Người Lào hay chọn vị trí đặt Bản Mường ở đồng bằng hay dọc theo ven các con sơng. Nơi có vị trí đất bằng phẳng, nhất là nơi có hai con sơng giao nhau, chính điều này đã tạo thuận lợi cho việc sinh sống, liên hệ giao thương bn bán và việc lui tới thăm hỏi. Ngồi ra, điều quan trọng nhất là các con sơng có nhiều các loại cá, tơm, cua to nhỏ khác nhau. Trên núi có rừng với các loại cây gỗ lớn để người dân có thể làm nhà ở và sử dụng trong đời sống hàng ngày [40, tr.119].
Do vị trí đặt bản mường chủ yếu là trên những bờ sơng thuộc vùng đồng bằng, cịn ở vùng đất cao ít có cư dân sinh sống. Khoảng cách giữa các bản khá xa nhau, có bản phải đi bộ cả ngày hoặc vài ngày mới đến nơi. Số lượng ngôi nhà và gia đình ở đồng bằng và ở vùng núi cũng khơng đồng đều. Ở đồng bằng trung bình từ 50 - 200 ngơi nhà/bản, nhưng ở vùng núi chỉ có trung bình 10 - 50 ngơi nhà/bản.
Ngồi ra, việc chọn vị trí đặt Bản, ngồi việc quan tâm đến sự thuận lợi cho việc kiếm ăn, người Lào còn quan tâm đến thuật chiêm tinh, đến hướng
cầu sự may mắn, họ tính đốn xem số phận (vận số, vận mệnh) của bản khi đặt hướng như vậy thì sẽ có hưởng gì khơng, đồng thời họ quan tâm đến cả tổ chức nghi lễ tơn giáo có liên quan đến hướng của bản mường. Do vậy, ở tỉnh Bolykhămxay khi thực hiện phần về cấu trúc bản truyền thống cũng tuân theo phong tục cổ truyền của nhân dân các bộ tộc Lào nói chung. Bản của cư dân Lào đều có những đặc điểm giống nhau, điều này khó có thể phân biệt được đặc điểm riêng lẻ của từng bản mường trên lãnh thổ quốc gia Lào. Nhìn chung, bản mường của người Lào ở tỉnh Bolykhamxay có thể phác họa một vài nét như nhau: Từ phía ngồi đường quốc lộ có các con đường đất rẽ vào các bản mường, từ đầu bản sẽ có một tấm biển chỉ dẫn tên bản, vị trí, diễn tích, dân số…, đồng thời có một con đường lớn chạy dọc từ đầu cho đến cuối bản. Bố cục đường ở các bản mường của tỉnh Bolykhamxay được làm theo dạng xương cá với một trục đường lớn và các đường nhỏ nối vào. Cụ thể, ở bản Na Khảm có con đường lớn chạy dọc bản, trên con đường này người dân đã mở các đường nhỏ chạy vào các xóm và vào các hộ gia đình, trên con đường chính trong bản có nhiều con đường nhỏ giao cắt tạo thành các ngã tư ngã ba, nơi có các hàng quán bán tạp hóa. Đó lại được coi là trung tâm của mỗi bản mường. Ngồi đó sẽ có các con đường đi vào bản (qua bản), qua giữa bản đi xuống bến nước của chùa và đường đi xuống bến nước đối với dân. Bến nước đó vừa là bến đò để chở người và lại vừa là nơi xuất, nhập hàng hóa. Đồng thời, cịn có cảng lớn để thuyền cập bến, vị trí này thường được đặt cách bến nước một chút về phía dưới hạ lưu. Ngồi ra, từ mỗi bản sẽ có những con đường đi ra các hướng khác nhau như: đường xe bò, xe ngựa và đường mòn dành cư dân đi lại… Các con đường đó có thể dẫn người dân đến vườn, nương rẫy, hoặc đi đến bản láng giềng, hoặc là đi kiếm ăn hàng ngày… - Về nhà cửa truyền thống của người dân Lào có thể chia thành hai loại hình như sau: Nhà sàn và nhà nền đất. Tất cả những người ở nhà sàn là người Lào lùm và là người Nam Á, nhóm người Khmer. Cịn tất cả những người ở
nhà nền đất là nhóm người H’mơng - Dao và là nhóm Trung Hoa, Tibệt. Song họ lại cùng ở chung trên vùng núi có thời tiết mát lạnh trong mùa đơng.
Riêng về nhà sàn, cũng có rất nhiều kiểu, nhiều hình dáng do từng bộ tộc và tùy theo từng địa phương mà có sự khác nhau về nghệ thuật kiến trúc, trang hồng, dọn dẹp hình dáng. Nhưng phần lớn cấu thành kiến trúc tương tự nhau (gần giống nhau). Ngôi nhà sẽ đặt theo hướng các con sông chảy xuống hoặc chỗ mặt đất thấp hơn so với vị trí làm chùa. Thơng thường, cộng đồng thường chọn hướng nhà theo phía Nam và phía Tây là chủ yếu.
