minh,

Hà Giang

Đám ma tươi người Hmông trắng: Đưa xác của người chết đi chơn

Khi trong nhà có người mất, tang chủ phải báo tin cho xóm làng bằng 3 phát súng kíp bắn chỉ thiên (tùy theo mỗi dịng họ có dịng họ, nơi dùng bằng tù, sừng trâu). Con cháu trong nhà đi gọi anh em,chú bác ruột thịt ở gần: mời thầy cúng, thầy trống, thầy khèn...về để làm các nghi lễ. Tiếp đó cắt một mảnh vải lanh mới làm khăn rửa mặt và tắm rửa cho người chết, lau rửa xong thay toàn bộ quần áo (thường người chết mặc từ 3-5 bộ) quần áo này không dùng khuy cúc bằng nhựa. Gia đình chuẩn bị một bộ áo quan phía đầu to, phía chân nhỏ. Ở đây người Hmơng Trắng thì có khâm liệm sau khi chết vài tiếng, sau đó đưa người chết lên cáng tre và treo sát vách sau cửa gian giữa, khi nào

khênh ra huyệt mộ mới cho vào quan tài. Anh em, con cháu, dâu rể đều có lễ viếng vì vậy phần nghi lễ phúng viếng của người Hmông rất dài. Khi mổ thịt những con vật 4 chân phải làm thủ tục cho người chết nhận bằng cách cho một sợi chỉ trắng (tốt nhất là sợi lanh) vào tay người chết rồi đưa ra ngoài quấn vào con vật sắp bị giết. Khi thầy cúng đến, gia đình tổ chức phát tang. Tất cả những ai là anh em, họ mạc, người than là nam giới khi có mặt đều phải bỏ mũ ra, nữ giới không được đội khăn trên đầu.

Đối với người Hmông Trắng thì việc chỉ đường cho người chết rất quan trọng. Người ta quan niệm khi người chết, hồn lìa khỏi xác, phải có người chỉ đường cho hồn về với tổ tiên. Bài chỉ đường do thầy cúng đọc có ý nghĩa gợi lại nguồn gốc, kể về chặng đường đi đến thế giới tổ tiên với bao nhiêu thử

thách khó khăn. Thầy cúng chỉ đường mang theo một gióng trúc dài bằng

ngón tay, chặt bằng một đầu, cịn đầu kia chặt vát. Gióng trúc được chẻ thành hai mảnh bằng nhau. Người Homong gọi hai mảnh đó là “xin từ”, có nghĩa là bút chỉ đường. [23, tr.156]. Vừa dùng bút chỉ đường “xin từ” “giao tiếp” với người chết, thày cúng vừa đọc bài “khối kê” hướng dẫn hồn tìm đường về với tổ tiên:

“Mình chết thật hay mình chết giả

Mình chết thật mình quay mặt lại đây Lắng tai nghe thầy hát 36 bài thần, ma

Chỉ đường, chỉ lối cho biết đường đi cùng tổ tiên”

Lễ chỉ đường là lễ thức rất quan trọng. Đồng bào quan niệm phải có bài chỉ đường, linh hồn người chết mới trở về được với tổ tiên, nếu không hồn sẽ không biết đường về mà chỉ luẩn quẩn chốn rừng xanh, thành ma đói lang thang, khổ sở. [23, tr.155]. Vì vậy, một số gia đình nhà nghèo khơng cần làm ma, chỉ làm lễ chỉ đường xong là có thể đem người chết đi chơn được.

