Lễ hội tiêu biểu

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 85 - 98)

* Miếu thờ vị các thần đặt trong các ngơi chùa, có thể nói đây là một

2.3.3. Lễ hội tiêu biểu

Lễ hội là nơi tích tụ những giá trị văn hoá của bản mương. Từ ngàn xưa đến nay, lễ hội đã trở thành một nếp sống văn hố vơ cùng quan trọng của

người dân Lào và đất nước Lào đã nổi tiếng là quê hương của những lễ hội. Người Lào thích vui, thích lễ hội, hầu như quanh năm suốt tháng đều tắm mình trong khơng khí văn hố lễ hội. Mỗi khi nhắc những ngày lễ hội, người Lào luôn tự hồ về tục lễ “hít xíp xỏng” của mình, nghĩa là tục lệ tổ chức 12 ngày lễ hội trong 12 Tháng (một nãm), tháng nào cũng có lễ hội.

Người dân tỉnh Bolykhamxay cũng thực hành tất cả các lễ hội trong năm như tất cả nhân dân các vùng khác trong cộng đồng Lào Lùm. Các ngôi chùa là nơi được nhân dân trong vùng tổ chức hầu như tất cả các lễ hội quan trọng trong năm.

Người Lào gọi lễ hội là Bun, từ bun có nghĩa là phúc đức, tốt lành. Tuy nhiên, không phải bun nào người ta cũng tổ chức với quy mơ giống nhau, có bun nhỏ, có bun lớn. Song ở hầu hết những ngày bun đều có đặc điểm chung là buổi sáng dân bản mang thức ăn, lễ vật lên chùa cúng Phật, dâng sư, mở đầu ngày bun bằng lễ cầu kinh của sư. Đến chiều mọi người lên chùa tụng kinh, nghe sư thuyết pháp, rước nến, và tập ngồi thiền. Ngoài những đặc điểm chung trên, tuỳ theo tính chất, nội dung của ngày bun mà có các khâu chuẩn bị và tổ chức khác nhau nhưng đều có sự tham gia và giúp đỡ của các nhà sư. Chẳng hạn như “ Bun Pi May hốt nặm” (Tết mừng năm mới), đây là lễ hội đầu năm mới, khi bước vào năm mới là bước vào một vòng đời mới, bắt đầu năm mới, khi bước vào năm mới là bắt đầu mùa sản xuất mới. Họ hy vọng năm mới sẽ làm cho thân phận của con người được thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, mùa màng tươi tốt, mọi người may mắn, hạnh phúc, bản mường bình n… đây chỉ nói riêng về các bộ tộc Lào theo đạo Phật, còn các dân tộc thiểu số khác trên nước Lào cũng có nhiều lễ hội, có thể nói rằng lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tơn giáo, tín ngưỡng và văn hố nghệ thuật, linh thiêng với đời thường. Vậy, lễ hội có vai trò và ý nghĩa đặc biệt khơng chỉ trong đời sống văn hố tinh thần mà cịn có vị trí quan trọng đối trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bolykhamxay nói chung và

bản mường trong tỉnh nói riêng. Họ làm lễ để cầu mong cho cơm no, áo ấm; vui chơi và là dịp được tiếp xúc giao lưu giữa các bản làng.

Lễ hội được đánh giá là “điểm mạnh” của sinh hoạt cộng đồng về phương diện văn hoá. Đây thực sự là một bảo tàng văn hoá nơi biểu hiện sinh động, đầy đủ nhất, phong phú nhất những giá trị văn hoá đặc sắc của các bản làng. Lễ hội là chung của tất cả mọi người, trong khơng khí của lễ hội mối quan hệ giữa con người với con người là thân mật và phóng khống, đến với lễ hội người ta khơng phân biệt cao thấp, mọi thành viên đều bình đẳng như nhau. Bởi lễ hội là sự góp mặt của tất cả các thành viên trong các cộng đồng làng xã. Họ vừa tiến hành các nghi lễ, trị chơi, trị diễn và có ăn uống để lấy may và lấy đồ khất thực (khường tác bạt) mang về nhà để lấy may mắn. Lễ hội chính là một dịp để thắt chặt tinh thần đồn kết cộng đồng, làm cho con người xích lại gần nhau hơn và làm cho con người được truyền đạt cho nhau những tình cảm, đạo lý và khát vọng cao đẹp, đồng thời cũng là dịp để con người giao hoà với quá khứ và hiện tại. Bởi lễ hội là dịp diễn lại lịch sử của mường, bản hay là sống lại lịch sử của các bộ tộc Lào, từ đó khơi dậy ý thức hướng về cội nguồn trong lịng mỗi người dân. Lễ hội đóng vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục các thế hệ dân bản làng về lịch sử và đạo đức. Lễ hội làm sống lại các huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích… để con người hiểu rõ về tổ tiên, cội nguồn mình, ghi nhớ và tự hào về những chiến công lừng lẫy của cha ông xưa. Cho nên, lễ hội cũng bao hàm sự giáo dục mọi người truyền thống uống nước nhớ nguồn. Qua những hoạt động lễ hội con người đã thấy được giá trị của cuộc sống, ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, dịng họ, q hương đất nước, từ đó cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giống như một số quốc gia láng giềng như: Campuchia, Thái lan, Việt Nam... những lễ hội chính ở Lào đều là lễ hội nơng nghiệp với ước nguyện cầu cho mưa hồ gió thuận, mùa màng tươi tốt. Bun Pi May (hội mừng năm mới, cầu mưa), Bun bẳng Phay (hội lễ trước khi xuống đồng), Bun xuống hừa