Nhà sàn của người Lào, thơng thường hình dáng theo phong tục tập quán là làm bằng gỗ và có hình dáng khác nhau tùy theo thế hệ thời đại và tùy theo địa vị của từng gia đình trong bản mường: 1/Người nơng thơn nghèo khổ sẽ làm nhà bằng những vật liệu như cột gỗ loại tốt bình thường, từ 2 - 3 phịng, nền và tường nhà làm bằng tre, nóc lá cỏ; 2/Người nơng thơn có địa vị sẽ làm nhà bằng cột gỗ cứng tốt, to. Có 4 - 7 phịng, xà nhà làm bằng gỗ cứng, nền bằng tấm vàn và tường bằng ván thưng, nóc bằng tấm ván [40, tr.120].
Xưa kia, người thuộc giai cấp quý tộc giàu có, mang danh phẩm (tước phẩm, chức quyền), giai đoạn Lào thuộc Pháp, đã có nhà sàn đôi (2 ngôi nhà nối liền nhau), cột gỗ cứng, vững chắc hoặc cột ximăng, xà bằng gỗ cứng, nền bằng ván, tường bằng pathai, nóc bằng ngói đỏ hai lớp.
Theo phong tục cổ xưa, người ta sẽ đặt cột nhà ở nơi nào đó, ngồi việc chọn vị trí phù hợp rồi, họ cịn dự đốn theo tín ngưỡng dân gian như: 1/Đốn trong giấc mơ của nhà chiêm tinh, thầy tướng (cịn gọi là người yêu thuật), tổ chức cúng lễ, cầu nguyện nhằm cầu xin điềm tốt lành hoặc thấy được điềm xấu trong giấc mơ rồi dự đoán việc nên đặt bản hoặc nhà cửa ở vị trí nào cho hợp lý; 2/Đốn trứng gà, thầy mo phải đọc chú (dựng chuyện) vào quả trứng rồi vứt quả trứng đó lăn theo mặt đất, nếu quả trứng vỡ chỗ nào thì nên đặt bản ngay chỗ đấy, nếu quả trứng không vỡ là sẽ khơng chọn được vị trí đặt bản, nhà đã tự chọn (dự đốn trước). Người ta coi đó là nơi linh thiêng sẽ
khơng may cho người dân trong bản và gia đình. Ngồi việc gieo quẻ, cịn nhờ thầy bói tính đốn chọn giờ, chọn ngày có vận may.
Ngồi ra, người Lào lấy ngày thứ ba (trong tuần lệ) là ngày tốt nhất trong một tuần, trong đó cịn chọn giờ tốt để bắt đầu xây nhà, đặt bản. Thường nhà cửa người Lào đặt trên diện tích rộng rãi gồm có rất nhiều bộ phận: có lan can (phía trước nhà dùng cho nhân vật đặc biệt), có phịng cho người già và bàn thờ, có phịng nhiều phịng ngủ cho cả thành viên trong già đình (nhà), có phịng để đồ ăn mặc, và những đồ sử dụng khác, có va li, có hiên (sàn) để thùng nước dụng (đựng nước), có bề để ngồi chơi hoặc ngồi kéo dây chỉ, có nhà bếp riêng để nấu ăn, cất lưới đánh cá, để các đồ nấu ăn. Gầm nhà sàn (khoảng trống dưới nhà sàn của người Lào) có khung cửi để người đàn bà dệt vải. Có phịng để nồi, cá mắm, cái giỏ muối, có cái cán bong và guồng kéo sợi, cái cày, cái bừa ruộng và những vật liệu cơng cụ sản xuất khác, dưới sàn nhà bếp có chuồng gà và kho để củi. Ở trước nhà có bãi nhà trồng các loại cây ăn quả và cây hoa. Ở phía sau nhà có vườn trồng rau, có kho thóc, cối cần và có cây câu (câu ăn), lá ăn câu. Nhà ở đồng bằng sẽ có chuồng bị, chuồng trâu. Cịn nhà ở ven sơng, vùng núi sẽ có phạm vi xây nhà hạn chế cho nên người ta hay làm chuồng trâu, bò, ngựa, lợn ở xung quanh Bản, nhưng quan trọng là tất cả mọi nhà đều có thuyền riêng của mình ở bến nước bản để làm phương tiện đưa đi kiếm ăn, và giao thông vận tại hàng ngày [40, tr.23].
