Tín ngưỡng truyền thống * Biểu tượng hình vật

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 54 - 60)

* Miếu thờ vị các thần đặt trong các ngơi chùa, có thể nói đây là một

2.3.1. Tín ngưỡng truyền thống * Biểu tượng hình vật

* Biểu tượng hình vật

- Biểu tượng là cái mà nhóm cộng đồng quy định/quy ước chung để nhận diện về một điều gì đó (sự vật, hiện tượng…). Một cộng đồng hoặc một dân tộc nào đó làm một dấu hiệu hoặc nhiều dấu hiệu cho mình. Như dân tộc Lào là Nạc (rắn chúa, thuồng luồng) và ngược với con rồng Việt Nam. Đó là đặc trưng dấu hiệu cho dân tộc mình, hình ảnh con voi là đặc trưng cho đất nước (tổ quốc) mình, quả bầu là đặc trưng cho nơi sinh (quê hương, xứ sở...) của tất cả các tộc người đang cùng sinh sống ở đất nước Lào. Hoa Chăm Pa là đặc trưng cho quốc hoa của Lào, tượng Phật là đặc trưng cho Đức Phật hoặc đạo Phật ở Lào mà người Lào tơn thờ, hình trăng sáng là đặc trưng cho tinh thần trong sáng của dân tộc Lào.v.v.. Các dấu hiệu đặc trưng đó, đơi khi cịn được dùng để đặt tên cho một dân tộc (quốc gia) nào đó. Một chuyện cổ tích lưu truyền trong dân gian như sau: Thời xưa, có một cặp vợ chồng sống ở ven hồ Xé (hồ ca Xé xén nhàn) (nghĩa tiếng Việt là cái hồ đó có rất nhiều sóng, trên mặt nước có trăm nghìn cơn sóng). Có một ngày, người chồng đi đánh cá ở hồ, một cơn sóng gió rất mạnh thổi vào và làm thuyền chìm xuống tận đáy hồ và người chồng bị chết. Qua nhiều năm, người vợ đi vớt cá dọc bờ hồ, thấy có một khúc gỗ (súc gỗ) nổi trên mặt hồ, khúc gỗ đập nhẹ vào người vợ làm người vợ ngất đi, sau đó chị bật dậy và chạy đi, nhưng một lúc sau khúc gỗ lạ ấy lại đập vào thân một lần nữa. Từ đó, chị ấy đã có mang và sinh ra 9 con trai (có tư liệu là 10 con trai). Một ngày, mẹ đưa các con đi tắm trong hồ cũ, bỗng nhiên con thuồng luồng đã xuất hiện trên mặt hồ rồi hỏi, con của tôi đâu? Các anh đều sợ hãi chạy đi, chỉ có một em trai út (tên Nạc) khơng sợ và treo lên trên lưng con thuồng luồng rồi nó đã dùng lưỡi làm sạch tồn thân. Sau đó, cậu con trai út trở thành người có tài hơn người và mang tên là Na Kha Nỏi (Nạc nhỏ hoặc thuồng luồng nhỏ), hoặc một tên gọi là Chìu Lồng

trong ngơn ngữ Trung Hoa (Chìu Rồng). Sau đó đã trở thành đặc trưng cho nguồn gốc tổ tiên của dân tộc Lào. Vì vậy, dân tộc Ải Lào hoặc gọi là nhóm “Lào - Tày” mới coi Nạc hoặc thuồng luồng là đặc trưng nguồn dân tộc hoặc tổ tiên của mình.

* Tín ngưỡng về ma họ

Tín ngưỡng về nguồn gốc dịng họ và ma quỷ (quỷ sứ), chủ giữ gìn (bảo vệ) hoặc thần giữ làng giữ nước. Đó là tín ngưỡng lâu đời của người Lào trước khi tin theo một tơn giáo nào đó. Hiện nay có nhiều loại ma mà người Lào cho rằng đang tồn tại:

1/ Phỉ thảy (Ngọc hoàng), tiên, ma đêm, ma nhà, thần giữ làng giữ nước. “Thảy” là từ ngữ được nhiều nước sử dụng (Lào, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản), có nghĩa là to lớn hoặc người vĩ đại, đã trở thành chức tước (tước vị) của hoàng vua hoặc quý tộc trong thời kỳ vương quốc Nàn Châu thế kỷ VI - XII và vị vua trong tích truyện mới Lạn Xảng (đất nước triệu voi). “Thén” có nghĩa là tước vị của triều vua thuộc vương quốc Thén, mang tên là Thén luổng (đại Thén), Thén Phà Khừn (thén trời)... Nói cách khác, Thén là trời và vương quốc Thén là vương quốc trời (Phả), nằm ở miền Nam Trung Quốc, trung tâm là ở hồ sẻ (Thiên Chừ) hoặc hồ sóng trăm ngàn (Noong ca sẻ sén nhàn trong ngôn ngữ Lào). “Thén” đôi khi gọi là “Phả” (trời trong tiếng Việt). “Phỉ Thảy” (ngọc hoàng), “Phỉ Thén” hoặc “Phỉ Phả” là triều vua “Thảy” hoặc “Thén” hoặc “Phả” đã qua đời.

Ngày xưa, dân Lào tơn sùng triều vua đã mất như là mình Đức Phật. Vì vậy, hàng năm từ tháng 1 đến tháng 3 (vào tháng 11 đến tháng 1 âm lịch Việt Nam), người ta thường làm lễ nghi cúng (sùng bái), nôi dưỡng ma Thảy ma thén. Điều đó đã trở thành tục lệ trong phong tục tập quán cần phải tuân theo đến tận ngày nay, để giữ gìn và chở che cho cộng đồng trong bản mường.

2/ “Hỏ” trong tiếng Trung và Việt nghĩa là dòng họ, nhưng nghĩa rộng trong tiếng Lào “Hỏ” còn bàn về ma (hỏ phỉ), nhà (hươn hỏ), rường cây (đống hỏ), tiên (hỏ thê va đả), trưởng bảo vệ, giữ gìn tất cả trời đất.

Từ xưa, hàng năm, họ thường tổ chức nghi lễ cúng bái, hoặc gọi là “lễ nuôi dưỡng ma họ”, “họ cha ông” để yêu cầu ma bảo vệ bản mường, giúp cho cuộc sống người dân an lành bình yên, làm ăn tốt, sản xuất, bn bán thành cơng, tránh khỏi các bệnh tật...

Ngồi ra, người Lào cịn có tín ngưỡng về “ma cây cối lớn”, “ma vùng nước sâu”, “ma thác ghềnh”, “ma núi non”, “ma rừng già”, “ma hồ ao”...

Ngày nay, tín ngưỡng của người Lào cịn rộn xổn giữa ma, Bà la mơn, và Phật giáo(không thể tách ra từng một khi tổ chức nghi lễ và đời sống hang ngày), nhất là các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa.

* Tín ngưỡng về sự kiện hay điềm báo

Thông thường người Lào hay tin vào các sự kiện, điềm báo. Người ta tin rằng, đời người có xấu và tốt, may mắn (lộc) hay tai ách (tai ương). Cuộc đời người dân có liên quan đến sức mạnh huyền bí (thần bí) của tự nhiên. Chúng được ví như là cái sẽ gây ra ảnh hưởng đến chính bản thân và gia đình hoặc ảnh hưởng đến bản mường, nước nhà. Do đó, cộng đồng cư dân cần phải biết trước các sự kiện, điềm báo đó.

Các điềm báo: Giấc mơ bất thường về tinh thần, cơ thể hoặc có con nai, hươu, gà rừng vào bản (bản làng có người sống). Có con nai, con kì đà, con tê tê, con chuột chũi đi qua trước mặt, hoặc con gà rừng bay qua, chim quạ nhỏ kêu sung quanh khi đi đường, con chồn chạy vào bản và kêu ban đêm… tất cả các sự kiện đó đều là điềm báo xấu.

Ví dụ: - Nếu mơ thấy người chết (kể cả bản thân), trong thực tế là tốt. - Nếu mơ thấy thịt, tiết, là không tốt

- Nếu thấy con hươu (nai) chạy (nhảy) qua trước mặt khi đi đường là điềm không tốt.

- Nếu thấy con rắn bò qua trước mặt khi đi đường là điềm tốt, sẽ gặp những điều tốt (may mắn).

Các sự kiện - điềm báo đã kể trên là một hiện tượng tự nhiên mang tính mặc định và dễ có thể xảy ra. Ngồi ra, người Lào cịn tin vào thuật xem bói, gọi hồn...

