Trong nội dung bài tang ca Khối Kê và những bài hát, bài khèn được sử dụng trong tang lễ ta nhận thấy rất rõ vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Hmơng nói chung và người Hmơng ở Yên Minh Hà Giang nói riêng. Đặc biệt bài tang ca Khối Kê, với đặc điểm nội dung, phương cách trình diễn ta thấy
mang đậm tính thần thoại. Bài ca này đã giải thích sự hình thành vũ trụ như
bắt đầu từ một khối hỗn mang, cảm quan về sự hỗn mang của vũ trụ như đi suốt bài tang ca, cho thấy quan niệm nguyên thủy về vũ trụ hỗn mang của
người Hmông là rất mạnh mẽ, mở đầu bất kỳ đoạn (hay bài ca) trong tổ hợp
bài tang ca cũng bắt đầu bằng câu:
Xưa kia nước biển dâng ngập trời, ngập đất
Từ khối hỗn mang ấy đần dần được hình thành ba thế giới đó là Trời (thần tiên và tổ tiên ở) Trần gian (người ở) và âm phủ (ma ở). Tương ứng với ba thế giới đó là con người cũng có ba linh hồn, sau khi chết, một lên trời sống với tổ tiên, một đầu đầu thai lại, một vẫn ở âm phủ và có tác động được đến trần gian. Vì thế các nghi lễ trong đám tang phải làm rất nghiêm ngặt, trang trọng và phải sử dụng các bài dân ca nghi lễ đúng lúc, đúng nơi, không được phép hát chúng tùy tiện, bên ngồi khơng gian tang lễ. Người Mông cũng quan niệm nhất nguyên về nguồn gốc vạn vật, đó là vạn vật đều là do trời sinh ra, trời lập nên trật tự, Do đó, bài tang ca Khối Kê, khi dẫn linh hồn người chết đi trước hết phải lên trời gặp tổ tiên, sau mới xuống âm phủ để chọn đường đầu thai trở lại.
Trong bài tang ca thấy những huyền thoại về việc sinh ra bầu trời, mặt đất, mặt trời, mặt trăng, về các hiện tượng tự nhiên như mưa lũ, hạn hán, về các loài cây cỏ, động vật như cây tre, cây lanh, các nghề thủ công như nuôi tằm, dệt vải.. Điều này làm cho bài tang ca Khối Kê có nhiều nét giống như
thần thoại Đẻ đất, đẻ nước của người Mường. Thế giới thần linh trong tang ca rất kỳ vĩ, bao la và siêu phàm, có thể làm ra bầu trời, mặt đất, mặt trời, mặt trăng và mn lồi.
Thông qua câu chuyện vua Trời Chử Lầu đã gọi ông Chài bà Chài tạo ra bầu trời và mặt đất… Bà Chài tạo ra mặt đất rộng bao la, Ông Chài tạo ra bầu trời nhỏ hơn mặt đất. Ông Chài bảo bà Chài nắn lại đất cho hẹp lại hợp với bầu trời. Bà Chài đã dày công co mặt đất bằng phẳng thành những nếp gấp như váy người Hmông để vừa với bầu trời. Vì thế mà có sơng núi, khe đồi, đồng ruộng. Câu chuyện cho thấy triết lý âm dương sơ khai của người Mông nguyên thủy. Trời và đất là một cặp âm – dương kết hợp vì thế chúng
phải tương hợp với nhau, không thừa không thiếu. Câu chuyện mà bài tang ca kể lại đã thể hiện rõ nét cách lý giải hồn nhiên, ngây thơ về thế giới tự nhiên khách quan. Đồng thời cũng phản ánh rõ mối quan hệ giữa con người với con người trong hiện thực cuộc sống, quá trình sinh tồn và bảo lưu giống nòi. Người Hmông cổ xưa đã lấy cuộc sống hiện thực của mình làm khn mẫu để giải thích cho sự sáng tạo ra đất trời, vũ trụ và cả vạn vật trong trời đất.