Việc đặt cột nhà cũng có nhiều phương cách và nghi thức cúng lễ khác nhau. Ngồi việc tìm kiếm vị trí đặt nhà rồi, người ta sẽ khơng đặt nhà chiếm lấy cội gốc cây to, không xây nhà đúng chỗ chôn người chết, không đặt nhà chiếm lấy ụ mối.v.v.. Việc lấy hướng đặt nhà cũng là một việc quan trọng, người Lào khơng bao giờ đặt nhà ngang mặt trời, vì đó họ coi là khơng tốt. Việc chọn gỗ làm nhà cũng vậy, người ta không lấy cây không ngọn làm nhà, vì coi là điều linh thiêng, việc đo chiều dài của cột nhà cũng phải làm đúng nề lối phong tục, người ta sẽ đo cho đúng điểm tốt (điều vận may) [40, tr.23].
Trong số lượng cột đưa đến để làm nhà thì sẽ có một cột được dựng lên đầu tiên và luôn luôn đặt trên hướng đầu nằm của người chủ nhà. Cột đó khi dựng lên họ sẽ gắn ngọn lá mầu như: lá non sả khẳm (một loại cây dùng làm thuốc) để nâng lên, lá non (ngọn cây) khun để phun đắp, lá nho để đưa lên, lá sôm xừn (tươi tốt) để vui mừng và có xay (cái lờ) biểu trưng cho sự may mắn. Thời gian làm nhà, họ không dùng công nhân như thời kỳ hiện nay (trừ việc chuẩn bị các loại gỗ làm nhà), người ta đổi công nhau để làm giúp. Người chủ nhà phải chuẩn bị bữa cơm mời người đến làm giúp, trong bữa ăn gồm: cơm, các món ăn, rượu, giết bị hoặc trâu làm thức ăn. Khi nhà cơ bản làm xong, chủ nhà sẽ mời vị sư đến đọc kinh với mục đích cầu mong sự may mắn. Sau khi xong việc, gia chủ mời sư sãi ăn cơm sáng, ăn cơm trưa, đồng thời làm lễ gọi hồn nhà cửa để đem lại sự may mắn, hạnh phúc, tốt lành đến với gia đình của gia chủ.
Bên cạnh những ngôi nhà ở truyền thống ở các bản mường, người dân ở tỉnh Bolykhamxay đã biết làm nhà hướng mặt ra đường quốc lộ để kinh doanh buôn bán các mặt hàng đồng thời tiện cho việc đi lại. Song tựu chung lại, dù là những ngôi nhà trong các bản truyền thống hay những ngôi nhà hiện đại được xây trên các con phố lớn nhỏ khác nhau ở thị xã, thị trấn… thì đặc điểm của các ngơi nhà này vẫn mang hình bóng của kiến trúc truyền thống của người Lào với kiểu dáng nhà sàn có bình đồ gần vng được làm diện tích khá lớn. Đó là những ngơi nhà với 3 hoặc 4 và có thể là 5 lớp mái to nhỏ và đặt ở các vị trí khác nhau song hệ mái này không được làm đẹp hơn và lớn hơn mái của ngôi chùa trong bản mường. Trường hợp các nếp nhà truyền thống ở bản Phôn Khảm của huyện Bolykhăn tỉnh Bolykhamxay là một minh chứng cho nhận định trên.
Ngôi nhà truyền thống được làm chủ yếu bằng vật liệu gỗ từ các cột sàn, mặt sàn, vì kèo, ván thương và cả bộ vì trên hệ mái và chất liệu đất nung với màu xám cổ kính rêu phong. Trong không gian ngôi nhà truyền thống
được chia làm các phịng khác nhau: phía ngồi là hai dãy hành lang nằm vng góc với nhau được che chắn bởi hệ mái của ngơi nhà, phía ngồi có hàng lan can gỗ, dãy hành làng chạy dọc mặt tiền của ngôi nhà dùng để làm nơi đón và tiếp khách gần xa khi đến chơi nhà, dãy hành lang nằm ở mặt trước đốc nhà là nơi để khách khứa đến sẽ nghỉ qua đêm; Phía trong nhà chia thành các không gian khác nhau và tùy thuộc vào gia đình đó có nhiều con hay khơng, đặc biệt là con gái, song vẫn có phịng chung để cả nhà thực hiện các mục đích chung như: khu bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở vị trí trang trọng, cao hơn mặt sàn khoảng 1,35m, trên đó bày biện các đồ thờ và lễ vật dâng cúng như: rượu, hường, đèn, hoa quả… cùng các đồ thờ khác; khu sinh hoạt, ăn uống, xem ti vi, phịng ngủ có thể là một hoặc hai hoặc ba phòng… được ngăn nhỏ lại khoảng chừng 10m2, trong các khơng gian phịng ngủ do chật hẹp nên họ chỉ dải được chiếc chiếu đôi cùng với các dây mắc cheo quần áo, tư trang của nhủ nhân từng căn phịng. Có một điều rất đặc biệt, nếu như cha mẹ hoặc những người thân thích khác muốn vào một trong các phòng ngủ này cần phải hỏi ý kiến của thành viên sở hữu căn phịng đó, nếu họ đồng ý thì người khác mới được phép vào và ngược lại; ngồi ra, phía sau ngơi nhà cịn có khơng gian bếp được làm ở hành lang đầu hồi phía sau, khơng gian này được làm khá rộng và được bao che bởi hệ mái và ván gỗ thưng xung quanh. Khu bếp nấu được đặt ở vị trí giữa phía ngồi hành lang, phía trên có cheo giá hình chữ nhật lớn, đó là nơi để các đồ ăn thứ đựng chánh khỏi bị mối mọt như: thịt trâu khơng, giá, bồ tre… Phía bên phải là chạn bát đũa, phía bên trái là giá dùng để cheo các loại xoong nồi to nhỏ khác nhau, góc trong bên phải cịn là nơi chứa củi khơng dùng để đun nấu hàng ngày; cuối cùng là khu bể nước sinh hoạt, nhà tắm được đặt ở góc ngồi cùng có nền thấp hơn sàn nhà và nối tiếp với hành lang tiếp khách.
