2.1. Văn học dân gian
2.1.1. Nội dung và nghệ thuật của bài tang ca (khối kê)
Nội dung của bài Khối Kê (Kruôz Cê)
Bài tang ca Khối kê là một bài ca có vị trí đặc biệt quan trọng trọng trong tang lễ của người Hmơng nói chung và người Hmơng ở Yên Minh, Hà Giang nói riêng. Đây là một bài ca được hát trong nghi lễ đầu tiên sau khi
người nào đó qua đời, nhằm mục đích chỉ đường, hướng dẫn cho linh hồn
người chết, tìm về với tổ tiên, cội nguồn và chuyển kiếp đầu thai sang kiếp mới. Tất cả các ngành người Hmông đều hát bài ca này trong tang lễ. Tuy nhiên mỗi ngành Hmông lại có trật tự các khúc, đoạn khác nhau. Theo nhà nghiên cứu văn hóa người Hmơng Giàng Seo Gà thì những ngành Hmơng tại Sapa có tổ hợp trên 30 bài ca nhỏ trong bài tang ca này, trong đó mỗi ngành Hmơng lại có sự kết hợp, sắp xếp theo trật tự khác nhau. Ở Hà Giang, bài tang
Hmông, nhưng coi chúng là các phân đoạn khác nhau. Dù chia các bài ca hay để thành các phân đoạn thì nội dung của nó về cơ bản vẫn là :
Khi có người mới chết thầy cúng sẽ làm lễ, hát bài tang ca, đoạn đầu tiên là hỏi xem người chết đã thực sự chết chưa, hay chỉ mới trong trạng thái chết lâm sàng, mục đích là tránh làm ma oan cho người chưa chết. Do đó khi hát đoạn này thầy cúng phải có động tác giả vời kéo tay người chết xem cịn có thể dậy được nữa hay khơng.
Nếu người đó chết thật rồi, cần phải lắng nghe thầy cúng hát bài ca chỉ đường, dẫn lối thật chi li, cụ thể để linh hồn có thể tìm về với ma tổ tiên. Trước khi về với tổ tiên, cần phải được sạch sẽ, và cho dù khan hiếm nước nơi nhưng con cháu, gia đình cũng phải tìm cho được nước sạch để rửa mặt cho người chết (kèm theo đây là nghi lễ dùng khăn lanh sạch lau mặt cho người chết)
"Lúc này người và vũ trụ u mờ lạnh ngắt Ta chỉ đường cho mình đến đây
Ta chỉ đường cho mình tìm tổ tiên Ta chỉ cho mình con đường trên Ta chỉ cho mình con đường dưới
Ta khơng chỉ cho mình con đường giữa Để mình tìm thấy ơng bà tổ tiên
Hỡi người chết đi trên nhung lụa ơi!"
Bài ca giới thiệu cây tre, một phương tiện được dùng để giao tiếp giữa thầy cúng và linh hồn người chết. Đây là vật quan trọng được sử dụng trong suốt đám tang cho tận khi làm ma khô xong mới thôi. (Trong đám tang thày cúng sẽ cầm một đoạn tre nhỏ, chặt một đầu bằng, một đầu vót nhọn như một
cây bút rồi chẻ làm hai mảnh. Đây là ngọn bút mà thầy cúng sẽ dùng để chỉ dẫn cho linh hồn người chết thực hiện các hành động cần thiết mà bài tang ca đã quy định, Sau khi bài ca chỉ đường đã hoàn tất thì cây bút này vẫn tiếp tục được sử dụng để xin ý kiến linh hồn xem linh hồn đã đồng ý, hay đã nhận được cúng vật của gia đình, bè bạn hay chưa, cách sử dụng cũng giống như cách xin âm dương của người Kinh).
Đoạn ca tiếp theo xin phép các loại ma trong nhà để linh hồn người chết được ra khỏi cửa nhà về cõi âm. Người Mông, thờ cúng nhiều loại thần linh trong nhà mà họ đều gọi chung là ma, như ma cửa, ma bếp, ma cột chính, ma buồng... Khi linh hồn người lìa khỏi xác, không thể ở lại dương gian được nữa mà phải về với cõi âm. Các ma trong nhà vì thương linh hồn phải đế nơi tăm tối mịt mù nên ra sức ngăn cản. Tuy nhiên bài ca kể rằng nếu linh hồn người chết nếu không đi gặp được ma tổ tiên thì cũng khơng có nơi trú ngụ vì thế phải cầu xin các ma nhà để các ma nhà cho phép linh hồn ra đi.
