Nhạc cụ sử dụng trong đám tang

Một phần của tài liệu Văn nghệ dân gian trong nghi lễ tang ma của người hmông trắng qua khảo sát ở huyện yên ninh, tỉnh hà giang (Trang 52 - 60)

2.2. Nghệ thuật âm nhạc dân gian

2.2.1. Nhạc cụ sử dụng trong đám tang

Nhạc cụ chính và bắt buộc sử trong đám tang là trống và khèn, đơi khi cũng có sử dụng kèn Pile. Thơng thường một đám ma ln phải có trống treo bên phải bàn thờ. Trống làm bằng loại gỗ, hai đầu có bịt da bị, treo trên cọc ngoài bãi hay treo ngay cạnh bàn thờ. Trống thường tạo nhịp cho khèn từ đầu đến cuối đám tang. Mỗi khi người thổi khèn, trống cũng đệm theo, giữ nhịp.

Trống trong tang lễ

Trống là một nhạc cụ quan trọng hàng đầu dối với tang lễ của người Hmơng nói chung và người Hmơng Trắng ở huyện Yên Minh nói riêng. Trống ngay từ đầu đã tham gia vào tang lễ, khi cái chết của một thành viên đã chắc chắn thì gia đình đánh trống và bắn những phát súng để xua đuổi các ma quỷ.

Trống tham gia vào hầu hết các nghi lễ, nghi thức của đám tang, một

điều đặc biệt làm nên bản sắc văn hóa của người Hmơng nói chung và người

Hmơng Trắng ở n Minh, Hà Giang nói riêng là trống chỉ tham gia duy nhất vào các nghi lễ đám tang, ngồi ra khơng sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác. Vì thế mà nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Kiều Trung Sơn đã viết, trống tượng trưng cho thế giới âm theo triết lý âm dương vốn đặc trưng cho văn hóa của người Hmơng nói riêng và người Việt Nam nói chung.[20]

Theo kết quả điều tra thực địa của tác giả luận văn này, thì đối với người Hmơng Trắng ở Yên Minh, trống là một vật thiêng liêng, không được tùy tiện gióng lên, ngược lại chỉ khi nào có người chết thì dân bản mới được nghe thấy tiếng trống, vì vậy, mỗi khi phải sửa chữa trống, người ta phải mang trống đến một nơi rất xa để khi thử trống dân làng khơng nghe thấy. Nếu có ai vơ tình chạm vào trống làm cho tiếng trống vang lên thì phải mời thầy về làm lễ cúng xin ma trống tha tội. Trống cũng không thể tùy tiện để ở đâu đó mà phải có những gia tộc có dun mới được “ni” trống, nghĩa là

được phép giữ trống trong nhà. Trống trong gia tộc được phép nuôi, cũng phải

treo trên cao, khi nào cần dùng phải bắc thang lên để lấy. Những người già

trong bản kể lại rằng, đối với người Hmông trắng ở Yên Minh, Hà Giang, trừ khi bị chết bất đắc kỳ tử, nhũng người già trong bản khi sắp chết sẽ dặn con cháu mượn chiếc trống của gia tộc nào mà người đó yêu mến, và con cháu có nghĩa vụ phải hoàn thành tâm nguyên của người chết như một cử chỉ thể hiện lòng hiếu thảo, hoặc thể hiện quan điểm “nghĩa tử là nghĩa tận” đối với người q cố. Khi trong gia đình có người chết, con cái phải đến gia tộc nuôi trống mà người chết khi còn sống đã chọn, làm lễ xin phép ma trống (thần giữ trống

- theo tín ngưỡng của người Hmông), khi được phép thì một người cõng

trống, một người cầm dùi và khi vừa ra khỏi nhà giữ trống phải lập tức gióng lên ba hồi trống để thơng báo cho dân bản biết có người vừa mới qua đời. Nếu nhà người giữ trống xa nhà người chết thì phải gióng vài lần như vậy để thông báo cho tồn thể dân làng biết về việc tang ma đó.

Khi trống mang về nhà người có tang, phải làm lễ treo trống, sau đó, trống sẽ tham gia vào mọi nghi lễ trong suốt đám tang.

Tác giả Thào Xuân Sùng trong cơng trình Dân tộc Mơng Sơn La với

việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay đã viết “Khi có người

chết thì phải tổ chức lễ thức tang ma, đánh trống thổi khèn suốt ngày đêm tỏ lòng tiếc thương”. [21, tr.30].

