* Miếu thờ vị các thần đặt trong các ngơi chùa, có thể nói đây là một
2.3.2. Phong tục tập quán
* Về việc hành chính (thống trị) theo phong tục cổ xưa, trong một bản
sẽ có một ơng cha bản (trưởng bản ngày nay), đó là người lãnh đạo nhân dân làm theo việc của nhà nước. Thầy phù thủy là người chỉ đạo nhân dân tuân
theo phong tục tập quán của bản mường đối với các chủ thành hoàng. Để bản mường có những điều bình n, khơng gây vận rủi (vận xấu), có chủ sự chúc - người tạo tâm hồn, tinh thần cho con người. Thầy thuốc là người điều trị, chữa bệnh cho nhân dân và thầy cúng để đàn áp và đuổi tà ma quỷ dữ làm hai dân lành. Người dân cùng sống tập trung thành các nhóm nhỏ ở trong bản, họ đều được hưởng những điều kiện mà bản mường mang lại khi gặp bất kỳ khó khăn nào xảy ra. Song điều quan trọng ở đây là sự đồn kết gắn bó, u mến nhau vớ tấm lịng thành thực của cộng đồng cư dân trong các bản mường. Trong mỗi bản mường đều có thuần phong mĩ tục quy định rất rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng người. Cho nên người dân không gây ra những hiện tượng như: ăn bám, đố kỵ, bắt chẹt lẫn nhau (dành phần hơn, dành phần thắng).
* Phong tục vòng đời
Sư sãi ở Lào là tầng lớp đặc biệt trong bản người Lào rất được mọi người kính trọng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhà sư và mọi người không phải là kiểu “kính nhi viễn chi” mà là rất gần gũi và thân thiện. Mối quan hệ đó được coi như một thực thể thống nhất của hai yếu tố vật chất và tinh thần. Nếu như mọi người dân chăm lo đời sống vật chất cho sư thì nhà sư chăm lo cho đời sống tinh thần của họ. Chính vì thế, vai trị của nhà sư trong đời sống văn hố của dân Lào nói chung và người dân Bolykhamxay nói riêng là vơ cùng sâu đậm, gắn bó như một phần hữu cơ khơng thể thiếu trong suốt vịng đời của họ.
Không phải đợi đến lúc chào đời mà ngay từ khi có mang, nhà sư đã hiện diện vai trị của mình trong việc gìn giữ sự bình an về tinh thần cho người mẹ và thai nhi cho đến khi được mẹ trịn con vng. Khi một người phụ nữ có bầu, người nhà thường tổ chức lễ thỉnh sư về nhà tụng kinh cầu phúc cho người mẹ và thai nhi. Người tôn sùng đạo Phật nên rất quý trọng con người. Mọi kiêng kỵ từ xa xưa cũng khơng ngồi mục đích bảo vệ con người. Người Lào tin rằng, tính cách người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức của con cái. Cho nên, ngay từ khi đứa con còn trong bụng, người mẹ phải
cố gắng sống chuẩn mực, thực hành lòng bác ái, siêng năng làm các việc tích phúc. Trong thời gian mang thai, người mẹ phải thường xuyên lên chùa tụng kinh, lễ Phật, nhất là những ngày bun, ngày rằm phải lên chùa tắc bạt cho sư. Đồng thời, thai phụ phải quan tâm thực hiện một số điều kiêng kỵ như khơng được nói dối, khơng ăn cắp dù rất nhỏ và không được ăn những thức ăn mà nhà sư kiêng ăn như: thịt rắn, thịt hổ, thịt bị, thịt chó… Đến khi gần sinh, gia đình lại thỉnh sư về nhà làm lễ cầu phúc cho mẹ và em bé, đeo bùa để khi hạ sinh, mẹ con đều được bình an và khoẻ mạnh.
+ Đặt tên cho bé: Sau khi chào đời được ba bốn tuần, bé được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên cho bé. Trước đây, người Lào rất ngại đặt tên ngay cho con sau khi sinh vì họ sợ ma tà sẽ đến quấy rầy hoặc bắt mất bé. Ngoài ra, người ta cịn đưa bé lên chùa vì nhiều lý do khác. Đối với những đứa bé mới chào đời do hoàn cảnh bất hạnh bố mẹ khơng có khả năng ni hoặc khơng cịn bố mẹ, người ta đưa bé vào chùa để cho nhà sư nuôi dưỡng và dạy dỗ. Hoặc những đứa bé khó ni, thường hay có bệnh, người Lào cho rằng, trong người bé có ma hoặc cha mẹ của bé làm sai phong tục tập quán hay có lỗi với tổ tiên, cho nên cần phải đưa bé lên chùa thỉnh sư nhận là con ni (chỉ là hình thức).