Khi được ra khỏi nhà, linh hồn chính thức sẽ vào cõi âm để nghe bài ca kể về nguồn cội của vũ trụ và cuộc sống trên trái đất. Đây là phần quan trọng nhất của bài tang ca. Đoạn này kể lại Ông Chài, Bà Chài đã làm nên vũ trụ trời đất thế nào, con người và động vật như chẫu chuộc, diều hâu được tạo ra làm sao, và tại sao con người phải chết và đi đầu thai kiếp khác. Bài ca đã kể lại mối tình và tình yêu của Ơng Chài, Bà Chài, giải thích sự ra đời của sơng, núi, đồng bằng bằng một câu chuyện tình chân thật và thắm thiết, trong đó bà
Chài đã thể hiện rõ hình ảnh của người phụ nữ Mông, đảm đang, tháo vát,
chiều chồng, sẵn sàng vượt mọi khó khăn vì chồng. Đó là câu chuyện khi hai vợ chồng tạo nên trời đất. Ông Chài tạo Trời, bà Chài tạo đất. Sau bao nhiêu khó nhọc họ cũng hồn thành việc tạo dựng. Bầu trời ơng Chài tạo ra hẹp hơn trái đất của bà Chài, nên bà Chài đã khơng quản khó khăn, tiếp tục làm việc để co hẹp trái đất rộng lớn của mình sao cho vừa với bầu trời. Nỗ lực của bà
đã làm cho trái đất bằng phẳng ban đầu phải co lại tạo nên núi sông nhấp nhô như những nếp váy của người Hmông.
Tang ca cũng ca ngợi tình yêu của hai nhân vật khởi thủy là chàng Âu, Nàng Á, họ sinh ra hai người con trai là Chể Tù và Tù Chể Bu, hai người này lớn lên được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ cai quản trời và đất. Do không đủ khả năng để kiểm tra xem trời đất mình cai quản rộng bao nhiêu nên ai chàng phải nhờ chẫu chuộc và Diều hâu đi đo đạc hộ. Chẫu chuộc kiêu căng khơng hồn thành nhiệm vụ, Diều Hâu chăm chỉ tận tụy nên đã đo được đất trời, đến khi báo cáo với hai chàng về công việc của mình và về sự bất hợp tác của Chẫu chuộc, do nóng giận các chàng đã giết chết chẫu chuộc. Chẫu Chuộc nổi giận, trước khi chết đã thề độc, vì vậy mà lồi người từ đó trở đi, khi đã chết khơng thể sống lại được như trước nữa.
Bài tang ca cũng giải thích những hiện tượng tự nhiên như nắng hạn thông qua câu chuyện kể về việc 9 mặt trời mọc cùng nhau, tám mặt trăng chồng lên nhau gây ra nắng gắt, hạn hán, cỏ cây, động vật chết khô. Trần gian khốn khổ, Giàng Li Dua và Giàng Li Dử đã dùng cung nỏ bắn chết 8 mặt trời, 7 mặt trăng để cứu mn lồi. Khi chỉ còn một mặt trăng và một mặt trời, trái đất lại trở nên tăm tối vì mặt trời và mặt trăng duy nhất cịn lại sợ q trốn biệt khơng chịu làm nhiệm vụ chiếu sáng cho trái đất nữa.. Hai chàng bị Ngọc Hồng trừng trị, tống giam vì tội hãm hại mặt trăng và mặt trời. Hiện tượng Nhật thực, nguyệt thực được bài tang ca giải thích là khi hai chàng thay quần áo.
Sau khi đã xuống địa ngục để hiểu biết về nguồn cội, thầy cúng sẽ dẫn linh hồn lên trời. Đất nhà trời ở sau bậc hang thứ chín. Linh hồn cùng thầy cúng leo hết chín bậc thang đầy khó nhọc để vào được đất của nhà trời. Ở đây có biết bao nhiêu kỳ hoa, dị thảo, động vật đa dạng và phong phú. Có cả cái tốt và cái xấu nhằm cân bằng sinh thái của cả trời và hạ giới. Ở đó có cả
những linh hồn tham lam, nhẹ dạ cả tin khơng tu chí đi tìm ma tổ tiên nên đã bị lừa phải ở lại cửa nhà trời làm người chăn trâu, chăn ngựa… không thể quay về hạ giới đầu thai kiếp khác. Vì vậy khi có linh hồn người nào mới chết đi qua, họ sẽ tìm mọi cách để lừa gạt sao cho có người thế chỗ cho mình để mình có thể đầu thai. Vì thế linh hồn phải lắng nghe thật kỹ những chỉ dẫn của thày cúng để khéo léo chối từ mới đi gặp được tổ tiên của họ.