Tác giả Trần Hữu Sơn trong cuốn Văn hóa Mơng mà ơng khảo sát chủ yếu ở vùng Lào Cai đã viết đến vai trò của trống trong đám tang như sau: “Trong khi thày “dở mổ” đọc “bài ca chỉ đường”, các thợ kèn, trống tiến hành treo trống. Chiếc cột giả treo trống được dựng lên giữa nhà (...) Trống được treo ngang chỗ cây trúc vắt ngang (...) Đội kèn trống thổi bài khèn tắt thở...”. [19, tr.76]. Tuy có đề cập đến việc trống là nhạc cụ cần thiết phải có mặt trong

dàn nhạc tang lễ, nhưng Trần Hữu Sơn không tiếp tục khảo cứu thêm về vai trò chỉ dùng duy nhất trong đám tang của trống Hmông. Điều này đã được ba tác giả nghiên cứu âm nhạc dân gian và văn hóa dân gian là Hồng Thao và Kiều Trung Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận.

Tác giả Hồng Thao, khi nghiên cứu về âm nhạc dân tộc trong cơng trình Âm nhạc dân tộc Mơng cũng đã nêu rõ vai trị của trống trong tang lễ:

"Trống Mông nhất thiết chỉ được dùng trong đám ma, hòa cùng với khèn Mơng. Cạnh trống bằng gỗ, hai đầu bịt da bị. Người ta đánh trống bằng hai dùi nhỏ, khi vào mặt trống, khi vào cạnh trống". Và: "Trống Mơng có chiếc

hình giống như trống trường, cạnh vịng; có chiếc hình ống (viên trụ), cạnh

thẳng". [22, tr.154].

Người Hmông ở Yên Bái cũng coi trống là một loại nhạc cụ thiêng

liêng, chỉ dùng trong đám tang cuốn Tang ma của người Mông ở Suối

Giàng (8) tác giả Nguyễn Mạnh Hùng không chỉ coi trống “là một loại nhạc

cụ thiêng” mà còn như “vị thần dẫn đưa vía”; trống “chỉ phục vụ riêng cho lễ tang”; “chỉ những gia đình có truyền thống thờ trống từ lâu đời mới được giữ trống trong nhà và sử dụng trống trong đám ma”.

Kiều Trung Sơn trong bài viết “Đi tìm trống của người Mơng” [20] đã

khảo cứu điền dã ở vùng Mộc Châu, Sơn La và cũng đi đến kết luận là trống Hmông chỉ dùng duy nhất trong tang lễ, không dung ở bất kỳ một nơi nào khác.

Theo gợi ý của những tác giả nên trên, tác giả luận văn này cũng đã tìm hiểu qua các già bản, và biết được rằng, khác với Suối Giàng, Yên Bái, ở Yên Minh, không phải chỉ người giữ trống mới được đánh trống trong đám ma, mà người thầy trống được gia đình có tang mời đến đánh trống. Người Hmông ở Yên Minh tự làm lấy trống, không dùng trống do tộc người khác làm. Một chiếc trống thường có tuổi thọ rất cao, nên việc sửa chữa hay làm mới ít khi

xảy ra. Trống của người Hmông làm bằng một thân cây tròn, trong khoét rỗng, phía ngồi gọt nhẵn hơi thon hai đầu, mặt trống bịt bằng da bị. Theo già bản thì da trống bịt bằng da bị già chết tự nhiên, khơng phải được giết bò lấy da làm trống. Dù khơng giải thích lý do vì sao nhưng trong bài viết của tác giả

Hồng Thao khi nghiên cứu về trống của người Hmơng thì có một câu truyện

cổ tích giải thích rõ ràng về việc này, có thể đây cũng là câu chuyện mà người Hmông ở Yên Minh giải thích cho việc trống chỉ dùng cho đám ma, nhưng không mấy ai con nhớ.

Theo Kiều Trung Sơn, tác giả bài viết “Đi tìm trống của người Mơng” [20], người Hmông ở Mộc Châu cũng tự chọn trống cho đám tang sắp tới của

mình. Ơng viết: “Với người Hmông, trừ người chết đột tử, người già hoặc

người ốm sắp chết thường tự chọn trước cho mình người làm trưởng ma, trưởng bếp, thày khèn và cả chiếc trống sẽ dùng trong đám nữa. Có thể vùng đó có vài ba chiếc trống nhưng họ dứt khốt chỉ chọn một chiếc trong số đó. Con cháu sẽ bắt buộc phải thực hiện theo. Chỉ một yêu cầu nhỏ của người chết mà khơng được thực hiện thì về sau con cháu sẽ khổ”

Sau khi lễ treo trống đã thực hiện xong, gia chủ mới chính thức phát tang. trống sẽ đánh theo nhạc cùng với khèn phục vụ các nghi thức cho người chết. Người đánh trống được gọi là thầy trống và cũng phải hiểu rõ các bài khèn và biết thổi khèn đám tang mới đánh theo khèn cho hòa hợp được. Trống và khèn phục vụ hầu như liên tục trong những ngày làm ma: khi giao đồ ăn cho người chết, khi có người đến viếng, khi làm vui cho người chết, khi hiến tế, giao trâu bò cho người chết... cho đến khi người ta khiêng quan tài đi chôn mới thôi.