Lễ đặt tên cho bé rất đơn giản, chỉ diễn ra trong vòng 10 đến 15 phút là xong và lễ này thường tiến hành ở thất của sư, chứ cũng không cần phải lên phật điện. Trước tiên, nhà sư tụng kinh cầu phúc cho bé được tật bệnh tiêu trừ, ăn khoẻ chóng lớn. Tiếp đến, nhà sư đặt tên và lấy chỉ vàng buộc cổ tay cho bé, sợi chỉ này được xem như là bùa hộ mệnh của bé. Đến khi nào bé lớn và thật sự khỏe mạnh thì mới được cắt bỏ sợi chỉ, còn cái tên mà nhà sư đặt cho bé vẫn giữ suốt đời. Sau cùng, nhà sư điểm lên trán bé ba chấm vôi ăn trầu, ba chấm này tượng trưng cho Tam Bảo (ba viên ngọc quý của mọi người dân Lào) đã chứng nhận.
Mặt khác, mọi người cũng có thể thỉnh sư về nhà đặt tên cho bé. Trường hợp này thường chỉ có những gia đình khá giả mới làm. Cho nên, lễ
này thường được tổ chức rất cầu kỳ, người ta mổ cả heo, gà, vịt để thết đãi họ hàng, bà con bản làng. Tuy nhiên, dù đặt tên cho bé ở chùa hay ở nhà thì nhà sư vẫn hiện hữu vai trò chủ lễ.
Trước khi thỉnh vị sư về nhà, gia đình phải chuẩn bị lễ vật hồn tất và sắp xếp một nơi trang trọng nhất trong nhà để sư ngồi hành lễ. Bắt đầu buổi lễ, sư lấy chỉ trắng quấn quanh hết mọi người gia đình đang ngồi xung quanh bé. Xong rồi, mọi người hướng mặt về sư tăng và đặt đứa bé trước mặt chăm chú nghe đọc kinh. Sau đó, vị sư cầm sợi chỉ trắng lúc nãy đọc kinh cầu phúc, vị sư vừa đọc kinh vừa đốt nến dây cho nước sáp nhỏ xuống âu bạc có chứa nước. Tiếp theo, sư dùng nhành cây nhúng vào âu nước rồi rồi vẩy lên mình bé và lên mọi người. Tiếp đến, sư đặt tên và đeo bùa hộ mệnh cho bé. Trong trường hợp bé được đặt tên rồi, gia đình nếu chưa ưng tên đó cũng có thể thỉnh sư xem lại, đặt giúp tên khác cho phù hợp hơn. Bởi vì, sư tăng là những người có học, nên đứa bé nào được vị sư đặt tên cho thường cái tên đó rất đẹp và có ý nghĩa. Mặt khác, sư tăng là những bậc tu hành có đạo đức, nên người Lào rất muốn con mình được sư đặt tên cho, để nhờ đức tu của nhà sư mà đứa bé được phúc lành và mạnh khỏe. Là bố mẹ, hẳn ai cũng mong muốn và cảm thấy vui mừng khi con mình được khỏe mạnh. Thế rồi, như thế khơng biết tự bao giờ phong tục nhờ sư đặt tên cho bé đã trở thành tập quán tốt đẹp của mọi người dân Lào nói chung và người dân ở tỉnh Bolykhamxay nói riêng.
Nghi lễ đặt tên cho bé xong, gia đình thỉnh sư tăng dùng cơm. Thức ăn dâng sư trong buổi lễ này, gia đình phải làm thành con số cặp đơi như: hai quả trứng, bánh hai miếng, chuối hai quả… và dĩ nhiên tổng số các món ăn cũng là con số chẵn. Những số sư tăng được thỉnh đến nhà là con số lẻ từ 5 trở lên. Sư tăng dùng cơm xong, gia đình mời bà con, dịng họ nhập tiệc. Sau khi mọi người ra về thì những sinh hoạt của gia đình trở lại bình thường. Đến khi bé chập chững biết đi, mỗi ngày cùng mẹ lên chùa lễ Phật, dâng cơm cho sư. Biết chạy nhảy, sân chùa là nơi cho bé tung tăng nơ đùa thỏa thích, nhất là những tháng hè nóng bức.
