Những biến đổi của hệ thống di sản văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 98 - 104)

* Miếu thờ vị các thần đặt trong các ngơi chùa, có thể nói đây là một

2.3.4. Những biến đổi của hệ thống di sản văn hóa phi vật thể

Cũng giống như hệ thống di sản văn hóa vật thể, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống di sản nói chung. Khi mà hệ thống di sản văn hóa vật thể có xu thế biến đổi thì di sản văn hóa phi vật thể cũng có sự biến đổi và thậm có những lúc nó cịn biến đổi sâu sắc hơn, trường hợp những biến đổi trong tập tục của các địa phương, lễ hội… Do đó để nhìn nhận sự biến đổi này, chúng tôi xin lần lượt đi vào từng yếu tố cấu thành hệ thống di sản văn hóa phi vật thể tại một số bản ở tỉnh Bolykhamxay như sau:

2.3.4.1. Biến đổi tín ngưỡng

Có thể nói, đối với hầu hết các bản làng của tỉnh Bolykhamxay nói riêng và đất nước Lào nói chung các hình thái tín ngưỡng cổ xưa hầu hết vẫn được duy trì mà chúng chưa từng bị dán đoạn. Song trong quá trình lịch sử, các hình thái tín ngưỡng cũng có những biến đổi nhất định về quan niệm, thể thức và nghi thức thực hành có phần được giản lược đi cho phù hợp với từng giai đoạn, ví dụ như trong quan niệm của người dân ở bản Phôn Tan và Khăm Muôn thuộc huyện Khăm Cớt khi bàn đến tín ngưỡng về sự kiện hay điềm báo và tín ngưỡng về hiện tượng tự nhiên, trước đây họ quan niệm rằng, đó là những việc do trời sắp đặt từ trước và con người phải tuân theo, nhưng hiện nay họ lại cho rằng, người yếu tố thần linh chi phối cịn có yếu tố do chính bản thân con người tạo ra, ví dụ như: cháy rừng, lũ lụt… Bên cạnh đó, có

những tín ngưỡng được bảo lưu khá nguyên vẹn như tín: ngưỡng về dấu hiệu (biểu tượng) và tín ngưỡng về ma họ. Tại bản Nặm Thon và Na Muông huyện Pác Cạ Đinh , khi hỏi người dân về hai tín ngưỡng này, họ nói rằng, bất kỳ người dân nào ở tuổi trưởng thành đều quen thuộc hai tín ngưỡng đó, nhất là tín ngưỡng về dấu hiệu. Ví dụ khi nói đến Nạc, người dân nghĩ ngay đến rắn thần Naga bảy đầu vươn mình che cho đức Phật hay khi nói đến con voi, người dân đều tự hào về biểu tượng của đất nước mình “đất nước triệu voi”… Bên cạnh đó, tín ngưỡng ma họ cũng được người dân đặc biệt chú ý, ví dụ khi nói đến linh hồn, cộng đồng suy nghĩ ngay đến các lực lượng siêu nhiên, linh hồn của những người quá cố đã dày công bảo vệ cho cuộc sống của họ và cộng đồng phải có trách nhiệm thờ cúng quanh năm, điều này được biểu hiện qua bàn thờ ở gia đình, ở trong rừng, ở các cây gỗ lớn…

Về các lễ như: Hít xíp xoong (12 điều tục lễ) và Khoong xíp xỉ (14 điều phải tuân theo của người dân trong các bản làng). Đối với hai lễ này diễn ra quanh năm và được người dân thực hiện đúng theo quy định và không bỏ qua một điều lệ nào. Trường hợp như ở bản Phô Xi và Si Mung Khun huyện Pác Xăn, đối với 12 điều tục lệ và 14 điều phải tuân theo đều được cộng đồng thực hiện tốt, ví dụ 12 tháng trong năm tương ứng với 12 điều tục lệ, cả cộng đồng đều thực hành các nghi lễ đã được quy định từ xưa: tháng 4 là mùa lễ hội, người trong bản làm phước nhiều và lên chùa nghe sư thầy giảng kinh Phật, tháng 5 có lễ Bun pi may, người dân từ sáng sớm đã phải đi mua con vật sống để thả làm phước… Đối với 14 điều phải tuân theo, ví dụ trong điều thứ nhất, người dân phải tuân thủ như sau: khi thuc hoạt nông sản về nhà, họ phải làm lễ vật từ nơng sản đó để dâng lên cho các vị sư ăn trước rồi mình mới được ăn. Quy định này được các thế hệ người Lào thực hiện rất nghiêm túc.

