Những biến đổi của hệ thống di sản văn hóa vật thể

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 48 - 54)

* Miếu thờ vị các thần đặt trong các ngơi chùa, có thể nói đây là một

2.2.4. Những biến đổi của hệ thống di sản văn hóa vật thể

Có thể nói, hệ thống di sản văn hóa nói chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có di sản văn hóa vật thể ln ln có sự vận động và biến đổi không ngừng theo các giai đoạn của lịch sử xã hội loài người và ở đất nước Lào nói chung và ở tỉnh Bolykhamxay nói riêng cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Sự biến đổi của hệ thống di sản, trong đó có di sản văn hóa vật thể là một quy luật tất yếu của lịch sử và mang đặc điểm của từng thời đại lịch sử cụ thể. Ví dụ, ngơi nhà ở truyền thống của người Lào Lùm trước năm 1945 và ngôi nhà ở của họ hiện nay. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả muốn trình bày một cách cụ thể về những biến đổi của hệ thống di sản văn hóa vật thể ở bản làng thuộc tỉnh Bolykhamxay. Những biến đổi này đã phần nào làm thay đổi diện mạo và chính là đặc trưng của bản làng trong thời kỳ hiện đại. Sự biến đổi đó đã ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Dưới đây là những biến đổi đang diễn ra ở từng loại hình:

1. Về cấu trúc bản làng và nhà cửa:

Như phần trên đã trình bày một cách cụ thể về bản làng và nhà cửa truyền thống của người dân trong tỉnh Bolykhamxay. So với truyền thống, bản làng và nhà cửa hiện nay đã có sự biến đổi khá rõ rệt, có thể dẫn ra trường hợp bản Nong Khăm và nhà cửa trong bản này. Trước đây, dân cư trong bản sống thành từng khu nhỏ, riêng biệt và cách xa đường lớn trong bản - mang tính khép kín, người dân sống theo phương thức tự túc tự cấp, chưa biết kinh doanh buôn bán. Hiện nay diện mạo của bản đã thay đổi, người dân đã biết sống dựng nhà gần các con đường lớn để tạo thành khu phố, một số gia đình

đã biết mở hàng quán để kinh doanh buôn bán, song chúng chỉ là các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Hiện nay trong bản, hệ thống điện, đường, trường, trạm được bổ sung và ngày càng hoàn thiện: Về hệ thống điện được kéo vào tới từng gia đình, trong bản có các bóng thắp sáng tại các trục đường lớn, các gia đình đã sử dụng các đồ bằng điện như: ti vi, tủ lạnh, quạt điện, ấm nước…; Về hệ thống giao thông trong bản, trước đây đường vào bản và các đường nhánh rẽ vào các xóm, từng gia đình khá nhỏ, đường mấp mơ, tồn bộ là đường đất, nhưng hiện nay hệ thống đường xá tuy vẫn là đường đất, song chúng đã được mở rộng tới tận từng hộ gia đình. Về diện mạo trường học, thay vì trước đây con em người dân phải vào chùa để các vị sư dạy chữ thì hiện nay, các em học sinh đã đến trường học và có giáo viên giảng dạy. Tuy ngôi trường chưa chỉ là các dãy nhà cấp bốn xây bằng gach, lợp tấm tơn song nó cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đặt ra như: có bàn nghế, bảng phấn, quạt và điện thắp sáng… trong các phòng học. Về trạm y tế trong bản, trước đây việc tham khám người bệnh chủ yếu được thực hiện tại gia đình và do các ơng lang đảm nhiệm, hiện nay trong bản có trạm y tế được xây dựng dưới dạng một ngơi nhà sàn lớn, ở đó có các y tá (3 y tá) làm nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho người dân, trong đó các sản phụ trong bản cũng sinh con tại trạm xá này. Đặc biệt, ở đây cần phải bàn đến diện mạo ngôi nhà ở trong bản: so với trước đây, diện mạo ngôi nhà ở hiện nay của người dân vẫn được kế thừa từ ngôi nhà sàn truyền thống, song có một số những biến đổi nhất định như: Việc thay đổi một phần chất liệu xây dựng của phần mái, bộ khung, cụ thể như: trước đây mái lợp bằng ngói, bộ khung nhà làm bằng gỗ, nền đất, ẩm thấp. Hiện nay, mái nhà lợp bằng phibro xi măng, khung nhà chủ yếu vẫn là chất liệu gỗ, song phần đế sàn được đổ chân bê tông tránh ẩm; Sự thay đổi về khơng gian sinh hoạt của gia đình, nếu trước kia trong khơng gian ngơi nhà chưa có sự phân tách khơng gian riêng cho từng cá nhân, nhất là không gian của người phụ nữ, trong nhà vẫn cịn khơng