Trong đám tang họ cịn có lễ đuổi giặc. Đó là do có quan niệm xưa kia người Hmơng bị giặc Hán xua đuổi, thì khi chết cũng bị giặc Hán tấn cơng. Vì thế người ta phải tổ chức cầm dao, súng, giáo, mác… chạy vòng quanh nhà vừa chạy vừa rúc tù và, bắn súng tạo thành những âm thanh náo động xua đuổi ma giặc. Được biết một số dòng họ của người Hmông trắng họ không đưa người chết vào quan tài thì vào trước hơm đem chơn người ta đem người chết ra ngồi bãi gọi là đưa người chết đi „tàu sáng‟. Người ta làm một chiếc sàn cao chừng một mét ngồi bãi. Trời vừa sáng thì đem người chết đặt lên sàn, quay đầu về phía nhà. Tại đây người ta làm lễ giao trâu (bò) cho người chết thông qua một sợi lanh nối tay người chết với trâu (bò). Lễ uống cũng được tổ chức ngay trên bãi quàng xác người chết. Chọn giờ tốt, thầy cúng cúng bài đưa người chết đi chôn, kèn trống nổi lên các bài tiễn biệt. Có dịng họ cho người chết đi „kiệu‟ thì cho người chết vào quan tài và khênh quan tài đi chơn. Những dịng họ cho người chết „ đi ngựa‟ thì khiêng cáng người chết chạy đến huyệt mới đặt người chết vào quan tài. Người con trưởng cầm cuốc lấp đất trước rồi đến mọi người. Phần đầu mộ người Hmơng Trắng thường chơn bình rượu, ơ giấy và bút chỉ đường cho người chết.

Trong ba buổi sáng sau khi chôn cất, người nhà đưa cơm cho người chết. Hôm đầu tiên đưa cơm đến mộ, hôm thứ hai, thứ ba đem đến giữa đường càng ngày xa mộ dần, cuối cùng mời người chết trở về nhà ăn cơm.

Đám ma khô người Hmông Trắng: Đưa hồn người chết về với tổ tiên

Khác đám ma tươi thì đám ma khơ là khơng cịn người chết ở trong nhà còn đâu tương tự như làm ma tươi, đám ma khô là lễ cúng cuối cùng để tiễn

đưa hồn người chết về với tổ tiên đám ma khô theo tiếng Hmơng thì „ma‟

đọc nghĩa là „đangz‟ cịn từ „khô‟ nghĩa là „kruôr‟…Sau khi chôn cất 12 ngày, gia chủ nếu không đủ điều kiện tổ chức lễ ma khơ thì có thể mời thầy cúng

làm lễ gia hạn (còn gọi là lễ hứa lại), sau 1 tháng hay vài năm cũng được, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn. Sáng sớm hơm diễn ra lễ ma khơ, gia đình có người chết đến lấy hai mảnh tre đặt cạnh mộ (hai mảnh tre buộc chéo nhau, tượng trưng cho linh hồn người chết) mang về nhà. Về đến nhà, thầy cúng đặt hai mảnh tre xuống nền nhà và bắt đầu làm lễ khấn gọi hồn người chết về. Nếu mảnh tre đổ úp, nghĩa là linh hồn đã về được đến nhà, nếu mảnh tre đổ ngửa là linh hồn người chết cịn ở bên ngồi, thầy cúng sẽ phải khấn cho đến khi mảnh tre đặt xuống đổ úp mới thôi. Sau khi „gọi hồn‟ thành công, người nhà dựng thành hình con bù nhìn có đủ áo quần và khăn vấn đầu từ hai mảnh tre đó, đặt đứng trong một cái mẹt để giữa nhà, xung quanh đặt cơm, rượu, thịt rồi bắt đầu làm lễ cúng.

Lễ bắt đầu với bài khèn cúng „ma khơ‟ thầy cúng đi vịng quanh nhà rồi mới vào nhà. Thầy cúng, thầy khèn, thầy kèn cùng xoay người múa may, làm lễ, họ mời người chết về ăn để rồi ra đi thanh thản, không lưu luyến trần gian.. Hết một lời cúng lại một lần rót rượu, xúc một thìa cơm, thịt mời linh hồn

người chết ăn. Trong khi đó, những người thân trong gia đình sẽ khóc than

bằng thứ ngơn ngữ riêng để thể hiện lịng tiếc thương. Lễ cúng diễn ra giữa tiếng khóc ai ốn, tiếng kèn sầu thảm trong khơng gian tối om lập lịe ngọn đèn dầu.

