2.2. Nghệ thuật âm nhạc dân gian
2.2.2. Các bài khèn trong tang lễ
Trong tang lễ của người Hmơng, khèn được trình diễn như một tổ hợp các bài khèn có tính cố định, kèm theo các bài nhảy múa. Những bài khèn cơ bản trong tổ hợp các nghi lễ tang ma gồm:
Khèn lên ngựa: Đó là bài khèn thổi khi đưa thi thể người chết lên
“ngựa”. Ngựa là một chiếc cáng làm bằng tre dùng để đặt thi thể người chết
để mang ra khỏi nhà đi chôn. Trước khi đặt thi hài lên chiếc cáng này, thầy khèn phải thổi một bài khèn quy định, sau đó vừa múa vừa thổi bài khèn lên ngựa, cùng với trống đệm trong khi người nhà đặt thi thể lên chiếc cáng này. Sau nghi lễ lên ngựa được hồn tất, chiếc cáng tre vơ tri giác đã trở thành con ngựa thần có khả năng đưa linh hồn người chết về với tổ tiên.
Khèn mời người chết ăn cơm: Khèn mời người chết ăn cơm được thổi
vào hai bữa ăn chính: trưa và tối. Mỗi bữa thầy khèn vừa thổi vừa nhảy múa chừng 15 đến 30 phút với sự tề tựu đông đủ của con cháu. Bài khèn được trình diễn trong khi con cháu làm lễ dâng đồ ăn cho người chết. Bài khèn này được sử dụng như một chất dẫn, giúp linh hồn người chết có thể liên thơng được với gia đình, nhận được đồ ăn của gia đình và lịng u q, thương xót của họ.
Khèn đuổi giặc: Là bài khèn thường được thổi về đêm theo nhịp trống
dồn, cùng với nghi lễ đuổi giặc, nghi lễ này phải làm vào ban đêm, một đêm vài lần. Nghi lễ thực hiện như sau: Một đoàn thanh niên (con cháu, người nhà của người chết) cầm đuốc sang, cung nỏ, dao chạy quanh nhà nhằm đuổi giặc Hán cũng như tà ma, không cho quấy nhiều linh hồn người chết. Có lẽ đây là nghi lễ đặc biệt nhất trong tang ma của người Hmơng nói chung và Hmơng ở n Minh nói riêng, vì nó như tái hiện lại lịch sử dân tộc, tái hiện các cuộc chiến đấu với giặc Hán từ lâu đời trong q trình thiên di từ Phía Nam sơng Dương Tử, Trung Quốc về Việt Nam.
Khèn ra bãi: Thày khèn vừa thổi vừa múa theo nhịp trống dẫn đầu để
ngựa thần (cáng mang thi thể người chết do đoàn người khiêng) ra bãi để thi thể có ánh nắng. Trước đây, theo tục lệ, thi thể cịn phải phơi ngồi nắng mấy ngày, suốt thời gian đó, ngồi nghi lễ dâng con vật ( trâu, bị, lợn), hàng ngày
đều phải có nghi lễ ăn cơm, tất cả các nghi lễ này đều do thầy khèn thổi các
bài khèn kèm theo nhảy múa, đôi khi có cả mọi người tham gia. Để làm ma tươi, gia chủ phải thịt một con trâu hay con bò làm lễ cúng tế và mời bà con ăn cơm. Khi môt tịt con vật Thầy khèn phải thổi bài Khèn giao con vật, cũng giống như khèn mời cơm, bài khèn như một cách thức thông báo để người chết nhận được con vật dâng cúng của gia chủ.
Khèn đi chôn (Khèn ra nghĩa địa): Bài khèn được thổi trong suốt thời
gian người nhà và xóm giềng đưa thi thể người chết xuống huyệt và lấp đất.
Tiếng khèn cũng như một nghi lễ, một lời cầu khấn với ma đất chấp nhận cho
người chết ở lại đó và thơng báo cho người chết biết đường để về nhận đồ
cúng hàng ngày ( trong ba ngày sau khi chôn). Ngày đầu gia đình mang cơm ra tận mộ, ngày hai mang ra nửa đường, ngày ma, để cơm ngoài nhà). Bài khèn này cũng kết thúc đám tang theo kiểu làm ma tươi của người Hmông.
Khèn làm ma khô: Sau đó ít nhất 13 ngày, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế mà người Hmông tiến hành làm ma khô nhanh hay lâu. Ma khô được hiểu như sự cúng giỗ lần cuối đối với người chết, hay nói theo cách của người Hmông là cũng tiễn hồn của người chết về với tổ tiên và đi đầu thai. Sau ma khô người nhà không phải quan tâm đến người chết nữa, vì linh hồn của người đó đã đi đầu thai. Trong lễ làm ma khô, thày khèn bài thổi bài “Đón người về” trong khi người nhà ra mộ làm lễ mời hồn người chết về nhận lễ thả hồn, thầy cúng cũng hát bài “niệm hồn về”, bài hát này cũng chỉ dung trong lễ thả hồn (Lễ Ma khô) nên không được hát ở nơi khác.
Khèn đối đáp giữa tang chủ và khách đến viếng: Khi những người viếng thăm đến mà có mang khèn, họ thường tỏ long tương tiếc và chia sẻ với tang chủ bằng những bài khèn, khi đó thầy khèn duwoj tang chủ mời cũng phải ra để đón khách, thổi bài đối đáp. Bài đối đáp phải đúng luật, nghĩa là người ta hỏi gì, mình trả lời ấy, nếu thổi sai bài, khách sẽ tự ái bỏ về, khi đó sẽ có nhiều rắc rối cho tang chủ. Vì thế thầy khèn được mời đến làm đám ma phải giỏi, không phải chỉ biết thổi khèn hay mà còn phải biết các bài khèn đối đáp khi khách khứa đến thăm viếng. Số lượng bài khèn như vậy rất nhiều đến nỗi người Mơng thường nói một cách biểu tượng là nhiều như long bò.
Khèn khi nghỉ ngơi: Là những bài khèn được thổi khi không phải làm nghi lễ nào như cũng cơm, đáp lễ khách viếng thăm… Thầy khèn sẽ thổi
những bài khèn trong khi trống đệm kể lại cuộc đời người khuất, lòng thương tiếc của gia đình với người khuất, thay người sống ( là con, cháu, chắt, anh chị em..) nói với người chết sự thương tếc của mình. Những bài khèn này cũng khá đa dạng và đối với mỗi người chết cụ thể sẽ có những biến tấu it nhiều để có thể kể lại được đúng nhất cuộc đời của người đó. Ví dụ có bài khèn riêng cho người chết già, người chết trẻ, trẻ em, người tự tử bằng lá ngón…
Nói chung, tiếng khèn và trống trong đám tang của người Hmơng có ý nghĩa tâm linh vơ cùng lớn. Đó như là vật dẫn để thế giới âm và dương có thể giao tiếp được với nhau. Con người có thể giao tiếp được với các ma để xin phép đưa linh hồn ra khỏi cửa, được trú tạm ngoài nghĩa địa, hoặc với linh hồn người chết để người sống có thể dâng cúng các vật dụng và cơm nước.