gian bếp nấu, hiện nay đã có sự phân tách các phịng trong khơng gian ngơi nhà và khu bếp được đưa ra phía đầu hồi đối diện với đầu hơi dành cho khách ngủ qua đêm. Bên cạnh đó, khơng gian dành để tiếp và cho khách nghỉ qua đêm tại nhà cũng thay đổi, trước đây và hiện nay gia chủ đều dành dãy hành lang mặt trước để đón khách và hành lang đầu đốc dùng làm nơi nghỉ cho khách, song hai khơng khơng gian này chỉ có mái che và hàng lan can gỗ, hiện nay khu đầu đốc dành cho khách ngủ đã được bao che cẩn thận. Về hệ thống nền nhà, trước đây người dân sử dụng để làm kho thóc, ni nhốt gia súc, gia cầm, khu vệ sinh, hiện nay khu vực này được cải tạo sạch sẽ bằng cách dải bê tông hoặc làm nền đất cao hơn xung quanh, người dân dùng làm nơi để các phương tiện, vật dụng trong sinh hoạt và sản xuất như: xe máy, xe đạp, các cơng cụ phục vụ nơng nghiệp… cịn kho thóc, ni nhốt gia súc, gia cầm, khu vệ sinh được tách riêng thành từng khu riêng biệt tùy theo từng khổ đất của các hộ gia đình. Trong khn viên mảnh đất hiện nay của từng hộ gia đình, người dân đã làm hệ thống tường rào bao quanh bằng cách đóng cọc chăng dây thép gai hoặc đan lứa dựng phên… Đồng thời, người dân đã biết dùng nước mưa, nước giếng khoan thay vì trước đây họ chỉ sử dụng nước giếng đào, nước sông, suối và ao hồ xung quanh bản làng.

Về nơi chôn cất người qua cố của bản cũng có nhiều đổi thay về quy mơ, diện mạo: đường ra nghĩa địa được mở rộng, có cổng ra vào. Trước đây quy mô của khu nghĩa địa nhỏ, phần mộ là gò đất đắp cao và chưa đặt thành hàng lối ngăn lắp, hiện nay quy mô nghĩa địa được mở rộng, diện mạo khang trang. Các ngôi mộ được chôn cất theo hàng lối, từng phần mộ được xây thành những ngôi nhà với quy mơ to nhỏ khác nhau và có bộ mái trang trí dạng mái chùa.

2. Các cơng trình thờ tự: Như đã trình bày ở phần trên, cơng trình thờ

tự chính là các ngôi chùa trong các bản làng của người Lào ở tỉnh Bolykhamxay. Các ngơi chùa này ít nhiều đã có sự thay đổi về diện mạo cũng như quy mơ kiến trúc theo trục thời gian. Có thể dẫn ra ngơi chùa Na Khăm ở

bản Na Khăm, huyện Thạ Phạ Bạt làm một ví dụ minh họa cho nhận định trên. Trong khơng gian ngơi chùa, cơng trình Sỉm với chức năng thờ Phật và được coi là nơi linh thiêng nhất. Cơng trình này có quy mơ to lớn với bộ mái có nhiều lớp đồ sộ, phần nội và ngoại thất được trang trí rất lộng lẫy với nhiều kiểu hoa văn khác nhau. Song cơng trình này vẫn chưa đảm bảo được tính truyền thống, có thể dẫn ra một vài trường hợp làm ví dụ minh họa: trước đây vật liệu ở bộ mái là ngói và vì kèo gỗ, nhưng hiện nay vì kèo được đổ bê tơng rồi dán ngói lên trên. Nền chùa xưa kia được kè bằng đá khối những hiện nay được kè bằng gạch đá ong. Các bậc lên xuống Sỉm được làm bằng đá xanh, nhưng hiện nay các bậc lên xuống này được làm bằng gạch trát xi măng và quét ve phía ngồi.

Đối với các cơng trình khác như: Hỏ Koong, Hỏ chẹch, Cút tị đều có sự biến đổi lớn. Hỏ Koong (nơi cheo trống), trước đây cơng trình này được làm làm một tầng với quy mơ nhỏ và ít trang trí, hiện nay cơng trình này được xây bằng bê tơng và gạch với 2 tầng cao với quy mơ lớn có cầu thang lên xuống và được trang trí khá cầu kỳ. Hỏ chẹc (nơi dâng đồ cúng cho sư) cũng được xây dựng với mặt bằng lớn hơn so với trước kia: tường gạch, mái ngói, nền cao, nát gạch hoa có phủ men bóng. Cút ti (nơi ở của các vị sư), trước đây chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ song hiện nay đơn nguyên này được xây thành nhà hai tầng bằng gạch đổ bê tơng cốt thép. Ngơi nhà có độ cao gần bằng Sỉm, tầng 1 làm nơi chứa đồ, tầng 2 là nơi sinh hoạt của các vị sư…

Khu vực thờ thành hoàng, hiện nay đơn nguyên thờ tự này vẫn đặt trong khn viên vườn chùa, song ít được quan tâm, nó chỉ là một ban thờ với ngơi nhà thu nhỏ đặt cạnh các tháp mộ của các nhà sư. Vào ngày cúng lễ, người dân mới quét dọn khu vực này, cịn những ngày thường nhất, nơi thờ này khơng được ai quan tâm đến.