Sau đám tang, gia chủ phải trả lễ cho trống bằng một phần thịt theo tục lệ (người ta trả công cho trống và khèn như nhau). Mỗi con vật 4 chân bị mổ

thịt trong đám tang đều phải dành ra 3 rẻ xương sườn và 1 miếng thịt để phần trống. Sau đám ma, trống lại được treo vào chỗ cũ.

Trống là một nhạc cụ tối quan trọng trong tín ngưỡng tang ma của người Hmơng. Đi theo nó có rất nhiều kiêng kỵ, hay quy định, bắt buộc mọi người phải tuân thủ.Trống thường được treo cao sát mái nhà để người ta khơng tùy tiện động vào nó. Trống tham gia vào mọi nghi lễ trong đám tang của người Hmông trắng ở Yên Minh từ đầu cho đến cuối đám tang. Trống giữ nhịp và hòa vào với khèn trong mọi nghi lễ suốt mấy ngày đám tang được cử hành.

Việc sử dụng khèn và trống như một cặp đôi không thể tách rời trong đám tang cũng được tác giả bài viết “Đi tìm trống của người Hmơng” [20], lý

giải bằng câu truyện cổ tích của người Hmơng. Bên cạnh đó tác giả Kiều

Trung Sơn còn đưa ra những suy luận rất sâu sắc về ý nghĩa của khèn và trống trong tang lễ của tộc người Hmông:

So với trống, chiếc khèn không phải là nhạc cụ thiêng, bởi thế người sắp chết không chọn trước khèn mà chọn trống sẽ sử dụng trong đám tang của mình. Khèn là nhạc cụ của sự sống, của tình yêu, không phải như trống, là nhạc cụ của sự chết. Vậy mà trống - khèn lại là một cặp, không thể thiếu nhau trong tấu nhạc tang lễ. Phải chăng, đó là một cặp âm - dương (trống biểu tượng cho thế giới âm, khèn biểu tượng cho thế giới dương), trống - khèn hòa tấu tức âm dương giao hòa. Nghi lễ đưa tiễn một con người vừa rời bỏ sự sống để đi vào cõi chết cần một thứ âm nhạc giao thoa âm dương hịa tấu. Đối với người sống, hầu như những gì gắn với thế

giới âm đều là biểu hiện của sự thiêng. Với người Hmông, tiếng

trống được lựa chọn là nhạc của âm giới. Do đó trống là nhạc cụ thiêng, chỉ lên tiếng khi có sự chết. Người già chọn chiếc trống sẽ

dùng trong đám ma của mình, vì đã từng được nghe và thích tiếng của chiếc trống đó trong những đám ma mà họ tham dự. Như vậy, thày khèn có thể dùng khèn nào thổi cũng được nhưng thày trống thì chỉ được gõ chiếc mà người chết đã dặn trước. [20].

Khèn

Khèn là loại nhạc cụ thứ hai, quan trọng không kém trống được sử

dụng trong đám tang. Tuy nhiên, khác với trống chỉ dùng duy nhất cho các nghi lễ trong đám tang, khèn là loại nhạc cụ tham gia vào hầu hết các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Hmơng. Có thể nói khèn là nhạc cụ linh hồn của văn nghệ dân gian Hmông. Khi vui, lúc buồn, lễ tang hay mở hội đều có mặt của khèn. Nhiều nhà nghiên cứu đã coi khèn như viên ngọc quý của văn hóa Hmơng mà nhiều tộc người khác cũng yêu thích được thưởng thức. Tộc người Hmơng nói chung có rất nhiều bài khèn. Cũng như tác giả Kiều Trung Sơn khi phỏng vấn ông Tráng A Lứ (1957), từng là thày khèn có uy tín ở Mộc Châu, cho biết bài bản dùng cho đám tang người Hmông “nhiều như lơng bị”. Người muốn học khèn học để thổi chơi thì nhanh thôi, nhưng nếu muốn thổi được bài trong đám tang phải học theo thày ít nhất 5 năm. Người đánh trống cũng phải biết thổi khèn mới hòa với nhau được. Đặc biệt, khác với ban nhạc hiếu của nhiều tộc khác, người thổi khèn và đánh trống Hmông không ngồi cố định một chỗ, họ vừa chơi nhạc vừa múa theo những quy cách nhất định. Nếu

đúng như vậy, loại âm nhạc này của người Hmơng có thể đã đạt tới trình độ

nghệ thuật khá cao. Như thế cũng có nghĩa là đánh trống trong đám ma người Mơng khơng hề đơn giản, ít nhất phải biết các bài bản khèn, biết múa thì mới có thể sử dụng được trống. Có lẽ cũng vì thế, người Hmông không như người Kinh gọi người chơi nhạc đám là thợ kèn mà gọi một cách kính trọng là thày

Điều này cũng đúng với khèn của người Hmông ở Yên Minh, Hà Giang. Người được mời đến thổi khèn cũng được gọi là thầy và số bài khèn dùng cho đám ma cũng rất nhiều, mọi nghi lễ diễn ra trong suốt đám ma như giao lễ, nhận lễ, cơm sáng, cơm trưa, cơm chiều… đều dùng khèn thể hiện.