Ngôi nhà hiện đại ở các thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, tuy cũng giữ được nếp nhà truyền thống song chất liệu dựng nhà đã có sự thay
đổi, ngơi nhà hiện đại sử dụng chất liệu bê tông cốt thép, gạch, brô xi măng, ốtnam… Tuy khơng phải là ngơi nhà có sàn cao nhưng người cân vẫn làm cốt nền cao hơn mặt đất khoảng 0,5m, phía ngồi vẫn để lộ ra các trụ bê tơng nâng tồn bộ sàn nhà - bóng dáng của sàn nhà truyền thống. Nếu như trước đây hành lang (dành để tiếp khách và là nơi ngủ của khách từ xa đến) chỉ là hàng lan can gỗ chạy quanh thì ở ngơi nhà hiện đại người ta đã xây kín bởi các bức tường gạch dày 20cm. Không gian bên trong nhà được bố trí các phịng và cách sinh hoạt theo cách truyền thống. Điều khác biệt ở đây, chính là khơng gian của nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh được cải tiến theo lối hiện đại, họ sử dụng tủ lạnh để chứa và bảo quản thức ăn, nấu bằng bếp ga, than hoa, củi, sử dụng bình chứa nước, bình nóng lạnh, vịi hoa sen, máy giặt quần áo, nhà vệ sinh tự hoại… Ông Khăm Phoong, Nguyên Giám đốc Sở TT-VH tỉnh Bolikhamxay, người bản Xỉ Mung Khun, huyện Pác Xăn cho rằng:...ngôi nhà tôi đang ở hiện tại, đẹp, hiện đại, thuận lợi cho sinh hoạt hàng ngày, nhưng tôi vẫn nhớ đến những giây phút khi mình sống ở nhà sàn, nhà truyền thống của người Lào, mang đặc trưng riêng biệt, có hành lang rộng, thống mát và tự nhiên hơn. Đến ngày nay, tơi ít thấy người ta làm nhà sàn ở riêng mình, chỉ cịn làm một số nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn, nhà văn hóa...
* Bãi tha ma (nghĩa địa) của các bản mương ở tỉnh Bolykhamxay cũng
như ở đất nước Lào đều mang những đặc điểm chung: nghĩa địa phải được đặt ở vị trí trong rừng phía cuối bản với khoảng cách khơng xa tính từ bản đến nghĩa địa. Quan niệm của người Lào cũng có những điểm tương đồng với quan niệm của người Việt khi chọn khu mộ phần cho tổ tiên của mình: họ cho rằng, mộ chơn trong rừng cây với ý nghĩa cầu mong cho người quá cố nằm lại được mát mẻ, siêu thoát về cõi Tây phương, đồng thời xưa kia nơi đó cịn được ví như là chỗ để con người vào kiến củi nấu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và cũng chính là nơi tránh bão lụt, đặc biệt cịn là nơi chống giáp hạt khi thời vụ chưa tới… Đó chính là hàm ý sâu sa mà cộng đồng cư dân nơi đây đã
lựa chọn các khu đất để hậu táng người thân khi khuất núi. Trường hợp nghĩa địa của bản Thả Bốc, huyện Thả Phạ Bạt là trường hợp cụ thể: nghĩa địa nằm trên một gị cao có bề mặt rộng, nằm ngay cạnh đường đi thủ đô Viêng Chăn. Nghĩa địa gồm có cổng phía trước, xung quanh có tường rào che chắn khép kín, trong khơng gian nghĩa địa được chia thành hai khu rõ rệt, một là khu mộ lớn - những ngơi mộ của các gia đình giàu có, hai là khu mộ nhỏ - các ngơi mộ của các gia đình có kinh tế bình thường. Tuy có sự phân biệt rõ, song các