(đua thuyền - tiễn đưa mùa mưa, đón mùa khơ) và Bun khun khậu (hội mùa, mừng mùa màng thu hoạch xong).v.v.. đều là những lễ hội nông nghiệp cổ xưa của người dân Lào. Khi du nhập vào, đạo Phật đã cấy lên các lễ hội dân gian đó những nghi thức (hình thức), những hun thoại (nội dung) tơn giáo để giải thích sự tích ngày hội. Vì thế, khó mà phân biệt rạch rịi yếu tố nào là của đạo Phật và yếu tố nào là của dân gian trong một lễ hội ở Lào. Ở tất cả lễ hội, sư tăng là những người thực hiện các nghi lễ chính của ngày hội. Trong một số lễ hội lớn, sư sãi cũng chính là người đứng ra tổ chức từ khâu chuẩn bị cho đến nghi thức cuối kết thúc ngày hội.

Chẳng hạn như “Bun pi may hốt nặm” (tết mừng năm mới), đây là lễ hội đầu năm, mở đầu cho chu kỳ sản xuất mới. Theo truyền thống của cư dân nông nghiệp, người Lào tính chu kỳ sản xuất lúa một năm là một vịng khép kín. Cho nên, khi bước vào năm mới là bước vào một vòng đời mới của cây lúa, bắt đầu mùa sản xuất lúa mới. Té nước là hoạt động chính của Bun pi may, gắn liên với nghi lễ nơng nghiệp (cầu mưa). Theo dã sử, trước khi đạo Phật du nhập vào Lào, Bun pi may đã từng bị đạo Bà la môn lợi dụng. Ở những thế kỷ trước, Bà la môn giáo đã lồng vào Bun hốt nặm - hình thức cầu mưa bằng máu người hiến tế. Đến khi Phật giáo du nhập vào, các sư tăng đã cảm hoá cư dân Lào từ bỏ việc hiến máu người để cầu mưa bằng hình thức té nước. Do vậy, việc hiến tế kiểu Ba la mơn chỉ cịn vết tích. Đây là một trong nhiều nguyên nhân để Phật giáo thắng Bà la môn giáo. Đến ngày hội, mọi người nô nức kéo nhau đến chùa làm lễ té nước cho Phật. Sau khi đổ nước qua máng rồng (nước được ngâm nhiều loại hoa có hương) tắm Phật, sư tăng cầm những cành hoa nhúng vào “nước thiêng” ấy rồi vẩy cho mọi người trong buổi lễ giống như ban phước lành. Những giọt nước vẩy lên cao rồi rơi xuống tượng trưng cho những hạt mưa rơi (ý niệm cầu mưa). Sau phần lễ là phần vui chơi dân gian. Mọi người đến với nhau và chúc nhau bằng những gáo nước đổ lên người (té nước) với ước mong rửa trôi những điều xui xẻo và mang đến nhiều may mắn trong năm mới.

Ngoài nghi thức té nước, đạo Phật còn cấy cho lễ hội này một tục lệ khác đầy lịng từ bi đó là tục phóng sinh để cầu phước, cầu thọ nhân dịp đầu năm mới. Nhiều người mua chim, cá, rùa… mang đến chùa cho sư đọc kinh, sau đó mang chúng ra bờ sơng thả. Số con vật được thả bằng với tuổi của người thả hoặc người mà người thả cầu nguyện cho. Một hoạt động khác cũng đầy ý nghĩa là trong dịp Bun pi may sư tăng cùng dân bản mang cát về chùa hoặc ra bờ sông đắp thành những ngôi tháp cát. Trên đỉnh và xung quanh Tháp cắm cờ đuôi nheo. Vào dịp lễ hội này, đến bất cứ ngôi chùa nào cũng bắt gặp những đống cát hình tháp được đắp ngay trên sân các ngơi chùa. Sau đó, sư tăng đọc kinh cầu nguyện cho cuộc sống mọi người gặp bình n, mát lành, tích được nhiều phước đức như mn vàn hạt cát long lanh trên ngôi tháp. Cuối cùng, sư tăng nhắn nhủ các tin đồ sang năm mới phải sống thật tốt để trở thành người hoàn chỉnh, mẫu mực và tinh thấn thực hiện giáo lý nhà Phật.

Một nghi lễ nông nghiệp khác cũng rất đáng lưu ý ở Lào đó là Bun bằng phay cũng có nghĩa là một lễ hội cầu mưa. Trước ngày hội, mọi người trong bản cùng nhau làm các ống bằng phay, trong đó sư tăng ở trong bản chính là những chuyên gia trực tiếp làm hoặc hướng dẫn chế tạo ống bằng phay của bản mình đồng thời cũng là người quyết định giờ phút quan trọng đốt bẵng phay trong hội thi.

Ngày nay, chỉ một số chùa tham gia lễ hội này vì những chùa ở trung tâm thành phố thường khơng có điều kiện tham gia do xa các cánh đồng. Mặt khác các chùa trung tâm cịn có nhiều cơng việc khác của giáo hội Phật giáo Lào nên không thể tham dự các lễ hội trên. Các du khách muốn tham dự các lễ hội này phải thăm dị trước xem nơi nào tổ chức thì có thể tham dự.

Được tổ chức lễ hội này là niềm vinh sự lớn của dân bản. Cho nên trong đám rước các ống bằng phay từ ngôi chùa ra cánh đồng, nơi tổ chức các bản đến thi thố, đám rước vừa đi vừa hát, reo hò hết sức vui nhộn. Nghi lễ tiến hành xong các chàng trai trèo lên đốt ngòi nổ, thuốc nổ đẩy bẵng phay bay

cao, bay xa. Mọi người nhìn lửa bằng phay mà đốn năm đó hoặc năm nay mưa có hồ, gió có thuận khơng và tương lai vụ mùa sắp tới. Nếu bằng phay của bản nào khơng nổ thì bị chỉ trích và người hướng dẫn kỹ thuật bị khiêng vứt xuống bùn, cịn những bằng phay nào bay cao, bay xa thì được mọi người tán thưởng. Liền sau phần đốt bằng phay là phần thi trống giữa các bản, tiết mục này làm cho ngày hội càng thêm sôi động. Tại lễ hội, mọi người cùng nhau vui chơi, ca hát trong khơng khí đồn kết cộng đồng bản mương.

Trong các lễ hội nông nghiệp, hội mùa (Bun khun khậu) là một lễ hội vơ cùng quan trọng. Đó là lễ hội nhằm cám ơn thần đất và thần lúa đã cho con người mùa màng bội thu, cuộc sống con người được no đủ. Bun khun khậu được tổ chức vào tháng 2 lịch Lào. Sau khi mọi người thu hoạch xong liền tổ chức bun khun khậu để tạ ơn các vị thần linh và tổ tiên đã phù hộ cho vụ mùa được tươi tốt. Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ cho ngày bun thì gia chủ thỉnh sư tăng đến tụng kinh, vẩy nước phép xuống đồng, vẩy lên chịi canh ruộng và cơng cụ. Tiếp đến bà con dân bản dâng cơm cho sư tăng ngay tại cánh đồng. Lễ cúng thần linh và những người thân đã mất cũng được thực hiện ở đây. Gia chủ cũng không quên dâng thức ăn để cúng thần lúa, thần đất. Cuối ngày hội, những người tham gia đã cùng nhau giúp gia chủ chuyển thóc về kho.

Đến tháng bảy, người dân Lào mở hội Xăm hạ (tống ôn) để tẩy trừ mọi dơ bẩn, tai họa của bản làng, gia đình… Tập qn này được giải thích bằng một truyền thuyết về quyền uy nhiệm mầu của đức Phật. Ngày xưa, ở các bản mương xảy ra nạn đói do hạn hán kéo dài. Cùng với nạn đói, bệnh dịch tả hồnh hành dữ dội đến nỗi trong mương (tỉnh, huyện) nhiều người và súc vật chết. Dân bản vội cử người đi cầu cứu đức Phật. Được tin, đức Phật cùng với 500 tăng sĩ liền xuôi thuyền đến mương Phay la na sĩ. Khi thuyền vừa cập bến, với quyền uy của đức Phật bỗng dưng trời đổ mưa tầm tã, nước ngập lênh láng cuối trôi tất cả xác chết. Sau đó, đức Phật lấy nước sạch cho vào bình bát làm phép rồi bảo sư tăng mang đi vẩy khắp nơi trong mương. Nhờ

vậy, nhân dân trong mương hết bệnh, hết chết chóc. Từ đấy, cứ đến tháng bảy hàng năm nhân dân Lào đều phải làm bun để tưởng nhớ ân đức bao la của đức Phật đã cứu đồng bào, tổ tiên họ. Đồng thời, cũng xem đó là một việc làm giúp cho bản làng, gia đình tránh được mọi tai họa và tẩy trừ mọi thứ dơ bẩn.