2.3.4.2. Những biến đổi về phong tục tập quán

Một là, cơ cấu tổ chức bản làng: Nếu như trước đây, dưới mường là

thầy phù thủy chi phối toàn bộ đời sống trong các bản. Mỗi người đều có một xứ mệnh riêng, nhưng hiện nay đã có sự thay đổi lớn: Mường chuyển thành huyện, phía dưới vẫn là bản làng. So với cơ cấu tổ chức làng xã ở Việt Nam có sự khác nhau: trong khi ở Việt Nam dưới cấp huyện có cấp xã, dưới nữa mới đến cấp thơn hoặc bản làng, cịn ở Lào dưới cấp huyện là cấp thôn bản. Cơ cấu tổ chức làng bản ở Lào đã có sự thay đổi: đứng đầu mỗi bản làng là trưởng bản, phía dưới có đội ngũ giúp việc như phó bản, già làng, đội an ninh… có nhiệm vụ trơng lom và bảo vệ bản làng. Các thầy cúng, thầy phù thủy cịn lại rất ít và họ chủ yếu thực hiện các nghi lễ trong tục lệ cho cộng đồng khi có sự kiện diễn ra trong bản làng.

Hai là, nghi thức vòng đời: Đối với mỗi người dân ở các bản làng của

tỉnh Bolykhamxay nói riêng và đất nước Lào nói chung từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành và khi nhắm mắt đều phải tuân theo các quy định về nghi thức vòng đời. Đây có lẽ là phong tục ít có sự biến động. Qua khảo sát tại bản Thả Phôn Sẳn huyện Thạ Phạ Bạt, người dân cho biết, từ xưa đến nay, tất cả mọi người con trai trong bản đều phải thực hiện theo các bước trong nghi thức vịng đời. Ví du khi sinh ra được 3 đến 4 tuần đều phải được đưa lên chùa để cầu phúc và nhờ nhà sư đặt tên cho đứa trẻ, khi trưởng thành thì phải vào chùa đi tu để tích phúc đức cho bản thân và gia đình, khi nhắm mắt được đưa vong lên chùa để linh hồn được siêu thoát và mát mẻ… Song trong nghi thức vịng đời hiện nay có sự thay đổi ở giai đoạn đi học: nếu như trước kai ngơi chùa ngồi việc thờ Phật còn là trường học dạy dỗ con em trong bản nhưng hiện nay chức năng này đã mất đi và nhường chỗ cho ác trường học của ngành giáo dục.

Ba là, truyền thống của các gia đình trong mỗi bản làng ở tỉnh

Bolykhamxay cũng có sự thay đổi. Ví dụ: hiện nay trong các bản xuất hiện rất nhiều các gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái, những gia đình truyền thống với ba hoặc bốn hoặc năm thế hệ dần ít đi. Khi được hỏi, một số gia đình trẻ cho rằng, việc sống chung với nhiều thế hệ là rất khó, vì quan

điểm và cách làm ăn của ông bà, cha mẹ và con cái rất khác nhau. Vì thế, họ ln muốn ra sống riêng để độc lập về mọi mặt. Điều đó chứng tỏ rằng, với cuộc sống hiện đại, truyền thống gia đình đã có sự biến đổi. Về nếp sống trong gia đình cũng khơng được duy trì như cũ: trước đây các thành viên trong gia đình đều xum họp trong các bữa cơm hàng ngày, nhưng hiện nay các thành viên trong gia đình chỉ có thể ăn cơm cùng nhau vào buổi tối mà thơi. Song có một điều hết sức đặc biệt đối với các gia đình ở Bolykhamxay, các thành viên trong gia đình ln ghi nhớ và giữ gìn truyền thống ứng xử văn hóa với nhau, đó là việc cha mẹ đối với con cái và ngược lại, ông bà đối với cha mẹ, con cháu đối với ông bà và xa hơn nữa là ứng xử giữa các thành viên trong dịng tộc, hàng xóm, láng giềng… Người Lào với đức tính hiền lành, chịu khó, cần mẫn cộng với việc ứng xử lễ phép được giáo dục qua nhiều thế hệ đã chứng tỏ rằng bản chất đạo đức con người ln ln được gìn giữ. Ví dụ như việc khi về đến nhà, gặp ơng bà, cha me, nhất là gặp khách đến thăm nhà, con chau thường chắp tay trước ngực để chào hỏi…

2.3.4.3. Những biến đổi về lễ hội

Thực tế ở các bản làng của người Lào, hàng năm diễn ra khá nhiều lễ hội khác nhau. Các lễ hội này được bảo lưu qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước được người Lào tơn trọng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa q báu của dân tộc. Khi nghiên cứu các lễ hội diễn ra hàng tháng tại bản Phạ Bạt huyện Thạ Phạ Bạtcho thấy, người dân rất quan tâm và tổ chức khá long trọng các nghi thức nghi lễ, sau đó họ tổ chức ăn uống và múa hát nhân dịp ngày lễ.

Không gian, quy mô tổ chức, nghi thức nghi lễ có sự thay đổi phụ thuộc vào điều kiện từng năm của từng bản làng. Nếu như trước đây, không gian và quy mô lễ hội chỉ tổ chức ở các ngơi chùa thì hiện nay khơng gian lễ hội được tổ chức không chỉ ở các ngôi chùa mà còn mở rộng trong phạm vi làng bản.