+ Tuổi đi học: Khi lên tám, bé được bố mẹ dẫn vào chùa làm tiểu. Vào chùa, bé được các vị sư dạy giáo lý, kinh kệ, dạy chữ, dạy đạo đức làm người và dạy cả mọi mặt về cuộc sống sau này của bé từ cách mặc, đi đứng.v.v.. Nhà sư luôn luôn kề bên quán xuyến, hướng dẫn, giáo dục bé trong mọi sinh hoạt, học tập, lao động trên cơ sở giáo lý nhân đạo của nhà Phật. Đến khi đứa trẻ hoàn tục, các sư tăng vẫn mãi mãi là người bạn, người an ủi khuyên giải những vui buồn của anh ta trong cuộc sống thường ngày. Độ tuổi dưới 8, bé còn trong sự giáo dục của cha mẹ, nhưng từ khi bé được gửi lên chùa thì tồn bộ tương lai tốt xấu của bé đều do nhà sư chịu trách nhiệm. Nếu sau này đứa bé đó trở thành người tốt, có ích cho xã hội thì đấy là cơng lao dạy bảo của các sư. Cịn nếu như đứa bé đó khơng thành người tốt thì trách nhiệm đó cũng do nhà sư. Đáp lại trong thời gian bé ở chùa, cha mẹ bé phải có nghĩa vụ thường xuyên lên chùa dâng thức ăn cho sư, đồng thời phải có trách nhiệm thăm hỏi, chăm lo điều kiện vật chất tuỳ vào hồn cảnh gia đình cho con mình. Đối với bé, ngày ngày theo các vị sư mang bình bát đi khất thực và phục dịch những cơng việc lặt vặt ở chùa. Sau một thời gian nhất định, bé có thể trở về đời sống bình thường hay tiếp tục tu càng tốt. Nhưng giờ đây, đứa trẻ khơng chỉ được nhà chùa cơng nhận đã hồn tất khóa học mà được xã hội thừa nhận nó trở thành viên đã trưởng thành, là khôn xúc (người chin chắn) của cộng đồng, của xã hội. Từ ngàn xưa, chùa là nơi tin tưởng nhất để rèn luyện con người trở thành người ưu tú cho xã hội, cho nên nhân dân Lào tuyệt đối tin tưởng và yên tâm gửi con vào chùa cho các sư dạy dỗ.
+ Tuổi trưởng thành: Đến tuổi thành niên, khơng có một chàng trai nào chưa từng khoác cà sa dẫu chỉ một ngày. Việc đi tu đã trở thành tục lệ phổ biến đối với mọi người dân Lào. Trong suốt cuộc đời của họ trước đây, nếu khơng qua một lần khốc cà sa là điều khơng bình thường trong xã hội. Cho nên, cha mẹ phải lo mọi điều kiện cho con trai mình được đi tu theo tập quán của bản mương. Tu hành là một bước ngoặt quan trọng đối với thanh thiếu
niên Lào. Người Lào cho rằng qua thời gian đi tu, chàng trai trẻ sẽ được học những kiến thức vào đời, hiểu biết về truyền thống văn hoá của dân tộc. Đồng thời, vào chùa tu sẽ được rèn luyện phẩm chất đạo đức, nếu như chàng trai trẻ vốn có các tính hung hăng, hay gây chuyện với người khác, chơi bời, quậy phá… thì qua rèn luyện của nhà chùa có thể làm cho chàng trai trẻ nên hiền lành và ơn hồ hơn. Qua một thời gian ở chùa, những thanh niên mới lớn sẽ hiểu được lẽ sống ở đời, biết quý trọng sư tăng, biết hiếu kính ơng bà, cha mẹ và biết cách tự lập cho bản thân. Vì thế, người Lào gọi những người đã qua đi tu là những khôn xúc ( người chín), cịn với những ai chưa qua trường chùa mà dù có sống đến gia thì cũng vẫn là khơn đíp (chưa chín chắn). Trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp để một thanh niên Lào tạm khoác cà sa một thời gian. Khi cha hoặc mẹ mất, người con trai phải vào chùa tu tích phúc để hồi hướng cho cha mẹ mau siêu thốt. Hoặc trong gia đình xảy ra những tai nạn bất ngờ hay ông bà, cha mẹ, con cháu lâm trọng bệnh, người con trai hay cháu trai cũng xuống tóc đi tu một thời gian để tích thêm phước lành cho người bệnh mau hồi phục sức khỏe và gia đình được bình an. Thậm chí, trong lúc làm ăn mà gặp nhiều trắc trở, thường bị thua lỗ hay tinh thần bất an cũng có thể cho con hoặc tự mình vào chùa tu. Vào chùa xuống tóc khốc cà sa là để tích thêm phúc đức cho người thân, cho gia đình và cho bản thân, cho nên thời gian tu tuỳ vào sự phát nguyện của người đi tu, có thể là một tuần, nữa tháng hoặc một tháng.v.v.. Mặc dù vậy, trong thời gian ở chùa nếu tu sĩ nào cảm thấy tu là một lý tưởng cao đẹp, là con đường tốt cần nên đi thì có thể đi tu ln cũng được, khơng những gia đình khơng ngăn cản mà cịn lấy làm vinh dự. Người Lào cho rằng, nếu trong gia đình có con đi tu là điều hết sức q đối với cha mẹ và người thân. Bởi vì, người con biết vâng lời, biết làm đúng truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mai sau sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
Trước khi đi tu, bố mẹ phải sắm sửa một ít lễ vật, rồi dẫn con lên chùa xin cho con đi tu. Sau khi đã được sư trụ trì chấp thuận và chọn được ngày tốt
để nhập tu, gia đình phải sắm sửa đầy đủ tất cả những vật dùng sinh hoạt hàng ngày cho một tu sĩ mới như: y áo, bình bát, ơ, gậy, túi vải, mùng mền, giường, gối, chăn, đèn dầu, một đôi cây nến, tôn phô ngân (cây vàng, bạc) một đôi.v.v.. Ngay từ buổi chiều trước ngày lễ nhập tu, tại gia đình có người sắp nhập tu hết sức nhộn nhịp, đông vui. Mọi người đến dự lễ bày tỏ niềm vui, chân thành chúc mừng gia chủ có con đi tu, sẽ tích được nhiều phúc đức cho gia đình và bản làng. Khi bà con dân bản đến đông đủ, nghi lễ chúc mừng được bắt đầu một cách long trọng. Mọi người chắp tay trước ngực, kính cẩn nghe sư tụng kinh cầu nguyện. Đến khi màn đêm bng xuống, gia đình có con cháu đi tu trở nên tưng bừng, náo nhiệt.
Sáng ngày lễ nhập tu, gia đình làm lễ dâng cơm và thức ăn lên chùa cho sư, đồng thời ở nhà phải chuẩn bị mọi thứ để đến chiều đưa con lên chùa. Trước khi lên chùa, chàng trai nhập tu này phải được cạo nhẵn đầu và cả lơng mày. Mẹ là người đầu tiên cắt tóc cho con mình và gói một ít tóc đó vào lá sen, sau đó đến anh em, họ hàng mỗi người cắt cho anh ta vài sợi tóc và cuối cùng mới cạo hết. Sau khi xuống tóc xong, chàng trai này không được mặc áo đời nữa mà phải mặc áo trắng và có chiếc khăn chéo qua ngực, với ý nghĩa là một người đã được trong sạch, khơng cịn vướng bận việc xã hội, sẵn sàng vào chùa tu. Sau khi chuẩn bị mọi việc cho chàng trai này xong, khoảng 1-2h chiều, họ hàng, bà con vui mừng đưa chàng trai lên chùa nhập tu. Mọi người mang giúp tất cả những vật dùng đã sắm sẵn cho chàng trai lên chùa, mỗi người một vật. Đồn người vừa đi vừa reo hị xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng khèn réo rắt thật sơi động. Khi vào đến sân chùa, đám rước đi vịng quanh Sỉm ba vòng từ trái sang phải (vòng thứ nhất tưởng nhớ đến Phật, vòng thư hai tưởng nhớ đến Phật và vịng ba lịng biết ơn đến Tăng). Sau đó, tất cả mọi người vào Sả la tụng kinh cầu an. Lễ cầu an xong, cha hoặc mẹ dẫn con vào Sỉm. Nếu cha thì dắt tay trái, mẹ thì dắt tay phải. Lúc này, trong Sỉm đã có sư tăng (thường là 21 vị) ngồi chờ sẵn hai bên, vị sư cả ngồi ở giữa trên
toà cao. Vào trong Phật điện, người xin đi tu lễ Phật và quay lại lễ cha mẹ với ý nghĩa nếu trong thời gian ở chùa mà song thân khơng may qua đời thì người đi tu này khơng phải về lạy cha mẹ. Sau đó, người xin nhập tu quỳ lại trong Sỉm, hai tay cung kính chắp trước ngực hướng về phía tượng Phật, cịn bố mẹ thì lùi ra phía ngồi cửa. Tiếp đến, sư cả đọc vài đoạn kinh cho người xin nhập tu một số câu hỏi quan trọng để nhận hoặc không nhận người xin nhập tu này. Trong những câu hỏi đó có một câu hỏi quan trọng gắn với truyền thuyết về rắn Naga. Câu hỏi đó là “nhà ngươi có phải là động vật hố thân khơng?”. Sư Lào bảo, sở dĩ có câu hỏi này là vì ngày xưa có một con rắn Naga vì thích mặc cà sa vàng như những chàng trai bản làng đến độ tuổi mười