Qua được cửa trời và những linh hồn bị bắt làm người chăn trâu, chăn ngựa không được chuyển kiếp, linh hồn người mới chết phải đi qua núi đá tượng rồng, tượng hổ, những cánh đồng sâu bọ, nắng gắt,…Đây là những thử thách mà linh hồn phải vượt qua để đến với tổ tiên. Chỉ cần sơ suất một chút là những linh hồn này sẽ bị giữ lại do đó thầy cúng phải dặn dò linh hồn cách thức đối phó khi qua các tượng đầu rồng, đầu hổ và những cách đồng đầy cơn trùng, sâu bọ, ví dụ, khi đầu rồng đầu hổ há miệng ra phải cho cuộn lanh vào mồm để chúng mắc răng khơng cắn mình được; Phải đi giày cẩn thận khi đi qua cánh đồng đầy sâu bọ, đi qua nơi nắng gắt phải có ơ che. Nơi tượng đá đầu rồng đầu hổ là nơi nguy hiểm nhất, nếu không qua được thì vĩnh viễn khơng thể đầu thai kiếp khác được.
Sau khi vượt qua những khó khăn nguy hiểm để đến với tổ tiên, linh
hồn cần phải thanh tốn phí tổn cho Ngọc Hồng và hai người lính gác cầu thang trời để việc đầu thai lại dương gian có họ được thuận lợi. Ở đây, hai lính của Ngọc Hồng u cầu linh hồn người chết phải khai rõ những gì mình được mang theo, muốn được đầu thai vào làm kiếp gì. Trả lời nghiêm chỉnh xong linh hồn mới được qua cửa về trần. Thầy cúng dẫn linh hồn đi xuống các bậc cầu thang, xuống hết chín bậc là về đến hạ giới.
Phần kết của bài tang ca kể lại những khuyết điểm của con người, đó chính là lịng tham. Dù con người ban đầu đã được tạo ra với bộ xương bằng
đá, thịt bằng đất rất bền vững, nhưng chỉ vì lịng tham bắt con của ma bán đi
để mua rượu uống nên đã bị ma lừa đổi thành xương thịt, do đó trở nên rất
yếu đuối, dễ bị tổn thương và chết. Vạn vật trên trái đất và trong vũ trụ, trong các cõi đều phải cân bằng âm dương, chỉ có cân bằng âm dương mới ln tồn tại các cõi, cỏ cây, động vật và con người. Trong thế giới thực vật đa dạng đó có một lồi cây rất quan trọng, đó là trúc mai. Lồi cây này cần để tạo ra ngựa cho người chết. Ngựa ở đây chính là chiếc băng ca dùng để chở người chết. Băng ca được ví như con ngựa thần có khả năng cuốn linh hồn người chết về cõi ma.
Để có áo quần đẹp cho người sống mặc đi thăm bạn bè, người chết mặc chống lại đất và đá khi bị chôn dưới đất, người ta phải ni tằm, dệt vải. Bài ca đã trình bày khá kỹ càng về kỹ thuật nuôi tằm, dệt vải này và về cả việc con gà dẫn lối cho linh hồn người chết. Những chỉ dẫn của con gà như ránh mưa, tránh nắng, ăn ngủ dọc đường linh hồn nhất nhất phải tuân theo.
Để có thể được đi đầu thai linh hồn người chết phải trả lại củi nước của trần gian cho thổ địa, đó là phí tổn linh hồn đã dùng khi cịn sống, chỉ có trả xong hết mới được đi đầu thai. Khi linh hồn di đầu thai phải tuân thủ những chỉ dẫn của thày cúng. Linh hồn sẽ thấy ba con đường. , cả hai đường hai bên đều không dẫn đến sự sống của kiếp sau, chỉ có con đường giữa có cây cỏ, nước ngập mới đầu thai được. Sau đó bài ca kể lại chuyện linh hồn người chết vĩnh biệt thầy cúng, vì sợ tổ tiên của người chết bắt luôn linh hồn thầy cúng nên trong bài ca đã có những mưu mẹo khơn khéo để ma tổ tiên không quan tâm đến linh hồn thầy cúng, không đuổi theo để tìm dấu vết của Thầy (Đôi mắt to như cái chén, đơi tai to như cái quạt, đến thì đã lâu, về đã sớm rồi, chân không đi dép lanh, đang đi một bước trong cõi âm nhưng lại lật ngay lập tức sang cõi dương. Thầy cúng cần phải tài giỏi mới truyền được các mẹo cho
linh hồn người chết nói dối tổ tiên. Nếu khơng linh hồn thầy cúng sẽ bị ám, xong lễ sẽ mỏi mệt suốt 12 ngày đêm.