Khách khứa đến phúng viếng cũng có thể mang khèn đến để thổi. Nếu khách

đến viếng mang khèn đến, trước nhà thường thổi một bài, thày khèn do tang chủ mời phải ra đón khách, thổi một bài đối đáp lại.

Ngay từ lúc mang quan tài vào để khâm liệm thầy khèn đã phải thực hiện các nghi lễ cùng khèn. Trước khi khâm liệm người chết vào quan tài, thầy khèn vừa thổi khèn, vừa múa, nhảy lên quan tài ba lần rồi nhảy xuống theo nhịp trống đệm và giai điệu khèn chính thầy thổi, đây là nghi lễ đón và an quan tài, giống như một cách kiểm tra xem quan tài đã sẵn sang chưa, ma nhà dã cho phép người chết vào đó hay chưa.

Trong đám tang của người Hmông, những nghi lễ cố định được thể

hiện bằng khèn theo giờ. Vào giờ ăn cơm (ăn trưa, ăn tối) người ta thường thổi một bài kéo dài chừng 15 đến 30 phút. Những lúc nghỉ ngơi thổi một bài riêng và khi có người đến viếng thổi một bài riêng. Giai điệu khèn trong đám tang nghe trầm buồn, khiến nhiều người rơi nước mắt. Dân bản cho rằng trong đám tang mà khơng có tiếng khèn, linh hồn của người chết sẽ không về được với tổ tiên. Tiếng khèn dẫn lối, đưa đường, tiễn biệt người thân về thế giới bên kia.

Bên cạnh những nghi lễ thực hiện trong nhà, thầy khèn phải làm việc cật lực, khi đưa người chết đi chon thầy khèn cũng phải liên tục thổi cac bài khèn theo từng trường hợp, ví dụ khi giao lễ vạt cho linh hồn người chết (lễ vật phúng viếng) cũng thổi khèn, khi làm lễ cúng ngồi bãi cũng vậy, cho tới tận khi chơn cất xong.

Theo tiếng Hmông, khèn được gọi là krềng hay krênh, theo nghiên cứu của tác giả…thì loại nhạc khí có cách đây trên 3.000 năm, khoảng thế kỷ 15 trước công nguyên. Về cấu tạo của cây khèn cơ bản giống nhau, được ghép bằng 6 ống khí bằng trúc to nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Ống ngắn nhất có nhiệm vụ giữ nhịp với âm thanh, khi buông vẫn kêu nhưng không cao hơn ống nhỏ; khi bấm lại hòa làm một với ống dài nhất. Tuy nhiên mỗi cây khèn vẫn có đặc trưng riêng phụ thuộc vào cách lắp các ống trúc vng góc hay hơi xiên góc với bầu khèn và cách bố trí nốt nhạc tương ứng ở mỗi ống khèn trúc.

Khèn Hmông trắng ở Yên Minh được làm bằng gỗ Pơ mu, một loại gỗ không mối mọt và nhẹ, thơm, cùng 6 ống trúc lớn nhỏ khác nhau và có độ dài ngắn khác nhau. Những ống trúc này được xếp song song trên thân khèn. Âm thanh của khèn có hay hay khơng phụ thuộc vào việc phơi các ống trúc đó có đủ khô hay không. Phơi không khô âm thanh không thanh thốt và khơng trong. Họ phải khoét các lỗ trên các ống trúc và cho lưới đồng vào rồi bịt lại bằng một loại dây bền, chắc và dẻo dai. Độ dày mỏng của các lưới đồng sẽ tạo ra các âm thành có cao độ khác nhau của khèn. Khèn của người Hmông ở

Yên Minh, Hà Giang là loại khèn đặc trưng cho người Hmông ở vùng Đông

Bắc. Loại khèn này khác với khèn của người Mông ở vùng Tây Bắc ở chỗ,

các ống trúc không cong vểnh lên mà ngược lại cong vểnh xuống dưới.

Cách trình diễn khèn của người Hmơng rất đặc biệt. Các nốt nhạc được vang lên nhờ nghệ nhân bịt đầu ngón tay vào nốt tương ứng trên ống trúc, thổi

Một phần của tài liệu Văn nghệ dân gian trong nghi lễ tang ma của người hmông trắng qua khảo sát ở huyện yên ninh, tỉnh hà giang (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)