Suốt thời gian đó, người làng sẽ qua lại thăm nom, trò chuyện, mỗi người khi đến dự đều mang theo gùi gạo hoặc rượu, lợn, gà, vàng hương, giấy mã và cả tiền sang phúng viếng. Đàn ơng, những người già trong nhà, ngồi sân thỉnh thoảng lại nâng chén rượu ngô cay, lặng lẽ với những hoài niệm về

người đã mất. Đàn bà, trẻ con đi ra đi vào, đứng quanh nhà, dưới mái hiên.

Một số người khác mổ bò, mổ lợn, chuẩn bị nấu nướng để sau khi hoàn tất lễ cúng ma cả làng sẽ cùng ăn cỗ cúng. Sau khoảng một tiếng thầy cúng hỏi ý

kiến „con ma‟ xem đã có thể dời ra ngồi đồng hay chưa, bằng cách tung hai nửa một gióng tre, nếu hai mặt đối lập nhau tức „con ma‟ đồng ý. Sau đó, thầy cúng lấy con bù nhìn trong mẹt ra, từ từ lăn cái mẹt ra khỏi nhà. Người Mơng trắng của dịng họ Vàng quan niệm rằng, khi đưa tiễn linh hồn người chết ra khỏi cửa nhà, nếu cái mẹt đổ ngửa là linh hồn vẫn chưa được siêu thoát , thầy cúng sẽ phải khấn lại và phải lăn mẹt đổ úp xuống đất mới thôi. Cuối cùng, khi ra đến mộ, để kết thúc nghi lễ họ sẽ đốt cái mẹt và con bù nhìn để tiễn linh hồn người chết về bên kia .Những người khách đến dự sẽ được chủ nhà mời ăn cỗ và uống rượu ngô cay. Mọi người quây quần bên nhau, chia buồn cùng gia đình trong khơng khí đầm ấm.

Tiểu kết chƣơng 1

Cộng đồng dân tộc Hmơng ở Việt Nam nói chung và nhóm Hmơng

Trắng ở Yên Minh Hà Giang nói riêng đều có tập quán sinh sống trên các

sườn đồi, các vùng núi cao, là những địa bàn trọng yếu vùng biên giới của đất nước. Đồng bào người Hmông Trắng ở n Minh có nhiều giá trị văn hố độc đáo như ẩm thực, trang phục, tập tục ma chay, cưới xin, nghi lễ,

nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh, ở các lễ, hội…Trong đó tang ma là

một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất. Quan niệm tang ma của người Cơng giáo bao gồm quan niệm về hồn – vía, sống – chết, cái chết và thế giới sau khi chết, họ có những quan niệm về các nghi lễ, nghi thức cho người chết. Diễn trình nghi lễ tang ma của người Hmông Trắng ở Yên Minh, Hà Giang

bao gồm nghi lễ khi gia đình bắt đầu có người chết tới khi chôn cất và

nghi thức tang lễ sau chôn cất. Đặc biệt, trong các nghi lễ về tang ma của

đồng bào có lễ “đám ma khơ”. Đám ma khơ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong đời sống tâm linh vì đồng bào có quan niệm, nếu chưa được làm ma

khơ thì người chết sẽ khơng hịa nhập được với tổ tiên, người chết không

Chƣơng 2

CÁC THÀNH TỐ VĂN NGHỆ DÂN GIAN TRONG NGHI LỄ TANG MA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI HMÔNG TRẮNG Ở YÊN MINH, HÀ GIANG

Dân tộc Hmông với sự tồn tại của mình trên hàng ngàn năm, có một nền văn hóa nghệ thuật lâu đời, biểu hiện dưới các hình thức nghệ thuật truyền thống như âm nhạc, dân ca, ca dao, truyện thần thoại, truyện kể...[11, tr.137]. Trong phạm vi nghiên cứu về nghi lễ tang ma, bốn thành tố văn nghệ dân gian được thể hiện rõ nét nhất trong tang ma của đồng bào người Hmông Trắng ở huyện Yên Minh, Hà Giang là văn học dân gian, nghệ thuật âm nhạc dân gian, nghệ thuật nhảy múa dân gian và mỹ thuật dân gian.

Một phần của tài liệu Văn nghệ dân gian trong nghi lễ tang ma của người hmông trắng qua khảo sát ở huyện yên ninh, tỉnh hà giang (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)