Một trong những lý do quan trọng giúp cho đạo Phật có được sức sống mãnh liệt và lâu bền ở Lào đó là vì ngay từ buổi đầu du nhập đạo Phật đã khéo léo hồ quyện cùng với các tín ngưỡng cổ truyền của nhân dân Lào. Trong mỗi ngày hội, các yếu tố Phật giáo và các yếu tố tín ngưỡng bản địa không biểu hiện sự phủ định lẫn nhau, mà gắn bó với nhau một cách tự nhiên, hài hồ. Tuy đã thâm nhập vào tất cả các bun cổ truyền của cư dân Lào, nhưng Phật giáo vẫn có những bun riêng. Những bun Phật giáo lớn ở Lào như: Bun phạ vệt, Bun khậu phăn xả, Bun oọc phăn xả và Bun Thạt Luổng. Do sự thâm nhập sâu đậm vào đời sống xã hội Lào, nên bản thân các bun Phật giáo cũng được xem như phong tục của nhân dân Lào, như nếp sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hoá của mỗi người dân Lào. Những lễ hội Phật giáo nói trên đều diễn ra ở các ngơi chùa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay.

- Lễ hội truyền thống

Trong suốt chiến dài lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Lào đã tạo dựng cho mình một nền văn hố mang bản lĩnh và bản sắc của riêng mình. Chính cái bản lĩnh và bản sắc riêng đó đã làm nên sức sống mãnh liệt hào hùng, giúp cộng đồng vượt qua bao sóng gió, để đẩy mạnh và phát triển không ngừng. Gắn liền với bước đi của lịch sử, lễ hội truyền thống là một bảo tàng phong phú về đời sống tinh thần - đời sống văn hoá của dân tộc mà sức mạnh của nó diễn ra liên tục và mạnh mẽ đến tâm hồn tư tưởng, cốt cách, tình cảm của bao thế hệ người Lào.

Lễ hội truyền thống - một loại hình sinh hoạt tinh thần, sinh hoạt văn hố lâu đời của nhân dân, nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội và trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân. Lễ hội ln tồn tại

dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng nhìn chung hình thức lễ hội nào cũng là kiểu sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân. Điều đáng ý là những lễ hội Lào thường gắn liền với các di tích mà chúng tơi vừa mơ tả ở phần trên. Đặc biệt những lễ hội thường liền với các di tích Phật giáo là chủ yếu. Có rất nhiều các lễ hội như: Hội mừng ngày đắc đạo của Phật (Bun ma khạ bu sa), hội Phật Vệt Xẳn Đon (Bun phạ vệt xẳn đon), hội cúng các oan hồn (Bun hò khậu pạ đắp đin), bun hò khậu sa lạc, hội vào tuần chay (Bun khậu phăn xả), hội ra tuần chay (Bun oọc phăn xả). Nhưng trong phạm vi luận văn chỉ xin mơ tả một số lễ hội chính liên quan đến các di tích sau đây:

- Hội đua thuyền (Bun Xuồng hưa)

Lễ hội đua thuyền thường diễn ra vào ngày rằm 15 tháng 11 theo lịch Lào (khoảng giữa tháng 10 dương lịch), nhân dân Lào tổ chức ngày hội đua thuyền này là để cảm tạ thần nước (con Rồng). Rồng là biểu tượng của nước mang nhiều lợi ích cho vạn vật và con người, nhân dân Lào tổ chức ngày hội đua thuyền (Bun xuồng hưa) trên sông Mê Kông, các chi nhánh của nó và các sơng suối, hồ ao. Nhưng ở tỉnh BolikhamXay, hàng năm thường tổ chức các nơi như sau: ở bản Pác Xăn Tảy của huyện Pác Xăn, đây là nơi tổ chức hội đua thuyền nổi tiếng nhất ở tỉnh BolikhamXay(trên sông Mê Kông), ở bản Na Hẹn, huyện BoliKhan đua thuyền trên sông Xăn, ở bản Thả Bốc, huyện Thả Phạ Bạt đua thuyền trên sông Măng, ở Lắc Sao, huyện Khăm Cợt đua thuyền

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 85 - 98)

w