Trình diễn các tác phẩm văn học, âm nhạc và nhảy múa trong bối cảnh các nghi lễ đám tang, nhưng những tác phẩm này đều có tính thẩm mỹ đáng ghi nhận. Giá trị thẩm mỹ trong văn học dân gian, đặc biệt là bài tang ca Khối
Kê thể hiện rõ nét trong nghệ thuật gieo vần, nghệ thuật biểu tượng hóa, nhân
cách hóa mà chúng tơi đã có dịp phân tích ở các mục nêu trên. Bên cạnh đó, giai điệu của bài tang ca cũng tạo nên cái đẹp về âm nhạc không thể chối bỏ. Giai điệu và âm hưởng trầm buồn trang trọng với các nốt ngân dài ở cuối mỗi câu hát của bài tang ca kết hợp với nhịp điệu, tiết tấu thay đổi do độ ngắn, dài của câu hát đã tạo cho bài tang ca một sức lôi cuốn lạ kỳ. Bài ca như nước suối nguồn âm thầm chảy, nhưng thấm vào lòng người, vào tâm thức người nghe. Bài ca đôi lúc như có khả năng thơi miên những người dự tang lễ, dẫn tâm hồn họ phiêu diêu cùng lịch sử đất trời và tộc người.
Sự phối hợp ăn ý của trống và khèn cũng tạo nên sức hấp hẫn không nhỏ của dàn nhạc hiếu. Tiếng khèn lúc da diết, lúc dặt dìu, lúc sơi động hịa vào tiết tấu của trống được tạo ra lúc trầm hùng (khi đánh trên mặt trống), lúc thanh thốt, nhảy nhót ( khi đánh trên tang trống). Khác với dàn nhạc bát âm của người Kinh, thường tạo cho người đến dự dám tang một cảm giác buồn thảm, thương xót, dàn nhạc hiếu trống - khèn của người Hmông chỉ tạo nên cảm giác trang trọng, nghiêm túc mà không buồn thảm. Bên cạnh đó, tiết tấu
đa dạng của trống cùng với những điệu múa khèn nghi lễ với sự phối hợp của ba tổ hợp và 33 động tác cơ bản cuẩ múa cũng phần nào tạo nên một khơng khí hội trang trọng, đúng với cảm quan và nhận thức của người Hmông về quy luật của cái sống và sự chết. Đó là một cặp âm dương tạo nên sự hài hòa và cân bằng của vũ trụ.
Giá trị thẩm mỹ trong nghệ thuật dân gian biểu hiện trong tang ma của người Hmông Trắng Yên Minh, Hà Giang còn thể hiện rõ nét trong những bộ trang phục. Trang phục dành cho thi hài cả đàn ông và đàn bà đều mặc như nhau, đều mặc bộ quần áo truyền thống. Điều này cũng mang ý nghĩa sâu sắc, đó là, con người khởi thủy là như nhau, chỉ có mặc bộ quần áo truyền thống đó tổ tiên mới nhận ra họ. Đặc sắc hơn, là cái đẹp của những nét hoa văn trang trí trên trang phục người đi dự đám tang. Với sự trân trọng cái chết, trân trọng dịp linh hồn về với tổ tiên, các bộ trang phục và lễ phục đẹp nhất đã được người Hmông Trắng ở Yên Minh mặc đến dự tang lễ. Những nét thêu mềm mại, những miếng vải khâu đắp kéo léo, những loại hoa dệt in nến kỹ thuật đã tạo trên vải những hoa văn thổ cẩm rực rỡ với bốn màu chủ đạo là đỏ, vàng, chàm, trắng như mang cả thiên nhiên, mang cả cuộc sống đến tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên.
Tóm lại, những giá trị triết lý, lịch sử, giáo dục và thẩm mỹ biểu hiện rõ nét trong văn nghệ dân gian liên quan đến tang lễ của người Mông cho thấy đây chính là những di sản văn hóa tính thần q giá mà bao thế hệ của người Mông trắng ở Yên Minh nói riêng và người Mơng nói chung đã sáng tạo và tích lũy trong q trình lịch sử lâu dài. Nó gắn với quan niệm sống, nhận thức về tự nhiên và xã hội, quan niệm thẩm mỹ và đạo đức của họ. Nó cũng chính là một trong những nét văn hóa tạo nên bản sắc độc đáo riêng biệt của người Hmông ở Yên Minh.