Tiếp theo bài ca nói đến việc tổ chức đám tang cho người chết. Khi tổ chức đám tang ở cõi dương người thân cịn than khóc, kèn trống ầm ỹ, lúc đó khơng cịn thầy cúng bên cạnh chỉ có con gà dẫn lối, cõi âm luôn mưa phùn,, tăm tối, sấm chớp nên linh hồn người chết rất hoảng sợ, vì vậy bài ca này phải hát cho linh hồn biết trước những gì sẽ xảy ra để linh hồn biết trước kẻo sợ. Những bài ca sử dụng trong lễ tang của người Hmơng nói chung, người Hmơng ở huyện Yên Minh nói riêng đã làm cho tang lễ của người Mông trở nên thật đặc biệt, độc đáo, đậm chất triết lý và nghệ thuật dân gian. Những bài ca này thể hiện rất rõ nét vũ trụ quan và nhân sinh quan của dân tộc Hmông, làm nên bản sắc riêng của họ. Một trong số những bài ca quan trọng nhất của họ là bài tang ca Khối kê (Krz Cê) hay cịn gọi là bài ca chỉ đường. Đây là bài ca được trình diễn cùng với hệ thống những nghi lễ rất nghiêm túc và chặt chẽ.
Nghệ thuật của bài Khối kê
Khối kê là một bài ca tang lễ, một sản phẩm của dân gian nên nó mang đậm những nét đặc trưng loại hình văn nghệ dân gian này. Tính truyền miệng làm cho nó có nhiều dị bản khác nhau. Cái di bản này phụ thuộc vào từng ngành của người Hmông. Mặc dù vậy bài ca này cũng luôn đặc trưng cho tất cả các ngành Hmông sống ở Việt Nam nói chung và ở Yên Minh, Hà Giang nói riêng.
Bài tang ca có những nghệ thuật rất đặc trưng, thứ nhất là cách sử dụng ngôn từ làm cho nó khơng thể trộn lẫn với bất cứ một tác pẩm dân gian nào khác. Câu từ mở đầu của từng bài (hay đoạn) đều có một cái chung, cụ thể :
Câu 1: Giờ đây..
Câu 3: Lạnh ngắt
Những cụm từ sử dụng để tiếp nối trong bài tang ca thường có cụm từ : Lúc này mình đã định đi theo đường của ma cụ tổ ông, lối ma cụ tổ bà.
Đây là câu chủ đạo, câu hướng cho linh hồn người chết đi gặp ma tổ
tiên, mục đích chính của bài tang ca Khối kê. Đây là cụm câu thứ hai sau cụm câu mở bài.
Nghệ thuật lặp từ để tạo ra những đoạn văn có chung một nội dung được sử dụng rất phổ biến ở bài tang ca, tạo cho bài tang ca những nét đặc biệt của tác phẩm dân gian. Ví dụ những đoạn nói đến các giống cây như lanh, giống gà, giống trúc mai, giống gỗ, .Bài ca đều dùng chung một mô tip mở đầu kiểu : Xưa kia nước biển ngập lên trời, nước sông ngập hết đất, giống (lanh hoặc gà, hoặc tre trúc hoặc chết hết, tuyệt chủng) ; Kết thúc mỗi đoạn ca luôn lặp đi lặp lại câu hát : Hỡi người chết đi trên nhung lụa ơi. Đây là một câu gọi thể hiện sự tôn trọng đối với linh hồn người đã khuất, cho dù người đó giàu hay nghèo, chết vì lý do gì (mặc dù khi đặt tên cho người chết, mỗi thầy cúng lại căn cứ vào nguyên nhân cái chết của họ để đặt tên cúng cơm. Bài ca có quy định cách đặt tên cho người chết dựa vào nguyên nhân của cái chết :
Vì ốm đau, bệnh tật
Vì tự tử, tự hại, Vì khơng may bị ngã, đạn lạc, tai nạn bất ngờ)
Cho dù chết vì nguyên nhân gì thì trong tồn bộ bài ca, kết thúc mỗi đoạn ca đều có câu: Hỡi người chết đi trên nhung lụa ơi.
Bài tang ca được viết theo lối kể chuyện, mỗi đoạn là một câu chuyện nhỏ có mục đích riêng biệt. Cái chết nhiều khi chỉ là cái cớ để dân gian bầy tỏ những quan đểm của mình về vũ trụ và cuộc sống. Cách kể chuyện rất giản dị, đầy tính biểu tượng, vốn là đặc trưng của văn nghệ dân gian.
Nghệ thuật tạo vần và nhịp điệu
Bài tang ca đều có sử dụng vần và nhịp điệu, nhưng vần ở đây không
được xây dựng theo một niêm luật chặt chẽ mà nó được gieo vần giống như