3. Các nghề truyền thống:

Nghề trồng lúa nước ở các bản làng trong tỉnh cũng có nhiều biến đổi mang tính hiện đại, trường hợp người dân bản Phôn Khám, huyện Bolykhăn

Khi tiến hành trồng lúa vào mùa mưa, thay vì trước đây người dân sử dụng sức lao động của con người gia súc (trâu, bò) với các phương tiện trung gian thơ sơ như cày, bừa, cuốc và phó mặc cây lúa cho thời tiết và khí hậu, do đó nó mang tính thủ cơng, mang mún, nhỏ lẻ. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người nông dân đã biết sử dụng máy cày khi làm đất trồng lúa, biết chọn các loại giống lúa tốt cho năng xuất cao, biết cách dùng phân hóa học và sử dụng các loại thuốc để chăm sóc cho cây lúa như: thuốc diệt cỏ, thuốc phòng và chữa bệnh khơ vằn, đạo ơn, thuốc chăm bón lá, hạt…

Về nghề thủ công truyền thống, ở hầu hết các bản làng trong tỉnh, người dân làm ra các sản phẩm thủ cơng để phục vụ cho chính nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và hầu như khơng có các mặt hàng làm ra để xuất khẩu. Song hiện nay, các sản phẩm này cũng có sự thay đổi về chất liệu sản phẩm, đơn cử như những chiếc rổ, rá trước đây làm bằng tre nhưng hiện nay đã chuyển thành đồ nhựa, các con dao sắt đã được thay thế bằng loại dao inox… Các công cụ phục vụ cho đánh bắt thủy sản trên sông, hồ trước đây làm tre gỗ và đánh bắt mang tính thủ cơng, hiệu quả chưa cao và hiện nay thay thế bằng máy kích điện dùng ắc quy để đánh bắt thủy sản.

Về cách chế biến các món ăn cũng có sự thay đổi ít nhiều, nếu như trước đây khi chế biến thức ăn, nguyên liệu dùng để đun chủ yếu là củi, nồi đất, sành và một ít nồi nhơm. Hiện nay có một số hộ gia đình vừa sử dụng bếp ga, bếp củi và các loại xoong nồi nhơm để chế biến món ăn. Bên cạnh đó, người dân ngồi việc sử dụng các gia vị truyền thống, họ cịn sử dụng các gia vị cơng nghiệp để ướp và xào nấu như: muối bột canh, bột ngọt, bột chiên, ngũ vị hương, đường kính… Đồng thời, người dân cịn biết sáng tạo và học cách nấu thêm các món ăn khác nhau như: thịt kho trứng, các món rau xào, rau luộc…

4. Trang phục của người dân: Trước đây, người nam giới và người phụ

mặc áo cổ đứng, quấn xà cạp quanh thắt lưng, nữ giới mặc áo và váy với nhiều họa tiết hoa văn với những màu rực như: đỏ, xanh, tím, vàng… Trang phục của nam và nữ giới điều được làm từ chất liệu vải dệt thổ cẩm thủ cơng, nên có độ bền rất cao và được người dân trong các bản làng ưu thích. Hiện nay, do nhu cầu và hiện đại của xu thế tồn cầu hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội ở đất nước Lào, trong đó có tỉnh Bolykhamxay nói riêng và trên thế giới nói chung, trang phục truyền thống bị ảnh hưởng theo trào lưu đó. Trong thời đại kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, trang phục của người dân Lào ở các bản làng trong tỉnh cũng bị biến đổi sâu sắc. Trang phục truyền thống từ chỗ được người dân mặc thường xuyên đến chỗ chúng chỉ cịn là những trang phục mang tính tượng trưng được sử dụng trong các dịp có sự kiện diễn ra trong mỗi bản làng. Cũng giống như người Việt, trang phục phổ biến được người Lào sử dụng thường nhật là các bộ quần áo Âu hóa: nữ mặc áo sơ my và quần vải, kaky, nam giới mặc áo sơ mi, áo phong, quần âu, bò với nhiều kiểu dáng khác nhau. Còn những bộ trang phục truyền thống được cư dân trong bản làng sử dụng vào những dịp: tế Lào, trong các nghi lễ, cưới, tang mang, lên nhà mới, lễ tắc bạt, dâng đồ cúng cho sư, lên chùa, gặp gỡ và đối thoại với người nước ngoài với tinh thần thể hiện bản sắc dân tộc. Về nguyên liệu, chất liệu và cách làm các trang phục truyền thống cũng có sự biến đổi rõ rệt: nêu như trước đây là dệt thổ cẩm thô sơ và khâu bằng kim tay, hiện nay việc làm này được thay bằng máy móc từ khâu chế biến nguyên liệu hóa học được nhập từ Trung Quốc, dệt và may thành sản phẩm. Ở bản Nõng Ỏ và Na Pè, huyện Khăm Cớt Các trang phục truyền thống dân tộc chỉ còn các cụ già mặc mà thơi, cịn các thanh niên, trung niên đã chuyển sang mặc Âu hóa... Liệu rằng sự biến đổi này theo xu hướng thời đại song nó có thích hợp hay khơng, có làm mất đi bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân trong mỗi bản làng ở tỉnh Bolykhamxay hay khơng ? Đó vẫn là vấn đề cịn bỏ ngỏ.

Một phần của tài liệu Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w