Về nghi thức nghi lễ, trước đây cộng đồng cư dân tổ chức các nghi lễ theo lệ bản đặt ra nhưng hiện nay các nghi thức, nghi lễ tuy vẫn tuân theo phong tục của địa phương song vẫn có sự tiếp thu linh hoạt như việc giảm bớt thời gian tế lễ (từ 3h xuống 2h), tăng thời gian tổ chức các trò chơi dân gian, tiêu biểu như hoạt động đua thuyền trên sơng Mê Kơng… Một số nghi thức, nghi lễ cũng có một số thay đổi nhất định về thời gian thực hành nghi lễ ngắn lại, lễ vật dâng cúng đơn giản hơn so với trước, chủ yếu là đồ chay… Song có những điều mà người dân tuân thủ rất nghiêm túc như: trang phục dự lễ, nhất là đối với phụ nữ phải mặc váy truyền thống mới được tham dự…

Thành phần cộng đồng tham dự cũng có sự thay đổi lớn, nếu trước đây chỉ có người dân trong bản tổ chức lễ hội với nhau, hiện nay ngoài cư dân địa phương cịn có sự tham góp người dân ở các vùng lân cận được mời về. Đối với thành phần cộng đồng của mỗi bản làng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa cũng có sự thay đổi, điều đó được biểu hiện thơng qua lứa tuổi (già, trẻ), giới tính (nam, nữ), số lượng (đơng hoặc ít người tham dự hội)… Từ đó tạo nên sự đơng vui náo nhiệt, sự đang dạng về thành phần cộng đồng trong hội, ở đó mỗi người dân có thể giao lưu, trao đổi… đó chính là bức tranh đa diện về văn hóa ở bản làng trong xu thế hiện nay.

Nhìn chung, sự biến đổi trong các yếu tố hợp thành di sản văn hóa phi vật thể ở các bản làng của người Lào ở tình Bolykhamxay là một điều tất yếu đã và đang xảy ra. Điều đó phù hợp tới quy luật khách quan của lịch sử xã hội. Song trên bình diện lịch sử, văn hóa, cần phải nhận thức một cách rõ ràng giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và những yếu tố tiếp biến để biến đổi. Từ đó, tìm ra những yếu tố mới phù hợp với văn hóa truyền thống và cải biến những yếu tố chưa phù hợp để từ đó góp phần làm giàu kho tàng di sản văn hóa của địa phương.

Lễ hội là một thành tố quan trọng cấu thành nền văn hóa dân tộc Lào. Lễ hội cịn là khơng gian liên kết cộng đồng bản mường của người Lào lại với

nhau sau thời gian lao động sản xuất vất vả. Trong nhiều năm trở lại đây, lễ hội của người Lào có sự vận động và biến đổi một cách mạnh mẽ theo xu hướng hiện đại hóa.

Theo q trình vận động và phát triển của xã hội tạo nên nhiều sự biến đổi, dễ nhận thấy nhất chính là thời gian diễn trình lễ hội của người Lào ở bản mường được đồng bào rút ngắn lại so với ngày lễ cổ truyền trước đây của dân tộc. Như ngày lễ Pi May Lào của người Lào nhiều nơi, bà con tổ chức 15 ngày, có nơi tổ chức chỉ 7 và thậm chí là 3 ngày. Đây cũng là một xu hướng biến đổi phù hợp với sự phát triển và thời gian tổ chức lao động của nhân dân. Nhiều hình thức cúng kiến thần linh trong các nghi thức lễ dần được đơn giản hóa do một số tín ngưỡng tâm linh khơng cịn phù hợp trong đời sống cộng đồng người Lào. Như tập tục thờ cúng trong các lễ hội của người Lào dần bị mai một.

Về quy mơ và tính chất của lễ hội cũng có sự thay đổi. Nếu lễ hội ngày xưa chỉ bó hẹp trong phạm vi, họ hàng, bản, do cộng đồng đóng góp thì lễ hội ngày nay có thêm sự góp mặt chính quyền tài trợ và chỉ đạo tổ chức, được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành. Tuy yếu tố cộng đồng có phần phai nhạt so với trước đây nhưng qua đó cho thấy đã có sự quan tâm của nhà nước đối với việc bảo tồn phát huy các di sản văn hóa dân tộc.

Nhiều trị chơi dân gian được người dân trong lễ hội tổ chức để chơi như Mạckhon, nhảy xạc, đẩy gậy…, dần bị thay thế bởi các trị chơi thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền. Nhiều hình vui sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, múa hát tập thể truyền thống trước đây vẫn cịn được duy trì ở nhiều nơi; thêm vào đó, có sự tham gia của các chương trình trình diễn nghệ thuật mang tính biểu diễn của các cá nhân cùng với các màng múa hát trên nền nhạc hiện đại.

Chương 3

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w