Giải thích về q trình tạo lập của các hiện tượng tự nhiên và vạn vật trong trời đất, vốn thân thiết với đời sống của người Mơng cũng giống như quan niệm về sự hình thành vũ trụ. Các lồi vật, cỏ cây đều do các vị thần siêu phàm, kỳ vĩ tạo ra. Những việc tạo ra đó được mơ tả theo lối tư duy chất phác, hồn nhiên và phản ánh rõ hiện thực. Mn lồi chính là kết quả của q trình tạo lập dưới sự chi phối của đấng siêu nhiên, sinh ra để cải tạo và tác động, duy trì cuộc sống và trật tự cuộc sống hiện tại của họ từ quá khứ đến tương lai.
Trong đoạn (bài) mở đầu của bài tang ca, người Hmông ở Yên Minh kể rằng: Trời thả xuống cây cối vạn vật. Lại tìm đất nặn một loài sinh vật đặc biệt, thổi hồn vào bụng, tiếng nói ở cổ họng và thổi hơi cho sống. Đó là con
người..Trong đoạn kể về sự sáng tạo ra con người ơng Chài bà Chài nặn ra loại hình nhân có dáng kì quặc: mũi lồi ra phía trước, miệng lõm vào trong,
đầu thì cắm râu ngơ, có hai chân, hai tay, chỉ biết đi, đứng chứ khơng bay, bơi, nhảy, bị như các lồi vật khác. Khơng chỉ có thế, ơng Chài bà Chài cịn
nặn cho các loài vật này có hình nam và hình nữ rất ngộ nghĩnh. Chẳng
những thế, ông Chài, bà Chài cịn cho hình nhân nam và hình nhân nữ áp bụng vào nhau. Cũng bởi sự ngộ nghĩnh ấy mà lồi vật này cứ tinh khơn dần ra nên ơng Chài bà Chài đặt tên cho lồi vật này là Người.
Trong quá trình thầy cúng dẫn linh hồn di gặp tổ tiên, ngoài việc lý giải vũ trụ và tự nhiên, khám phá nguồn gốc loài người, bài tang ca cũng phản ánh
khát vọng và niềm tin chinh phục tự nhiên của mình thơng qua hình ảnh hai vị thần Chể Bu và Tù Chể Bu…. Cai quản bầu trời và hai chàng trai Giàng Du, Giàng Dự tài giỏi bắn 8 mặt trời, 7 mặt trăng để cứu trái đất khỏi sự hủy diệt của thiên tai hạn hán. Hình tượng những người có sức mạnh và lòng dũng cảm phi thường này về thực chất chính là khát vọng của con người, của tộc Hmông, khát vọng chinh phục tự nhiên, làm chủ vũ trụ.
Bài tang ca, bên cạnh việc giải thích một cách hồn nhiên về sự tạo lập vũ trụ thơng qua mơ hình hóa hiện thực, phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, còn phản ánh q trình sáng tạo văn hóa với những sản phẩm văn hóa quan trọng đầu tiên đánh dấu cuộc sống “văn minh” của người Hmơng nói chung, người Hmơng Trắng ở n Minh nói riêng. Đó là những lồi cây, lồi con họ ni trồng, những ngành nghề thủ công mà họ vẫn làm để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
Một trong những giá trị quan trọng mà bài tang ca phản ánh đó chính là triết lý âm dương. Đây là triết lý theo suốt bài ca. Vũ trụ ba tầng luôn luôn phải cân bằng âm dương, ở tầng nào dù thần linh, trần thế hay âm phủ cũng đều có cái tốt và cái xấu; Vì vậy chết cũng như sống là quy luật vận hành của vũ trụ. Nếu khơng có người chết, âm phủ khơng có linh hồn, dẫn đến mất cân bằng âm dương sẽ tạo ra nhiều tai họa. Trời đất luôn phải là một cặp tương xứng khơng rộng, khơng hẹp, con người sinh ra cũng có nam có nữ, con vật sinh ra cững có cái có đực. Chính vì quan niệm như vậy nên trong dàn nhạc hiếu của người Hmông ở Yên Minh luôn ln phải có trống, tượng trưng cho cõi âm (chỉ dùng cho tang ma), và khèn tượng trưng cho cõi dương (dùng cả trong hội hè).