Bên cạnh những triết lý dân gian phản ánh một cách hồn nhiên quan niệm về vũ trụ và nhân sinh, phản ánh khả năng sáng tạo của người Hmơng, những loại hình văn nghệ dân gian trong tang ma còn phản ánh của lịch sử của họ một cách đầy biểu tượng và độc đáo. Trong lịch sử, người Hmông đã trải qua nhiều cuộc thiên di, sống chủ yếu ở các vùng núi cao. Và những cuộc thiên di ấy đa ghi lại dấu ấn trên hoa văn trang trí của bộ tang phục – cũng đồng thời là lễ phục đẹp nhất của họ. Trên bộ váy của người Hmơng Hoa ln có ba dải ba màu khác nhau, theo lời của người già trong bản, ba dải ấy là biểu tượng của ba vùng đất mà người Mông đã đi qua trong q trình thiên di của mình. Đó là các vùng lưu vực sơng Hồng Hà, lưu vực sông Trường Giang và vùng rừng núi phương Nam. Trong quá trình giao lưu giữa các tộc
người Hmông, người Hmông Trắng ở Yên Minh cũng học hỏi cách tạo các
hoa văn này trên váy của mình.
Một nghi lễ đặc biệt trong tang ma của người Hmông được thực hiện cùng với khèn và trống, đó là nghi lễ đuổi giặc trong đêm. Đây có lẽ là dấu vết của các cuộc chống giặc Hán lâu dài trong lịch sử tồn tại của tộc người Hmông. Mối đe dọa của giặc đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, nghi lễ đuổi giặc không chỉ là đuổi tà ma, mà còn là khúc xạ của những đêm giặc giã triền miên trong suốt lịch sử của tộc Hmông.
Những câu chuyện kể về các loại cây như cây tre, cây lanh, cây ngô …các loại vật nuôi như gà, lợn…các nghề thủ công như dệt vải ni tằm...cho thấy người Hmơng đã có một nền nơng nghiệp rất lâu đời. Đó là nguồn sống của họ và cũng là văn hóa của họ.