* Tín ngưỡng về hiện tượng tự nhiên

Các hiện tượng tự nhiên, thường xảy ra do phản ứng của hóa học hoặc sự vận động của vật lý tự nhiên giữa quả đất và vũ trụ. Là một phần của khoa học, sự hiểu biết quy luật, sự thay đổi đến với mối quan hệ của vận động và biến đổi của vật chất.

* Hít xíp xoong (tục lệ 12 điều): Trong vòng 12 tháng, mỗi tháng

người Lào Lùm đều có lễ các nghi riêng như:

+ Tháng 1 hoặc tháng Giêng (tháng 12 dương lịch), là lễ nghi của sư sãi (bun khẩu căm), có hạn chế phạm vị sinh hoạt của sư sãi, để giải phóng những tội phạm phải hoặc những cái mà sư sãi chưa thực hiện hoặc tuân theo chưa đúng nội quy, họ phải ngồi lặng im để làm phúc mà không thể được tự do. Những công việc ấy làm để rửa các tội, cái xấu ra khỏi bản thân.

+ Tháng 2 hoặc tháng hai (tháng 1 dương lịch), là lễ nghi cúng dâng ma thảy, ma thén, người dân làm mơ hình ma rồi rước trong chùa để khẩn cầu hồn ma bảo vệ giữ gìn bản mường và phù trợ cho người dân. Trong tháng này cịn có Bun Koong khẩu hoặc bun hơm lan (lễ nghi cúng chỗ đập lúa), đó là lễ của người nơng dân.

+ Tháng 3: Khi đến ngày rằm, thường gọi bun tháng ba hoặc bun khẩu chì (bun ma kha bu xa) được tổ chức trong chùa. Họ lấy xôi nướng với các vị khác nhau để dâng lên cho Đức Phật.

+ Tháng 4: Bun pra vệt hoặc bun mạ há sạt (Đại quốc), là một lễ lớn của quốc gia Lào (Phật giáo), để dâng cho đời cuối cùng của Đức Phật. Lễ nghi này người dân sẽ làm phước lớn, người dân nghe sư thầy đọc kinh (đó là những lời dạy của Đức Phật), nhất là được nghe kể về nội dung truyện cổ Prạ Vệt Xăn Đon.

+ Tháng 5: Là bun pi may Lào (năm mới Lào) là một nghi lễ mang tính quốc gia, trước kia tổ chức kéo dài đến hết tháng năm, nhưng hiện tại tổ chức 3-4 ngày (từ ngày 13, 14, 15 hoặc ngày 13, 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch, tùy

theo cách tính của thuật chiêm tinh từng năm). Ngày 13 là ngày Săng khan luồng (ngày cuối cùng của một năm), là ngày làm sạch cơ thể, ngày rửa những cái xấu ra khỏi cơ thể và tinh thần. Ngay từ buổi sáng sớm, khi ngủ dậy, người dân đã đi chợ để mua con nhờ (trong vòng 12 tháng), mua con vật sống đi thả làm phúc (phước). Đó là việc tốt cần thực hiện để bớt khỏi những tội lỗi, tích thêm tuổi thọ cho mình có thể sống được lâu hơn. Buổi chiều, người dân đưa tượng Phật xuống sân chùa để phun nước, người ta xuống bãi cát để đắp thành tháp cát làm dấu hiệu dâng lên theo lới dạy của Đức Phật 84.000 bản và núi Su Mê Ru và các chi nhánh của nó thì đó là dấu hiệu của ngọn vũ trụ và thần tiên. Ngày nâu (ngày ở giữa của năm cũ và năm mới), có năm là một ngày 14 và có năm là hai ngày 14 và 15 tháng 4dương lịch, điều này tùy theo cách tính của thuật chiêm tinh. Cộng đồng tổ chức rước sư sãi, ngồi ra có nơi rước nàng Săng Khản. Ngày săng khản khửn (ngày năm mới), là ngày 15, có năm là ngày 16 tháng 4 dương lịch. Ngày này, sư thầy đọc kinh, thực hành ba xỉ xu khoẳn (lễ buộc chỉ cổ tay) trong gia đình, các cơ quan, các con cháu đi xin lỗi bố mẹ ông bà (xin phúc)…

+ Tháng 6: có hai lễ bun vi sa khạ bu xa và boon bẳng phay. Bun vi sa khạ bu xa làm đúng vào ngày rằm, là lễ của người theo Phật giáo, đó là ngày sinh và ngày mất của Đức Phật. Để tưởng nhớ công ơn của Đức Phật, người ta nghe đọc kinh cả ngày cả đêm, làm bữa cơm dâng cho sư sãi kính cáo đến tổ tiên và những người đã khuất.

Bun bẳng phay (lễ đốt pháo thăng thiên) hoặc bun tháng sáu là một lễ cổ, quan trọng của Quốc gia Lào và thực hiện đến ngày nay, nghĩa là đốt pháo để dâng cho thần tiên, để xin nước (mưa), đúng mùa vụ (trồng trọt). Bẳng phay có nhiều loại: bẳng phay mừn (10.000 kg), bẳng phay xẻn (100.000 kg), bẳng phay mả (pháo ngựa)... Bun bẳng phay tổ chức vào bất kỳ ngày nào trong tháng sáu của năm. Nội dung là đua pháo thăng thiên, rước pháo hát hò, đua đánh trống, đua hoa văn, kịch bản, đó là những cách làm khơng bình

thường, làm gai mắt trời đất, hoặc làm trái lại quy luật tự nhiên với mục đích cuối cùng là tạo thành những cơn mưa ở thời điểm đó.

+ Tháng 7: Bun nuôi ma bản, ma nhà (Bun săm lạ tức là thanh tốn, giải mã), là bun ni ma bản ma mường, để bảo vệ giữ gìn bản mường và chống lại những ma xấu có thể làm cho con người đau khổ, bị ốm, mắc bệnh làm cho người dân trong bản mường khơng được bình n, hạnh phúc.

+ Tháng 8: Bun khẩu phăn xả (bắt đầu ăn chay), là lễ nghi cúng của sư sãi và người theo Phật giáo. Hàng năm đến giữa tháng 8, ngay sau ngày rằm tất cả sư sãi sẽ ở trong chùa khơng ra ngồi hoặc đi bất kỳ đâu. Các sư sãi ít tuổi hoặc năm tu ít hơn thì phải xin lỗi người lớn tuổi để xóa bỏ các điều xấu, khơng hợp nội quy của mình trong thời gian qua. Đối với người dân trong thời gian này là dịp dừng lại các hoạt động buôn bán, không giết vật nuôi, không uống rượu và không thực hiện các hành động không đúng với lời dạy của Đức Phật trong 3 tháng. Nhưng đến ngày nay các điều ấy ngày càng nhạt phai, bỏ đi, biến đổi (từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 16 tháng 11 âm lịch Lào).

+ Tháng 9: Bun khẩu pa đắp đin. Theo tín ngưỡng của người Lào con người đã mất, người tốt sẽ được đầu thai ở kiếp sau, trái lại với người xấu (đức tính xấu khơng bao giờ làm phước), trường hợp này khơng thể đầu thai ở kiếp sau. Vì vậy, người ta phải làm bun khẩu pa đắp đin (bữa cơm nhiều thứ về ăn uống, đồ dùng) dâng lên những người đã qua đời (đó là những linh hồn người mất mà chưa được đầu thai ở kiếp sau).

+ Tháng 10: Bun Khẩu Sa Lạc, người dân làm thùng đựng những đồ đạc (đồ ăn, đồ dùng) để dâng cho những người thân đã mất, viết thư có nội dung cụ thể như: đến ai, có liên quan về mình (người cịn sống, người gửi) như thế nào, dịp vừa là vụ thu hoạch, thuận tiện, đầy đủ đồ ăn đồ dùng...

+ Tháng 11: Bun Óc Phăn Xả (hết thời gian ăn chay, thời gian kiêng về ăn uống cùng các hoạt động của sư sãi và người dân). Trong ngày bun (lễ), người dân làm phúc, làm phước, ban đêm có thắp nến, thắp hương, thả thuyền

lửa dâng cho Đức Phật, Nạc (con rồng) chủ sơng ngịi, làm cho mưa thuận gió hịa mùa màng tươi tốt quanh năm, thu được nhiều lúa nước, hoa quả. Bun Ọc Phăn Xả còn gọi là Bun Xuồng Hưa (đua thuyền), coi là lễ mang tính tập tục đại chúng lớn lao được tổ chức hàng năm ở nơi đây.

+ Tháng 12: Bun Thạt Luổng (Lễ hội Thạt Luổng), là một lễ hội lớn của toàn quốc (thường tổ chức vào ngày mồng 8 đến ngày 15 tháng 12 âm lịch Lào), tại Viêng Chăn - trung tâm đất nước Lào.

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w